1. Căn cứ khoa học nhân văn
Tính khoa học nhân văn thể hiện ở việc khi hoạch định thiết kế chính sách phải coi trọng yếu tố con người. Các chính sách xã hội phải con người vị trí trung tâm xuất phát, con người và phục vụ con người. Mục tiêu cuối cùng và cao nhất của mọi chính sách xã hội là vì con người vì sự tiến bộ xã hội. Nước ta là một nước của dân do dân vì dân vì thế các chính sách xã hội của nhà nước đều hướng tới mục đích là phục vụ nhân dân phục vụ sự phát triển của con người đảm bảo cho mọi công dân đều có cuộc sống ấm no an toàn cơ hội phát triển toàn diện hơn là mục tiêu phấn đấu của việc đổi mới hoàn thiện các chính sách xã hội ở Việt Nam.
2. Tính hệ thống trong hoạch định chính sách xã hội
Ở nước ta tất cả chính sách bao giờ cũng có quan hệ mật thiết với nhau cùng hướng tới mục tiêu chung là phát triển xã hội, phát triển con người. Các nhà hoạch định chính sách xã hội cần phải có cách nhìn tổng thể, đặt chính sách xã hội được thiết kế trong mối quan hệ với các chính sách khác. Ví dụ chính sách xóa đói giảm nghèo liên quan đến chính sách giáo dục và đào tạo, chăm sóc y tế, phòng chống tệ nạn xã hội, tín dụng… Việc hoạch định một chính sách xã hội cần bổ sung và các hệ thống chính sách hiện hành có thể tăng hiệu quả hiệu lực của cán bộ chính sách. Mặt khác nếu xây dựng chính sách xã hội mà thiếu tính hệ thống thì chính sách xã hội có thể mâu thuẫn với các chính sách hiện hành gây nên khó khăn cho công tác quản lý.
Chính sách xã hội thường bao gồm nhiều mục tiêu có thể lập thành cây mục tiêu, trong đó có một số mục tiêu trọng điểm. Các mục tiêu này phải được thiết kế trong mối tương quan với mục tiêu chính sách hiện có, không được mâu thuẫn với nhau và đều phải hướng vào mục tiêu xã hội tổng thể của đất nước. Ví dụ mục tiêu đảm bảo việc làm cho tất cả người lao động và mục tiêu trợ cấp xã hội đối với người thất nghiệp nhằm vào mục tiêu xã hội tong thể của quốc gia là đảm bảo mức sống cho các tầng lớp dân cư…
Tính hệ thống cho hoạch định chính sách xã hội còn đòi hỏi các nhà quản lý, hoạch định chính sách xã hội phải thấy được mối quan hệ và hỗ trợ lẫn nhau từ chính sách xã hội với các công cụ quản lý của Nhà nước, như công cụ pháp luật, kế hoạch, dự án xã hội… Chính sách xã hội được ban hành phải phù họp với quy định của hệ thống pháp luật hiện hành. Mặt khác các chính sách xã hội cần phải được thể chế hóa bằng luật, mang tính bắt buộc thực hiện.
3. Những căn cứ định hướng chính trị trong hoạch định chính sách xã hội
Đối với mỗi quốc gia, trong hoạch định chính trị xã hội cần phải dựa vào các căn cứ định hướng đường lối, chính sách của Đảng cầm quyền và phải căn cứ vào hệ thống pháp luật của nhà nước và phải tuân thủ quy định của pháp luật. Hệ thống luật pháp do nhà nước ban hành ở nước ta là sự thể chế hóa cương lĩnh chiến lược và các định hướng chính sách của Đảng. Vì vậy, rõ ràng là hoạch định chính sách xã hội phải căn cứ vào những quan điểm đường lối của Đảng và tuân thủ những quy phạm pháp luật được thể chế hóa từ đường lối chính trị đó.
Những chính sách quy định hiện hành cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách xã hội cần phải quy chuẩn xây dựng chính sách, đề ra các mục tiêu, xây dựng chương trình, dự án… để thực thi chính sách trong khuôn khổ pháp luật phù hợp với thể chế.
Pháp luật Việt Nam là một hệ thống pháp luật thống nhất, phản ánh ý chí nguyện vọng và lợi ích giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Hệ thống pháp luật ấy đã trải qua từng bước phát triển để vừa thích nghi với bối cảnh kinh tế – xã hội của thời đại và phù họp với định hướng xã hội chủ nghĩa mà Đảng ta đã đề ra. Hiến pháp là đạo luật cơ bản của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cho đến nay Nhà nước Việt Nam đã ban hành một số hệ thống lập pháp bao quát và điều chỉnh các quan hệ xã hội trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội những văn bản pháp luật này đã tạo ra những cơ sở pháp lý cho việc hình thành và phát triển các chính sách xã hội trong nền kinh tế thị trường ở nước ta.
4. Điều kiện kinh tế hiện có trong mỗi quốc gia
Khi hoạch định một chính sách xã hội cần phải xem xét khả năng mức độ của nền kinh tế, mức độ tăng trưởng và phát triển của chính sách kinh tế. Bởi vì hoạch định chính sách xã hội cũng phải tính đến khả năng đáp ứng tài chính của nền kinh tế cũng như thu nhập và mức sống của dân cư người lao động khi tham gia và các chính sách xã hội.
Ở nước ta trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường với việc đổi mới hệ thống chính sách kinh tế đã và đang đem lại những thành tựu quan trọng. Tuy nhiên cho đến nay nước ta vẫn làm nước có thu nhập rất thấp, trình độ phát triển kinh tế, năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh, khả năng cạnh tranh còn thấp, hạ tầng cơ sở xã hội còn lạc hậu… Trong môi trường đó của nền kinh tế, việc xác định các chính sách xã hội phải có sự phù hợp với những điều kiện kinh tế hiện có.
5. Tính lịch sử trong hoạch định chính sách xã hội
Các chính sách xã hội được hoạch định phù họp cho từng thời kỳ phát triển kinh tế – xã hội nhất định, nhằm thực hiện những mục tiêu xã hội nhất định trong từng thời kỳ lịch sử của một quốc gia. Đối với từng quốc gia các vấn đề xã hội luôn có sự vận động phát triển, nên khi có một chính sách xã hội không phù hợp hoặc khiếm khuyết lớn, Nhà nước cần có chính sách mới hoặc thực hiện điều chỉnh bổ sung các chính sách. Do đó, trong quá trình nghiên cứu hoạch định và thực thi chính sách xã hội cần phải có sự phân tích đánh giá đúng điều kiện lịch sử cụ thể để đưa ra những chính sách phù họp với từng thời kỳ, tránh hoạch định chính sách xã hội mang tính chủ quan duy ý chí.