1. Khái niệm vụ án dân sự

– Vụ án dân sự là các tranh chấp xảy ra giữa các đương sự mà theo quy định thì cá nhân, cơ quan, tổ chức tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

– Trường hợp là vụ án dân sự khi:

+ Có tranh chấp giữa các bên;

+ Có hành vi khởi kiện ra Tòa án;

+ Tòa án phải thụ lý tranh chấp đó.

+ Các bên không có tranh chấp với nhau;

+ Có đơn yêu cầu;

+ Tòa án phải thụ lý đơn yêu cầu đó.

2. Khái niệm đình chỉ vụ án dân sự.

Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là việc toà án quyết định ngừng việc giải quyết vụ án dân sự khi có những căn cứ do pháp luật quy định.

Trong quá tình tố tụng của vụ án có thể xụất hiện sự kiện làm cho vụ án phải dừng lại, không tiếp tục giải quyết. Những sự kiện dẫn đến chấm dứt việc giải quyết vụ án phải được nhà làm luật dự liệu và quy định trong văn bản quy phạm pháp luật để Tòa án căn cứ vào đó ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. Do đó, đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là việc Tòa án ra quyết định không tiếp tục giải quyết vụ án dân sự khi có những căn cứ đã được pháp luật quy định. Sau khi có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án thì về nguyên tắc mọi hoạt động tố tụng của Tòa án về vụ án phải ngừng lại.

Đặc điểm của việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là sau khi có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, các hoạt động tố tụng giải quyết vụ án dân sự được ngừng lại.

3. Thời điểm áp dụng

Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự chỉ áp dụng ở giai đoạn sơ thẩm trong đó có hai mốc thời gian chính là:

– Giai đoạn chuẩn bị xét xử:

Căn cứ điểm c khoản 3 Điều 203 Bộ luật tố tụng dân sự 2015

“3. Trong thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại khoản 1 Điều này, tùy từng trường hợp, Thẩm phán ra một trong các quyết định sau đây:

a) Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự;

b) Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự;

c) Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự;

d) Đưa vụ án ra xét xử.”

– Giai đoạn tại phiên tòa sơ thẩm:

Căn cứ khoản 2 Điều 219 Bộ luật tố tụng dân sự 2015

“Điều 219. Thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định tiếp tục giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự

1. Trước khi mở phiên tòa, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án dân sự có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định tiếp tục giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.

2. Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định tiếp tục giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.”

5. Những căn cứ đình chỉ giải quyết vụ án dân sự theo quy định tại Điểu 217 Bộ luật tố tụng dân sự 2015

a) Nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền và nghĩa vụ của họ không được thừa kế:

Thực tế có nhiều quyền và nghĩa vụ dân sự của cá nhân mà pháp luật Nhà nưốc ta đã quy định được thừa kế, nhưng cũng có những quyền và nghĩa vụ không được thừa kế. Thông thường những quyền và nghĩa vụ không được thừa kế là các quyển, nghĩa vụ gắn liền với nhân thân một con người, ví dụ như quyền, nghĩa vụ cấp dưỡng. Nếu có một người khởi kiện yêu cầu bên kia phải cấp dưỡng cho mình theọ quy định của Luật hôn nhân và gia đình hiện hành, tuy nhiên, sau khi Tòa án đã thụ lý đơn kiện nhưng bên nguyên đơn hoặc bị đơn chết thì vụ án phải được đình chỉ, hoặc trong vụ kiện xin ly hôn, vụ kiện yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi… mà một bên trong vụ án bị chết thì Tòa án cũng phải ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án.

b) Cơ quan, tổ chức đã bị giải thể hoặc bị tuyên bố phá sản mà không có cá nhân, cơ quan, tổ chức kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó:

Trên thực tế việc xác định “ai” có quyền thừa kế quyền và nghĩa vụ tố tụng khi cơ quan, tổ chức bị giải thể hoặc bị tuyên bô phá sản và ngược lại việc xác định không có cá nhân, cơ quan, tổ chức nào kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng là một việc khá phức tạp, nên không hiếm trường hợp đã xác định sai do không nắm vững hay do chưa nghiên cứu ký các tiêu chí tròng quá trình xác định.

