Thưa Luật sư của LVN Group, trường hợp người lao động bị tai nạn lao động khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở thì trường hợp nào được xác định là tai nạn lao động? Vấn đề này có thểm tra cứu ở văn bản pháp lý nào? Rất mong được Luật sư của LVN Group giải đáp thấu đáo. Tôi xin cảm ơn!
Người hỏi: Nguyễn Tú – Hải Dương
1. Cơ sở pháp lý về xác định tai nạn lao động
– Bộ luật lao động 2019
– Luật an toàn vệ sinh lao động 2015
2. Tai nạn trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc
2.1. Thế nào là tuyến được hợp lý, khoảng thời gian hợp lý?
Tai nạn lao động theo giải thích tại Luật an toàn vệ sinh lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong đối với người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
Theo quy định của Luật an toàn vệ sinh lao động, người lao động nào bị tai nạn trên tuyến đường từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý sẽ thuộc một trong các trường hợp được hưởng các khoản trợ cấp, bồi thường từ người sử dụng lao động và chế độ tai nạn lao động của quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội. (khoản 2 Điều 39)
Như vậy, căn cứ vào quy định này, tai nạn xảy ra với người lao động trên tuyến đường người lao động đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở sẽ được xem là tai nạn lao động nếu tai nạn đó xảy ra trong khoản thời gian và tuyến đường hợp lý. Tuy nhiên, Luật An toàn vệ sinh lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành chưa có quy định nào hướng dẫn việc xác định yếu tố “trong khoản thời gian và tuyến đường hợp lý” để làm căn cứ xác định tai nạn lao động.
Về vấn đề này có thể tham khảo các quy định ở văn bản cũ đã hết hiệu lực, cụ thể tại khoản 3 Điều 19 Nghị định 152/2006/NĐ-CP để hiểu rõ hơn. Theo đó:
– “Khoảng thời gian hợp lý” là khoảng thời gian cần thiết để đến nơi làm việc trước giờ làm việc hoặc trở về sau giờ làm việc
– “Tuyến đường hợp lý” là tuyến đường thường xuyên đi và về từ nơi thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú đến nơi làm việc và ngược lại.
Theo tinh thần của các quy định trên, việc xác định yếu tố “trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý” để xác định có phải là tai nạn lao động hay không sẽ tùy thuộc nhiều vào nhận định khách quan của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền điều tra tai nạn lao động. Chỉ khi nào cơ quan này xác định tai nạn xảy ra thoat mãn được điều kiện về mặt địa điểm và thời gian này thì mới được xem là tai nạn lao động và khi đó, người lao động mới được hưởng trợ cấp, bồi thường và chế độ tai nạn lao động theo quy định của pháp luật.
2.2. Trách nhiệm của NSDLĐ đối với NLĐ bị tai nạn lao động trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc
Người lao động nào bị tai nạn lao động khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở, nếu do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp cho người lao động tùy theo mức suy giảm khả năng lao đọng tương ứng của người lao động như sau (khoản 4 Điều 38 Luật an toàn vệ sinh lao động):
– Ít nhất bằng 40% của 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
– Ít nhất bằng 40% của 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Bên cạnh đó, người lao động sẽ không được hưởng chế độ nêu trên từ người sử dụng lao động nếu tai nạn xảy ra do một trong các nguyên nhân sau đây (Điều 40 Luật an toàn vệ sinh lao động):
– Do mâu thuẫn của chính nạn nhân người lao động với người gây ra tai nạn mà không có liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động;
– Do người lao động cố ý tự hủy hoại sức kh ỏe của bản thân, hoặc
– Do người lao động sử dụng ma túy, chất gây nghiên khác trái với quy định pháp luật.
