1. Đặc điểm Chương XIX “Các tội phạm về môi trường” của phần riêng Bộ luật hình sự năm 2015

Về Chương XIX “Các tội phạm về môi trường” có 12 điều ( từ Điều 235 đến Điều 246 Bộ luật Hình sự năm 2015) mà việc phân tích các điều khoản tại Chương này cho thấy hai đặc điểm cơ bản sau đây:

– Về cơ bản 11 cấu thành tội phạm trong Chương này là được kế thừa từ Bộ luật Hình sự (năm 1999), bởi vì thực tiễn áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự về loại tội phạm này kể từ khi Bộ luật Hình sự (năm 1999) có ghi nhận các quy phạm đó hầu như không có mà chỉ chủ yếu là xử lý hành chính, và chính vì vậy, trong lần pháp điển hóa thứ hai nội hàm của các cấu thành tội phạm về môi trường đã được cụ thể hóa chi tiết nên rất dài.

– Chỉ có một cấu thành tội phạm mới được bổ sung tại Điều 238 Bộ luật Hình sự năm 2015 là “Tội vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, hồ chứa, liên hồ chứa, đê điều và công trình phòng, chống thiên tai; vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông”.

2. Đặc điểm Chương XX “Các tội phạm về ma túy”

Đối với Chương XX “Các tội phạm về ma túy” có 13 điều ( từ Điểu 247 đến Điều 259 Bộ luật Hình sự năm 2015) mà việc phân tích các điều khoản tại Chương XVIII Bộ luật Hình sự năm 2015 cho thấy hai đặc điểm cơ bản sau đây:

– Từ một cấu thành tội phạm chung với việc gộp bốn hành vi vào Điều 194 “Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy” của Bộ luật Hình sự (năm 1999) đã được nhà làm luật tách ra thành bốn cấu thành tội phạm độc lập mối tương ứng tại bốn điều riêng biệt trong Chương XX của Bộ luật Hình sự năm 2015 là: Điều 249 “Tội tàng trữ trái phép chất ma túy”; Điều 250 “Tội vận chuyển trái phép chất ma túy”; Điều 251 “Tội mua bán trái phép chất ma túy” và; Điều 252 “Tội chiếm đoạt chất ma túy”.

– Từ một cấu thành tội phạm chung với việc gộp hai hành vi tại Điều 200 “Tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy” của Bộ luật Hình sự (năm 1999) đã được nhà làm luật tách ra thành hai cấu thành tội phạm độc lập mối tương ứng tại hai điều riêng biệt trong Chương XX của Bộ luật Hình sự năm 2015 là: Điều 257 “Tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy” và; Điều 258 “Tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy”.

3. Đặc điểm Chương XXI “Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng”

Với Chương XXI “Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng” có 70 điều (từ Điều 260 đến Điều 329 Bộ luật Hình sự năm 2015) mà việc phân tích các điều khoản tại Chương này cho thấy đặc điểm mới ngoài điểm mới về việc phân chia thành các mục trong Chương này như đã nêu trên đây là đã có sự bổ sung thêm bảy cấu thành tội phạm mới tương ứng tại bảy điều sau đây của Bộ luật Hình sự năm 2015:

– Điều 285 “Tội sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật”;

– Điều 291 “Tội thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng”;

– Điều 293 “Tội sử dụng trái phép tần số vô tuyến điện dành riêng cho mục đích cấp cứu, an toàn, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, quốc phòng, an ninh”;

– Điều 294 “Tội cố ý gây nhiễu có hại”;

– Điều 297 “Tội cưỡng bức lao động”;

– Điều 301 “Tội bắt cóc con tin” và;

– Điều 302 “Tội cưốp biển”.

4. Đặc điểm Chương XXII “Các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính”

Chương XXII “Các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính” có 22 điều (từ Điều 330 đến Điều 351 Bộ luật Hình sự năm 2015) mà việc phân tích các điều khoản trong Chương này cho thấy bốn đặc điểm cơ bản mới khi nhà làm luật đã bổ sung thêm:

– Một cấu thành tội phạm mới tại Điều 336 Bộ luật Hình sự năm 2015 “Đăng ký hộ tịch trái pháp luật”, tức là gộp hành vi đăng ký kết hôn trái pháp luật tại Điều 149 Bộ luật Hình sự (năm 1999) vào cấu thành tội phạm mới này mặc dù nhà làm luật không ghi rõ hành vi này trong nội dung Điều 336, vì theo quy định của pháp luật thì phạm trù “đăng ký hộ tịch” bao gồm nhiều hành vi liên quan đến các quan hệ trong lĩnh vực hôn nhân, gia đình như: đăng ký kết hôn, ly hôn, đăng ký khai sinh, đăng ký khai tử,…

– Hành vi mới “sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức” đã có trong quy định của cấu thành tội phạm tại Điều 267 Bộ luật Hình sự (năm 1999) vào tên gọi của cấu thành tội phạm này tại Điều 341 Bộ luật Hình sự năm 2015 cho chính xác hơn.