Muốn xác định cơ quan, tổ chức nào đã bị giải thể hoặc bị tuyên bô’ phá sản thuộc trưòng hợp không có cẳ nhẫn, cớ quan, tổ chức kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng, hay “ai” phải kê’ thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng thì phải căn cứ vào quyết định thành lập, điều lệ, quyết định giải thể… để xác định. Việc xác định “ai” phải thừa kế quyền, nghĩa vụ tố tụng còn căn cứ vào khoản 2 Điều 74 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành để xác định, xử lý. Khi có căn cứ xác định không có cá nhân, cơ quan, tổ chức nào kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng khi cơ quan, tổ chức đó bị giải thể, bị tuyên bô’ phá sản thì Tòa án đã thụ lý vụ án phải ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự đó.

c) Người khởi kiện, rút đơn khởi kiện và được Tòa án chấp nhận hoặc người khởi kiện không có quyền khởi kiện:

Trưổc khi Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có hiệu lực, thì trong Pháp lệnh thủ tục giải quyết vụ án dân sự, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án lao động chỉ quy định khi nguyên đơn rút đơn khỏi kiện thì Tòa án đình chỉ giải quyết vụ án. Do đó, thời điểm các Pháp lệnh nói trên có hiệu lực dù trong vụ án có phản tố của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa Vụ liên quan có yêu cầu độc lập nhưng khi nguyên đơn rút đơn, Tòa án chỉ kiểm tra việc rút đơn đó có tự nguyện không, nếu tự nguyên là Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết toàn bộ vụ án, không xem xét yêu cầu phản tố của bị đơn, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trong trường hợp này bị đơn có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập muốn tiếp tục vụ kiện họ phải khởi kiện vụ án khác, trong khi trên thực tế có những vụ án đã trải qua nhiều hoạt động tố tụng, đến phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm… thậm chí, vụ án đã trải qua nhiều vòng xét xử, khi vụ án được xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm lại nguyên đơn thấy nếu tiếp tục vụ kiện sẽ bị thua kiện, và để gây khó dễ cho bị đơn có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập, nguyên đơn đã rút đơn khởi kiện, Tòa án phải ra quyết định đình chỉ. Trong trường hợp này bị đơn có yêu cầu phản tôi.. phải tiến hành các thủ tục tố tụng lại từ đầu, gây lãng phí thời gian, công sức, vụ việc chậm kết thúc. Khi xây dựng Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 đã có quy định hết sức hợp lý, khoa học tại Điều 245 về việc thay đổi địa vị tố tụng, với quy định này, khi nguyên đơn có rút đơn trước khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử hay rút đơn khỏi kiện tại phiên tòa thì quá trình tố tụng vụ án vẫn được tiếp diễn.

Tại Điều 24 Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03- 12-2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã hưống dẫn như sau:

“1. Khi người khởi kiện rút đơn khởi kiện, thì Toà án cần phải xem xét trong vụ án có yêu cầu phản tố của bị đơn hoặc yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hay không để quyết định như sau:

a) Trong trường hợp không có yêu cầu phản tố và yêu cầu độc lập, thì Toà án chấp nhận việc người khởi kiện rút đơn khởi kiện và căn cứ vào điểm c khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.

b) Trong trường hợp có yêu cầu phản tố của bị đơn và yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, thì tuỳ trường hợp mà giải quyết như sau:

b.l) Trường hợp người khởi kiện rút đơn khởi kiện, bị đơn vẫn giữ nguyên yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vẫn giữ nguyên yêu cầu độc lập của mình, thi Toà án ra quyết định đinh chỉ giải quyết vụ án dân sự đối với ỳêu cầu của người khởi kiện đã rút;

b.2) Trường hợp người khởi kiện rút đơn khởi kiện, bị đơn rút toàn bộ yêu cầu phản tố, nhưng người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vẫn giữ nguyên yêu cầu độc lập của mình, thì Toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự đối với yêu cầu của người khởi kiện và yêu cầu phản tố của bị đơn đã rút;

b.3) Trường hợp người khởi kiện rút đơn khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan rút toàn bộ yêu cầu độc lập, nhưng bị đơn vẫn giữ nguyên yêu cầu phản tố của mình, thì Toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự đối với yêu cầu của người khởi kiện và yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã rút.

c) Sau khi ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu của đương sự đã rút được hướng dẫn tại điểm b khoản 1 Điều này, Toà án tiếp tục giải quyết vụ án theo thủ tục chung đối với yêu cầu phản tố của bị đơn hoặc yêu cầu độc lập của người có qúyền lợi, nghĩa vụ liên quan và căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để xác định lại địa vị tố tụng của các đương sự theo đúng quy định tại Điều 219 của Bộ luật tố tụng dân sự và hướng dẫn tại Điều 33 của Nghị quyết này.

d) Trong trường hợp người khởi kiện rút toàn bộ yêu Cầu khởi kiện, bị đơn rút toàn bộ yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan rút toàn bộ yêu cầu độc lập, thì Toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết toàn bộ vụ án.

