Khách hàng: Kính thưa Luật sư LVN Group, liên quan đến các khiếu kiện hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án theo pháp lệnh số 29/2006/PL-UBTVQH11 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính còn những bất cập gì? Hiện nay khiếu kiện hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án được quy định ở đâu?

Cảm ơn!

Trả lời:

1. Khiếu kiện hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án theo pháp lệnh

Theo Pháp lệnh số 29/2006/PL-UBTVQH11 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính quy định về các khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, cụ thể pháp lệnh đã quy định tại điều 11 này, đó là:

– Khiếu kiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

– Khiếu kiện quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính;

– Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng biện pháp cưỡng chế, thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

– Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng hoặc thi hành biện pháp xử lý hành chính bằng một trong các hình thức giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục; đưa vào cơ sở chữa bệnh; quản chế hành chính;

– Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ nhà ở, công trình, vật kiến trúc kiên cố khác;

– Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc cấp, thu hồi giấy phép về xây dựng cơ bản, sản xuất, kinh doanh; giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và chứng chỉ hành nghề hoặc khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính khác liên quan đến hoạt động kinh doanh, tài chính của thương nhân;

– Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến thương mại hàng hoá quốc tế hoặc trong nước;

– Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến chuyển giao tài chính trong nước và quốc tế, dịch vụ và cung ứng dịch vụ;

– Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc trưng dụng, trưng mua, tịch thu tài sản;

– Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng thuế, thu thuế, truy thu thuế,

– Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng phí, thu phí, lệ phí; thu tiền sử dụng đất;

– Khiếu kiến quyết định hành chính, hành vi hành chính trong quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ;

– Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong quản lý nhà nước về đầu tư;

– Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hải quan, công chức hải quan;

– Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý hộ tịch;

– Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính đối với việc từ chối công chứng, chứng thực;

– Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai trong trường hợp giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, trưng dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư; cấp hoặc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; gia hạn thời hạn sử dụng đất;

– Khiếu kiện về danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân;

– Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc cán bộ, công chức giữ chức vụ từ Vụ trưởng và tương đương trở xuống;

– Khiếu kiện quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết khiếu nại đối với quyết định của Ban Chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật của Đoàn Luật sư của LVN Group;

– Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc;

– Các khiếu kiện khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Việc xác định các khiếu kiện hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án là một nội dung quan trọng của pháp luật tô” tụng hành chính, xác định đúng khiếu kiện hành chính thuộc thẩm quyền của Tòa án đảm bảo cho việc giải quyết vụ án được nhanh chóng, kịp thời, đúng pháp luật. Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính quy định khá cụ thể về các khiếu kiện hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án tại Điều 11. Tuy nhiên, nhận thức và áp dụng quy định này trên thực tiễn đã bộc lộ những hạn chế và bất cập, cụ thể ở những mục dưới đây.

2. Hạn chế và bất cập về thẩm quyền giải quyết của Tòa án

Về quy định về các khiếu kiện hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án chưa đầy đủ, chưa bao quát hết được các khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Theo Nghị quyết số 04/2006/NQ-HĐTP ngày 04-8-2006 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn một số quy định của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính thì đối tượng bị khiếu kiện trong vụ án hành chính bao gồm quyết định hành chính, hành vi hành chính. Nhưng theo quy định tại Điều 11 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính thì ngoài quyết định hành chính, hành vi hành chính là đối tượng bị khiếu kiện trong vụ án hành chính thì còn có các loại khác tuy không phải là quyết định hành chính, hành vi hành chính nhưng người khiếu nại vẫn có quyền khởi kiện vụ án hành chính như khiếu kiện về danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử Hội đồng nhân dân quy định tại Khoản 18 Điều 11 Pháp lệnh, khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại theo quy định tại Khoản 20, 21 Điều 11 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính; Khoản 2 Điều 131 Luật Bảo hiểm xã hội (có hiệu lực kể từ ngày 01-01-2007, thì người khiếu nại có quyền khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định (không phải là quyết định hành chính), hành vi (không phải là hành vi hành chính) về bảo hiểm xã hội. Đây là loại việc thuộc Khoản 22 Điều 11 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.

