Chuyển nhượng nhãn hiệu là hình thức đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp tại Cục Sở hữu trí tuệ để chủ sở hữu nhãn hiệu chuyển giao quyền sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân khác.
Theo quy định tại điều 4 Luật SHTT 2005
“Điều 4 Luật SHTT 2005
Nhãn hiệu hàng hóa là những dấu hiệu của một doanh nghiệp (hoặc tập thể các doanh nghiệp) dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các doanh nghiệp khác”.
Có thể hiểu “Nhãn hiệu” là thuật ngữ để chỉ chung nhãn hiệu hàng hóa và nhãn hiệu dịch vụ.
Bao gồm có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc từ ngữ kết hợp với hình ảnh được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
Với chức năng của công cụ marketing – truyền đạt tới người tiêu dùng uy tín của sản phẩm dịch vụ mang nhãn hiệu được hình thành bởi trí tuệ mà doanh nghiệp đầu tư cho sản phẩm dịch vụ đó – nhãn hiệu được pháp luật coi là tài sản trí tuệ của doanh nghiệp.
Trong những năm gần đây, hầu hết các nước trên thế giới đều nhận thấy được tầm quan trọng của việc đăng ký nhãn hiệu độc quyền. Trên thị trường cạnh tranh khốc liệt của các tổ chức, cá nhân, nhãn hiệu hàng hóa tạo ra của tiền bạc, nâng cao sự uy tín, tên tuổi của tổ chức, cá nhân được vươn xa ra tầm quốc tế. Vậy nên tạo ra một nhãn hiệu độc quyền là rất quan trọng đối với các tổ chức, cá nhân. Chính vì vậy, việc chuyển nhượng nhãn hiệu là quyết định đứng đắn của các tổ chức, cá nhân.
Chuyển nhượng nhãn hiệu là hình thức đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp tại Cục Sở hữu trí tuệ để chủ sở hữu nhãn hiệu chuyển giao quyền sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân khác.
Việc chuyển nhượng nhãn hiệu phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản.
Điều kiện chung đối với nhãn hiệu chuyển nhượng
Chủ sở hữu nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng nhãn hiệu và quyền của mình trong phạm vi được bảo hộ.
Việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc, tên thương mại hoặc các nhãn hiệu liên kết của Công ty đối với hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.
Quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó.
Nội dung của Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu
Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
- Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng
- Số văn bằng nhãn hiệu chuyển nhượng
- Căn cứ chuyển nhượng
- Giá chuyển nhượng
- Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng.
Hồ sơ chuyển nhượng nhãn hiệu
- Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định;
- Bản gốc hoặc bản sao hợp lệ hợp đồng;
- Bản gốc văn bằng bảo hộ
- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, văn bản giải trình lý do không đồng ý của bất kỳ đồng chủ sở hữu nào về việc chuyển giao quyền nếu quyền sở hữu nhãn hiệu thuộc sở hữu chung;
- Chứng từ nộp phí, lệ phí;
Thời gian chuyển nhượng nhãn hiệu
Theo thông tư của luật sở hữu trí tuệ thì khoảng thời gian xem xét phê duyệt đơn chuyển nhượng nhãn hiệu là từ 1,5 – 2 tháng. Thời gian có thể nhanh hoặc chậm hơn so với thiêu chuẩn.
Chuyển nhượng sẽ mang lại nhiều lợi nhuận cho chủ sở hữu giấy chứng nhận đăng ký độc quyền nhãn hiệu, tuy nhiên, bên cạnh đó việc chuyển nhượng đó cũng có những mặt hạn chế sau:
+ Chủ Giấy chứng nhận đăng ký độc quyền nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng trong phạm vi bảo hộ của mình.
+ Chuyển nhượng không được gây ra nhầm lẫn về đặc tính của sản phẩm, dịch vụ, nguồn gốc của sản phẩm dịch vụ mang nhãn hiệu.
+ Người được chuyển nhượng phải đáp ứng đủ điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó.
Trên đây là những mặt thuận lợi và hạn chế của chuyển nhượng giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cần phải nắm rõ để tránh những trường hợp không mong muốn xảy ra.
Hoạt động tư vấn các vấn đề liên quan đến chuyển nhượng nhãn hiệu tại Luật LVN Group
- Tư vấn các vần đề trước khi thực hiện chuyển nhượng nhãn hiệu
- Tư vấn điều kiện trước khi chuyển nhượng nhãn hiệu
- Giấy ủy quyền
- Tờ khai theo mẫu
- Tư vấn soạn thảo hồ sơ
- Tư vấn các vấn đề liên quan sau hợp đồng
- Tư vấn theo yêu cầu của Khách hàng
- Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu
- Hồ sơ chuyển nhượng nhãn hiệu
- Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (Bản gốc)
Các mẫu giấy tờ sẽ được LVN Group cung cấp và hướng dẫn khách hàng chi tiết, cụ thể và giúp khách hàng giải đáp thắc mắc liên quan khác đến việc chuyển nhượng nhãn hiệu.
Sau khi đã cùng khách hàng hoàn thiện hồ sơ, chúng tôi sẽ đại diện khách hàng để làm việc với cơ quan có thẩm quyền. Thực hiện việc nộp và nhận kết quả theo quy định của hợp đồng. Luật LVN Group luôn là sự lựa chọn dung đắn và đáng tin cậy của khách hàng. LVN Group sẽ giúp khách hàng có được chất lượng dịch vụ và hiệu quả.
Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:
Điện thoại yêu cầu dịch vụ Luật sư của LVN Group tư vấn luật Sở hữu trí tuệ: 1900.0191
Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: [email protected]
Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!
Trân trọng./.
CÔNG TY LUẬT TNHH LVN GROUP