2. “Các trường hợp khác mà pháp luật có quy định” quy định tại điểm k khoản 1 Điều 192 của Bộ luật tố tụng dân sự là các trường hợp lầm căn cứ cho Toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự mà trong Bộ luật tố tụng dân sự này chưa quy định nhưng đã được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật khác hoặc sau khi Bộ luật tố tụng dân sự có hiệu lực thi hành mới được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành sau đó hoặc trong các điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”.

Dù Bộ luật tô tụng dân sự năm 2015 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2011 nhưng hướng dẫn nói trên trong Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP đến nay vẫn có ý nghĩa trong nghiên cứu, ứng dụng trong thực tế.

Đốì với ý thứ hai của điểm c khoản 1 Điều 217 “người khởi kiện không có quyền khởi kiện” được hiểu là người có đơn khỗi kiện nhưng họ không thuộc một trong các chủ thể quy định tại Điều 186 và Điểu 187 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành. Nếu phát hiện việc “người khởi kiện không có quyền khởi kiện” trước khi thụ lý vụ án thì phải áp dụng điểm a khoản 1 Điều 192 để trả lại đơn khởi kiện, nếu sau khi thụ lý vụ án mới phát hiện người khởi kiện không có quyền khởi kiện thì áp dụng điểm c khoản 1 Điều 217 để ra Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án.

d) Cơ quan, tổ chức rút văn bản khởi kiện trong trường hợp không có nguyên đơn hoặc nguyên đơn yêu cầu không tiếp tục giải quyết vụ án:

Đối với trường hợp cơ quan, tổ chức chính là đương sự

(nguyên đơn) của vụ án nếu cơ quan, tổ chức rút đơn khồi kiện sẽ áp dụng như điểm c khoản 1 Điều 217 nói trên. Trong trường hợp cơ quan, tổ chức có văn bản khởi kiện vụ án dân sự vì quyển và lợi ích của người khác nhưng sau đó không xác định được ai là nguyên đơn hoặc có nguyên đơn nhưng nguyên đơn không yêu cầu tiếp tục giải quyết vụ án thì Tòa án mối rà quyết định đình chỉ giải quyết vụ án.

đ) Các đương sự đã tự thỏa thuận và không yêu cầu Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án:

Trong trường hợp này các bên đương sự đã tự giải quyết được các mâu thuẫn, xung đột lợi ích nên đã yêu cầu Tòa án khồng giải quyết nữa. Việc không yêu cầu giải quyết phải thể hiện bằng văn bản có tất cả các đương sự cùng ký; nếu trực tiếp trình bày với Tòa án, thì Thẩm phán phải lập biên bản ghi lời khai của họ và yêu cầu tất cả các đương sự cùng ký vào biên bản thì Tòa án mới ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án.

Trường hợp các đương sự tự thỏa thuận việc giải quyết và yêu cầu Tòa án ra quyết định công nhận, thì Tòa án không ra quyết định đình chỉ, mà phải lập biên bản ghi nhận tự thỏa thuận của đương sự, nếu thấy sự tự nguyện thỏa thuận đó không trái pháp luật, mổi ra quyết định công nhận sự thỏa thuận đó.

e) Nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị giải quyết vắng mặt hoặc vì sự kiện hất khả kháng:

Nếu đương sự là nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai và không phải vì sự kiện bất khả kháng thì dù việc vắng mặt có lý do hay không có lý đo Tòa án vẫn ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án. Nếu việc vắng mặt lần thứ hai là vì có sự kiện bất khả kháng thì Tòa án không ra quyết định tạm đình chỉ mà phải hoãn để triệu tập lại khi không còn sự kiện bất khả kháng.

Sự kiện bất khả kháng: là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép. Ví dụ: trên đường đến Tòa án theo giấy triệu tập lần thứ hai của Tòa án thì bị tai nạn, phải vào cấp cứu tại bệnh viện, nên đã không có mặt theo giấy triệu tập, hoặc bị Ốm nặng phải cấp cứu, gia đình có tang ở thời điểm đó, V.V..

g) Đã có quyết định của Tòa án mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã là một bên đương sự trong vụ án mà việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ, tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã đó:

Đây là trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã là nguyên đơn, bị đơn hay người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong một vụ án kinh tế, dân sự…và khi giải quyết vụ án sẽ có liên quan đến nghĩa vụ, tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã đó.