2.3. Hưởng chế độ tai nạn lao động
Khi xảy ra tai nạn trong khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở và được xác định là tai nạn lao động, ngoài việc được trả trợ cấp từ người sử dụng lao động như nêu tại mục rên, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc còn được hưởng chế độ tai nạn lao động của quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, là quỹ thành phần của quỹ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội. (Điều 45 Luật an toàn vệ sinh lao động)
Cụ thể, người lao động bị tai nạn lao động khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở sẽ được hưởng chế độ tai nạn lao động nếu người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên. Đồng thời, tai nạn lao động xảy ra không phải do một trong các nguyên nhân tại Điều 40 Luật an toàn vệ sinh lao động (đã nêu ở mục ….). Người lao động sẽ được hưởng mức trợ cấp tai nạn lao động trên cơ sở mức suy giảm khả năng lao động, mức đóng và thời gian đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
3. Quy định về thành lập mạng lưới an toàn, vệ sinh viên
Thưa Luật sư của LVN Group, theo quy định của pháp luật lao động thì những chủ thể nào sẽ phải thành lập mạng lưới an toàn, vệ sinh viên? Và an toàn, vệ sinh viên được hưởng mức phụ cấp là bao nhiêu khi phụ trách công việc này? Khoản phụ cấp đó có bị tính thuế thu nhập cá nhân hay không? Người sử dụng lao động có được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp với khoản phụ cấp cho an toàn, vệ sinh viên hay không? Rất mong nhận được giải đáp từ Luật sư của LVN Group. Tôi xin cảm ơn!
Người hỏi: Nguyễn Nga – Thái Nguyên
3.1. Trách nhiệm tổ chức mạng lưới an toàn, vệ sinh viên
Theo quy định tại khoản 2 Điều 74 Luật an toàn vệ sinh lao động: An toàn, vệ sinh viên là người lao động trực tiếp, am hiểu chuyên môn và kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động; tự nguyện và gương mẫu trong việc chấp hành các quy định an toàn, vệ sinh lao động và được người lao đọng trong tổ bầu ra.
Theo đó, Luật an toàn vệ sinh lao động quy định mỗi tổ sản xuất trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh phải có ít nhất một an toàn, vệ sinh viên kiêm nhiệm trong giờ làm việc. Mạng lưới an toàn, vệ sinh viên sẽ do người sử dụng lao đọng ra quyết định thành lập và ban hành quy chế hoạt động sau khi thống nhất ý kiến với Ban chấp hành Công đoàn cơ sở nếu cơ sở sản xuất, kinh doanh đã thành lập Ban chấp hành Công đoàn cơ sở (khoản 1 Điều 74). Tuy nhiên, theo quy định của Bộ luật lao động, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở ngoài Công đoàn cơ sở còn có tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp. Vì vậy, người sử dụng lao động nên tham khảo thêm ý kiến của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp (nếu có).
Ngoài ra, theo quy định trên, cơ sở sản xuất, kinhi doanh ở đây được hiểu là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình và các tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh. Như vậy, đối tượng mà pháp luật bắt buộc phải thành lập mạng lưới an toàn, vệ sinh viên là các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình và các tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh có phân chia tổ sản xuất, còn đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, không có hoạt động sản xuất thì sẽ không bắt buộc phải thành lập mạng lười an toàn, vệ sinh viên.
3.2. Phụ cấp trách nhiệm cho an toàn, vệ sinh viên
Luật an toàn, vệ sinh lao động quy định một trong những quyền của an toàn, vệ sinh viên là được dành một phần thời gian làm việc theo hợp đồng lao động để thực hiện các nhiệm vụ của an toàn, vệ sinh viên những vẫn được người sử dụng lao động trả lương cho thời gian thực hiện nhiệm vụ và được hưởng phụ cấp trách nhiệm. Mức phụ cấp trách nhiệm do người sử dụng lao động và Ban chấp hành công đoàn cơ sở thống nhất thỏa thuận và được ghi trong Quy chế hoạt động của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên (khoản 5 Điều 74 Luật an toàn vệ sinh lao động). Như vậy, mức phụ cấp trách nhiệm sẽ do người sử dụng lao động và Ban chấp hành công đoàn cơ sở tự thỏa thuận và quyết định.
Về mặt thuế thu nhập cá nhân, theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 3 Luật thuế thu nhập cá nhân và điểm b khoản 2 Điều 3 Nghi jđịnh 65/2013/NĐ-CP quy định về các khoản phụ cấp, trợ cấp không phải chịu thuế thu nhập cá nhân thì không đề cập đến khoản phụ cấp trách nhiệm cho an toàn, vệ sinh viên. Do vậy, khoản phụ cấp trách nhiệm cho an toàn, vệ sinh viên có thể được xem là thu nhập từ tiền lương, tiền công của người lao động và là đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân.
Về mặt thuế thu nhập doanh nghiệp, khoản tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động được xem là những khoản chi phí thực tế gắn với hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, người sử dụng lao động sẽ được phép trừ những khoản này khi xác định thu nhập chịu thuế nếu có chứng từ thanh toán.
1900.0191
Rất mong nhận được sự hợp tác.
Luật LVN Group (Tổng hợp và phân tích)