– Phạm trù “vi phạm quy định về” vào đằng trước tên gọi của cấu thành tội phạm tại Điều 274 “Tội xuất cảnh, nhập cảnh trái phép; tội ở lại Việt Nam trái phép” của Bộ luật Hình sự (năm 1999) cho chính xác và quy định cấu thành tội phạm này tại Điều 347 “Tội vi phạm quy định về xuất cảnh, nhập cảnh; tội ở lại Việt Nam trái phép” của Bộ luật Hình sự năm 2015; đồng thời bổ sung thêm cấu thành tội phạm mới tại Điều 348 “Tội tổ chức, môi giối cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại nưốc ngoài trái phép” của Bộ luật Hình sự năm 2015.

– Hành vi mới là “môi giới”, đồng thời tách hành vi “cưỡng ép” trong cấu thành tội phạm tại Điều 275 “Tội tổ chức, cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép” của Bộ luật Hình sự (năm 1999), đồng thòi tách cấu thành tội phạm này thành hai cấu thành tội phạm tương ứng tại hai điều của Bộ luật Hình sự năm 2015 là: Điều 349 “Tội tổ chức, môi giối cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép” và; Điều 350 “Tội cưỡng ép người khác trốn đi nưốc ngoài hoặc ở lại nưốc ngoài trái phép”.

5. Đặc điểm Chương XXIII và Chương XXIV phần riêng của Bộ luật hình sự năm 2015

a. Chương XXIII “Các tội phạm về chức vụ”

Đối với chương này gồm có 15 điều (từ Điều 352 đến Điều 366 Bộ luật Hình sự năm 2015) mà việc phân tích các điều khoản tại Chương này cho thấy hai đặc điểm cơ bản sau đây:

– Trước hết, để mở rộng phạm vi hiệu lực của một số cấu thành tội phạm thuộc Chương XXIII sang cả khu vực phi nhà nước (tư nhân), mà chính xác hơn là mở rộng phạm vi trấn áp về hình sự đối với việc thực hiện một số’ tội phạm (mà theo pháp luật hình sự trưốc đây chỉ áp dụng đối với những người có chức vụ trong bộ máy công quyền của Nhà nước), nhà làm luật đã bổ sung dấu phảy (,) và hai từ “nhiệm vụ” vào đằng sau hai từ “công vụ” trong khái niệm “tội phạm về chức vụ” tại khoản 1 và khái niệm “người có chức vụ” tại khoản 1 Điều 352 Bộ luật Hình sự năm 2015 cho chính xác hơn.

– Đã mở rộng phạm vi áp dụng bốn cấu thành tội phạm tại bốn điều của Bộ luật Hình sự năm 2015 (như: Điều 353 “Tội tham ô tài sản”, Điều 354 “Tội nhận hối lộ”, Điều 364 “Tội đưa hối lộ” và, Điều 365 “Tội môi giới hối lộ”) sang cả khu vực ngoài các cơ quan công quyền của Nhà nưốc (tức khu vực tư nhân) bằng cách ghi nhận bổ sung các quy phạm về: Hiệu lực áp dụng ba cấu thành tội phạm (tương ứng với ba điều 353, điều 354 và điều 365) đối với “người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp tổ chức ngoài Nhà nước” tại khoản cuối cùng của từng điều tương ứng và; “lợi ích phi vật chất” trong ba cấu thành tội phạm sau cùng (tương ứng vói ba điều 354, điều 364 và điều 365).

b. Chương XXIV “Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp”

Trong chương này có 25 điều với Điều 367 “Khái niệm tội xâm phạm hoạt động tư pháp” cộng 24 điều khác đề cập các cấu thành tội phạm cụ thể (từ điều 368 điếu 391 Bộ luật Hình sự năm 2015) mà việc phân tích các điều khoản trong Chương này cho thấy các đặc điểm cơ bản sau đây:

– Định nghĩa pháp lý của khái niệm tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong Chương XXIV tại Điều 367 Bộ luật Hình sự năm 2015 đã sửa đổi, bổ sung theo hướng chính xác hơn so với định nghĩa pháp lý tương ứng rất dài trước đây trong Chương XXII Bộ luật Hình sự (năm 1999) tại Điều 292.