Ví dụ: Doanh nghiệp là bị đơn trong vụ án dân sự, nếu giải quyết thì doanh nghiệp phải có trách nhiệm giao tài sản của doanh nghiệp cho nguyên đơn.

Cũng cần lưu ý đốì với trường hợp đã có một bản án xác định doanh nghiệp có trách nhiệm trả nợ (10 tỷ đồng) cho một cá nhân hay một doanh nghiệp khác. Bản án đã có hiệu lực pháp luật, đo doanh nghiệp không có tiền, tài sản để thi hành theo bản án nên người được thi hành án đã yêu cầu mở thủ tục phá sản. Trong trường hợp này, Tòa án phải thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, chứ không được trả lại đơn hoặc đình chỉ giải quyết đối vối đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản với lý do đã được giải quyết bằng bản án. Trưòng hợp này, người được thi hành án là chủ nợ và doanh nghiệp có nghĩa vụ thi hành bản án là con nợ, họ có quyền yêu cầu mở thủ tục phá sản khi thỏa mãn các điều kiện về tiến trình mở thủ tục phá sản.

h) Thời hiệu khởi kiện đã hết:

Thời hiệu khởi kiện đã hết thì đương sự mất quyền khỏi kiện. Việc xác định trường hợp nào thời hiệu khởi kiện còn hay đã hết phải căn cứ vào các quy định về thời hiệu khỏi kiện đôì với loại việc đó. Ví dụ, thời hiệu khởi kiện về chia thừa kế (Điều 623 Bộ luật dân sự năm 2015) là mười năm; thời hiệu khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là ba năm, và đều tính từ thời điểm mở thừa kế.

Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 có quy định: “thời hiệu khởi kiện đã hết” là một căn cứ để trả lại đơn khỏi kiện, nhưng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 đã bỏ căn cứ này, vì cho rằng, Tòa án chưa thụ lý, xem xét thì không thể kết luận được là đã hết thời hiệu khởi kiện. Đây là một hướng đi thận trọng, và nếu phát triển theo hướng này thì sau này cần phải chặt chẽ hơn nữa trong việc quy định trưòng hợp nào thì mới trả lại đơn khởi kiện, ví dụ Tòa án chưa thụ lý, chưa xem xét thì tại sao đã biết “chưa đủ điều kiện khởi kiện” (điểm d, khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành ), hoặc chưa thụ lý, xem xét mà đã trả lại đơn khởi kiện đôì với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 168 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành là: “người khỏi kiện không có quyền khỏi kiện, hoặc không có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự”, V.V..

Trên thực tế, có trường hợp với các tài liệu do đương sự xuất trình đã có thể biết là “chưa đủ điều kiện khởi kiện”, “người khỏi kiện không có quyền khởi kiện, hoặc không có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự”, nhưng cũng giống như trường hợp “thòi hiệu khởi kiện đã hết” với các tài liệu do đương sự xuất trình không dễ dàng kết luận

chính xác được. Tuy nhiên, hiện nay, Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành mới chỉ quy định “thời hiệu khỏi kiện đã hết” không thuộc trường hợp trả lại đơn khỏi kiện. Do đó, trong những trường hợp dù vối tài liệu đương sự xúất trình có thể biết là đã hết thời hiệu khởi kiện, nhưng Tòa án vẫn phải thụ lý để kiểm tra, xem xét một cách thận trọng.

Sau khi thụ lý có đủ căn cứ kết luận vụ án đã hết thời hiệu khồi kiện thì căn cứ vào điểm h, khoản 1 Điều 217 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành để đình chỉ giải quyết vụ án.

Tuy nhiên, trong thực tế xuất hiện tình huốhg sau khi thụ lý đã có đủ tài liệu khẳng định vụ việc đã hết thời hiệu từ trước khi thụ lý và cũng không có căn cứ để kết luận có việc bắt đầu lại thòi hiệu ở thòi điểm trưốc khi thụ lý vụ án. Nhưng cần xem xét quá trình tố tụng (sau khi thụ lý) bên có nghĩa vụ thừa nhận một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ hoặc các bên đã tự hòa giải với nhau thì có bắt đầu lại thòi hiệu vụ việc dân sự đó hay không? Đây là vấn đề cần hướng dẫn. Tuy nhiên, theo quan điểm của tác giả thì Điều 157 Bộ luật dân sự năm 2015 không quy định việc thừa nhận nghĩa vụ phải diễn ra trưốc khi hết thời hiệu. Do đó, cần hướng dẫn theo hướng bên có nghĩa vụ đã thừa nhận nghĩa vụ dù bất kỳ ở thời điểm nào thì đều được coi bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện.