3. Bất cập trong không thống nhất trong việc phân chia các khiếu kiện hành chính

Cụ thể là có sự không thống nhất trong việc phân chia các khiếu kiện hành chính thuộc hay không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án hành chính.

– Thẩm quyền theo nhóm việc của Toà án thụ lý, giải quyết các khiếu kiện bằng vụ án hành chính được quy định tại Điều 11 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính. Trong số 22 nhóm việc, thì có tới 5 nhóm của Điều 11 là khiếu kiện thuộc lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính và đây cũng là loại việc chiếm số lượng lớn nhất trong số các vụ án hành chính được Toà án nhân dân các cấp thụ lý giải quyết. Trong trường hợp không đồng ý với các quyết định hành chính, hành vi hành chính trong lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính, sau khi đã thực hiện thủ tục khiếu nại, trong một số trường hợp nhất định, pháp luật cho phép công dân, tổ chức được quyền khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án hành chính. Tuy nhiên, không phải khiếu kiện về mọi quyết định hành chính, hành vi hành chính trong lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính đều thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án, mà chỉ những quyết định hành chính, hành vi hành chính có nội dung được quy định tại Điều 11 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2006) mới thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án. Thực tiễn xét xử cho thấy, việc xác định các khiếu kiện trong lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính có phải thuộc thẩm quyền của Toà án hay không trong nhiều trường hợp rất khó phân định.

4. Khiếu kiện hành chính chưa rõ ràng, cụ thể

Quy định về các khiếu kiện hành chính chưa rõ ràng, cụ thể dẫn đến có những nhận thức, cách hiểu và áp dụng khác nhau trong thực tiễn giải quyết các vụ án hành chính.

Trường hợp thứ nhất, theo quy định tại Khoản 2 Điều 1, Điều 2 và Khoản 17 Điều 11 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính thì cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước có quyền khởi kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai trong trường hợp thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tái định cư….

Trong thực tế vẫn có những nhận thức khác nhau về đối tượng khởi kiện trong trường hợp uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thu hồi đất để thực hiện dự án. Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định thu hồi đất để thực hiện dự án phục vụ lợi ích công cộng và quyết định phê duyệt phương án bồi thường đối với toàn bộ diện tích đất. Trên cơ sở các quyết định trên, uỷ ban nhân dân huyện ra quyết định thu hồi đất và đền bù thiệt hại về đất, trong số người dân bị thu hồi đất và được đền bù thiệt hại về đất, có một số người dân khiếu kiện về tiền đền bù thiệt hại về đất. Trong trường hợp này việc xác định khiếu kiện hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Có Tòa án xác định đối tượng khỏi kiện và thẩm quyền giải quyết của Toà án là quyết định phê duyệt phương án đền bù của uỷ ban nhân dân tỉnh theo quy định tại Khoản 1 Điều 4, Khoản 17 Điều 11 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính. Vì chính quyết định này mới xâm phạm đến lợi ích của ngưòi khởi kiện, đồng thòi đây là quyết định hành chính được áp dụng một lần cho một sô đối tượng cụ thể là người bị thu hồi đất, còn quyết định của uỷ ban nhân dân cấp huyện chỉ là cụ thể hoá quyết định của uỷ ban nhân dân tỉnh mà thôi.

Trường hợp thứ hai, theo quy định hiện hành thì không có quy định uỷ ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền về giao đất, thu hồi đất nhưng trong thực tế uỷ ban nhân dân cấp xã cũng tiến hành việc thu hồi đất và giao đất uỷ ban nhân dân xã ra quyết định thu hồi đất của người dân, người dân khiếu nại đến Uỷ ban nhân dân xã và được Chủ tịch uỷ ban nhân dân xã giải quyết theo quy định tại Điều 19 Luật Khiếu nại, tố cáo. Người dân không đồng ý nên đã khởi kiện ra Toà án huyện. Có Tòa án xác định đây là khiếu kiện thuộc lĩnh vực quản lý đất đai theo quy định tại Khoản 17 Điều 11 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.