– Nhằm khắc phục nhược điểm trong việc sử dụng các phạm trù có tính chất định tính một cách chung chung và trừu tượng, không dứt khoát và rõ ràng (như “gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng”) trong các điều khoản tương ứng về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp của Chương XXII Bộ luật Hình sự (năm 1999), nên trong lần pháp điển hóa thứ ba pháp luật hình sự thực định nước nhà thì Bộ luật Hình sự năm 2015 đã cụ thể hóa các trường hợp tăng nặng (tại khoản 2) và các trường hợp đặc biệt tăng nặng (tại khoản 3) tương ứng của cấu thành tội phạm tại 21 điều (từ Điểu 368 đến Điều 388 Bộ luật Hình sự năm 2015) thuộc Chương XXIV bằng những tình tiết định khung cụ thể (như các điểm a, b, c,….) của 21 điều.

– Đã có hai cấu thành tội phạm mới được ghi nhận bổ sung tương ứng tại Điều 388 “Tội vi phạm quy định về giam giữ” và Điểu 391 “Tội gây rối trật tự phiên tòa, phiên họp” Bộ luật Hình sự năm 2015.

– Đã có một loạt các cấu thành tội phạm mà trong đó theo Bộ luật Hình sự năm 2015: Phạm vi chủ thể tội phạm đã mỏ rộng trên cơ sở phạm trù mói “hoạt động tô’ tụng” của định nghĩa pháp lý của khái niệm tội xâm phạm hoạt động tư pháp thay cho phạm trù cũ trong định nghĩa pháp lý “hoạt động điều tra, truy tố, xét xử” của tội phạm tương ứng theo Bộ luật Hình sự (năm 1999).

6. Đặc điểm của Chương XXV và Chương XXVI phần riêng Bộ luật hình sự năm 2015

a. Chương XXV phần riêng Bộ luật hình sự năm 2015

Trong chương có 29 điểu với một Điều 392 về khái niệm những người phải chịu trách nhiệm hình sự đối với nhóm tội phạm này và 28 điều khác đề cập các cấu thành tội phạm cụ thể từ điều 393 đến điều 420 Bộ luật Hình sự năm 2015, việc phân tích các điều khoản tại Chương này cho thấy bốn đặc điểm cơ bản sau đây:

– Đã bổ sung thêm một số đối tượng mới là chủ thể của trách nhiệm hình sự đối với nhóm tội phạm này (như: công nhân, viên chức quốc phòng) ngay tại khoản 1 Điều 392 thuộc Chương XV này.

– Đã bổ sung thêm hai cấu thành tội phạm mối tương ứng tại hai điều là: Điều 393 “Tội ra mệnh lệnh trái pháp luật” và; Điều 416 “Tội lạm dụng nhu cầu quân sự trong khi thực hiện nhiệm vụ”.

– Ghép một số cấu thành tội phạm tại các điều 319, điều 320, điều 321 của Bộ luật Hình sự (năm 1999) thành hai cấu thành tội phạm mới tương ứng tại hai điều tương ứng của Bộ luật Hình sự năm 2015 với việc ghi nhận một số tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự cụ thể mới tại: 08 điểm từ a đến h khoản 2 Điều 397 “Tội làm nhục đồng đội” và; 05 điểm từ a đến đ khoản 2 Điều 398 “Tội hành hung đồng đội”.

– Tách một số cấu thành tội phạm cũ trong Bộ luật Hình sự (năm 1999).

b. Chương XXVI “Các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh”

Trong chương có 05 điều (từ Điều 421 đến Điều 425 Bộ luật Hình sự năm 2015), việc phân tích các điều khoản tại Chương này cho thấy ba đặc điểm cơ bản sau đây:

– Đã mở rộng hơn phạm trù “lãnh thổ của một nước” khi thay nó thành phạm trù tương ứng “lãnh thổ của một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ độc lập, có chủ quyền” tại các điều luật trong Chương này;

– Đã bổ sung thêm ba cấu thành tội phạm giảm nhẹ mối tương ứng tại khoản 2 thuộc 03 điều, đó là Điều 421 đến Điều 423 của Bộ luật Hình sự năm 2015. Bởi vì tại ba điều tương ứng này trước đây của Bộ luật Hình sự (năm 1999) chỉ ghi nhận ba cấu thành tội phạm cơ bản); Đồng thời tách cấu thành tội phạm tại Điều 344 Bộ luật Hình sự (năm 1999) thành hai cấu thành tội phạm tương ứng tại hai điều (Điều 424 – Điều 425) của Bộ luật Hình sự năm 2015.

Trân trọng!