Từ những vấn đề nêu trên các Thẩm phán cần lưu ý khi vận dụng điểm h khoản 1 Điều 217 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành như sau:

– Sau khi thụ lý, Thẩm phán phải thu thập các tài liệu, chứng cứ về thời điểm đương sự biết được quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

– Thu thập các tài liệu, chứng cứ làm rõ việc có hay không có trở ngại khách quan, sự kiện bất khả kháng ảnh hưởng đến việc khởi kiện; và tài liệu, chứng cứ về có hay không có việc bắt đầu lại thời hiệu.

– Nắm vững các quy định về các trường hợp không áp dụng thời hiệu được quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03-12-2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, v.v. để từ đó xác định vụ án còn thòi hiệu hay hết thời hiệu.

i) Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dãn sự hiện hành mà Tòa án đã thụ lý:

Đây là các trường hợp lẽ ra phải trả lại đơn khởi kiện, nhưng do Thẩm phán không phát hiện ra nên đã thụ lý, hoặc sau khi thụ lý thì mới xuất hiện các tình huống đó thì Tòa án phải ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án. Đây là một quy định mới góp phần tháo gỡ vưống mắc trong thời gian vừa qua.

k) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

5. So sánh quyết định đình chỉ và tạm đình chỉ vụ án dân sự

Tiêu chí so sánh

Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự

Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự

Cơ sở pháp lý

Điều 214, Điều 215, Điều 216, Điều 219 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015

Điều 217, Điều 218, Điều 219 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015

Căn cứ ra quyết định

Khoản 1 Điều 214 Bộ luật tố tụng dân sự 2015

Khoản 1 Điều 217 Bộ luật tố tụng dân sự 2015

Giai đoạn áp dụng

Thủ tục sơ thẩm:

-Giai đoạn chuẩn bị xét xử: điểm b khoản 3 Điều 203;

-Giai đoạn tại phiên tòa sơ thẩm: khoản 2 Điều 219

Thủ tục phúc thẩm:

– Tại phiên tòa phúc thẩm: khoản 6 Điều 308

Áp dụng ở cả giai đoạn sơ thẩm và phúc thẩm

Thủ tục sơ thẩm:

– Giai đoạn chuẩn bị xét xử: điểm c khoản 3 Điều 203.

– Giai đoạn tại phiên tòa sơ thẩm: khoản 2 Điều 219.

Chỉ áp dụng ở giai đoạn sơ thẩm

Thẩm quyền ra quyết định

– Trước khi mở phiên tòa: Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án dân sự có thẩm quyền ra quyết định

– Tại phiên tòa: Hội đồng xét xử có thẩm quyền ra quyết định

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, Tòa án phải gửi quyết định đó cho:

– Đương sự;

– Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện;

– Viện kiểm sát cùng cấp.

Có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.

=> Quyết định chưa có hiệu lực thi hành ngay mà đến khi hết thời hạn kháng cáo kháng nghị thì quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án mới có hiệu lực pháp luật

Hậu quả pháp lý

– Không xóa tên vụ án dân sự bị tạm đình chỉ giải quyết trong sổ thụ lý mà chỉ ghi chú vào sổ thụ lý số và ngày, tháng, năm của quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự đó.

– Trong thời gian tạm đình chỉ giải quyết vụ án, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án vẫn phải có trách nhiệm về việc giải quyết vụ án.

– Tiền tạm ứng án phí, lệ phí mà đương sự đã nộp được gửi tại kho bạc nhà nước và được xử lý khi Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án dân sự.

– Xóa tên vụ án dân sự bị đình chỉ giải quyết trong sổ thụ lý; và trả lại đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ kèm theo cho đương sự nếu có yêu cầu;

– Đương sự không có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết lại vụ án dân sự đó, nếu việc khởi kiện vụ án sau không có gì khác với vụ án trước về nguyên đơn, bị đơn và quan hệ pháp luật có tranh chấp,trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 192, điểm c khoản 1 Điều 217 của Bộ luật này và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

-Tiền tạm ứng án phí đã nộp được sung vào công quỹ nhà nước hoặc được trả lại cho họ (tùy trường hợp sẽ được xử lý theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 218 BLTTDS).