Trường hợp thứ ba, để thực hiện quyết định thu hồi đất, giải phóng mặt bằng cho dự án theo quyết định của cấp có thẩm quyền, uỷ ban nhân dân cấp huyện ra quyết định cưỡng chế giải phóng mặt bằng đối với người dân, người dân không đồng ý nên đã khiếu nại và được uỷ ban nhân dân cấp huyện giải quyết khiếu nại. Không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại của Uỷ ban nhân dân cấp huyện, người dân đã khởi kiện ra Toà án. Trong trường hợp này các Tòa án cũng có những nhận thức khác nhau.

5. Mở rộng khiếu kiện hành chính chưa phù hợp với điều ước quốc tế Việt Nam là thành viên

Theo cam kết trong văn kiện gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) của Việt Nam (Đoạn 108, trang 58 quy định “… Các bên liên quan có thể khởi kiện vụ án hành chính đối với một phần hoặc toàn bộ nội dung của quyết định giải quyết khiếu nại ra tại Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền…”. Đoạn 135, trang 66. “Đại diện của Việt Nam xác nhận thêm rằng sẽ sửa đổi các luật và các quy định trong nước sao cho phù hợp với các yêu cầu của Hiệp định WTO về thủ tục rà soát pháp lý đối với các quyết định hành chính, trong đó bao gồm cả Điều khoản X:3(b) của Hiệp định GATT 1994. Đại diện của Việt Nam cho biết thêm rằng các Tòa án chịu trách nhiệm rà soát phải có quan điếm công bằng và độc lập với cơ quan có thẩm quyền ra quyết định hành chính và không có quyền lợi thực chất nào liên quan tới kết quả của vụ việc”.

Tại Điều 7 Chương VI của Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ quy định “Các bên duy trì các cơ quan tài phán và thủ tục hành chính và tư pháp nhằm mục đích, ngoài những điều khác, xem xét và sửa đổi nhanh chóng theo yêu cầu của người bị ảnh hưởng các quyết định hành chính liên quan đến các vấn đề được quy định tại Hiệp định này. Các thủ tục này bao gồm cơ hội khiếu kiện mà không bị trừng phạt cho người bị ảnh hưồng bởi quyết định có liên quan. Nếu như quyền khiếu kiện ban đầu là quyền khiếu nại lên một cơ quan hành chính thì phải có cơ hội để khiếu nại quyết định của cơ quan hành chính đó lên một cơ quan tư pháp. Kết quả giải quyết khiếu kiện phải được trao cho người khiếu kiện và các lý do của quyết định đó phải được cung cấp bằng văn bản. Người khiếu kiện cũng phải được thông báo về quyền khiếu kiện tiếp theo”.

Theo Điều 11 Hiệp định về thực hiện Điều VII của Hiệp định chung về mậu dịch và thuế quan GATT 1994 (thường được gọi là Hiệp định xác định trị giá hải quan); và Khoản 4 Điều 41 Mục 1 Phần III thực thi quyền sở hữu trí tuệ thuộc Phụ lục lc Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng cũng có những quy định tương tự.

Theo các cam kết quốc tế, các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia hoặc là thành viên thì mọi quyết định hành chính, hành vi hành chính đều là đối tượng khởi kiện trong vụ án hành chính. Tuy nhiên, pháp luật tô” tụng hành chính hiện hành chưa có những quy định cụ thể và chi tiết để nội luật hóa các cam kết cũng như các điều ưốc quốc tế về vấn đề này. Theo chúng tôi, đây là vấn đề cần được nghiên cứu và thể hiện trong Dự án Luật tố tụng hành chính nhằm bảo đảm thực hiện cam kết quốc tế của Việt Nam.

6. Khiếu kiện hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án theo pháp luật hiện hành

Theo Điều 30 Luật tố tụng hành chính quy định về: Khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án như sau:

– Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính, trừ các quyết định, hành vi sau đây:

+ Quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo quy định của pháp luật;

+ Quyết định, hành vi của Tòa án trong việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính, xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng;

+ Quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức.

– Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống.

– Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.

– Khiếu kiện danh sách cử tri.

Trân trọng!