Ngành Luật kinh tế đang trở thành một ngành “hot” thu hút nhiều bạn trẻ theo học bởi đây là ngành học có nhiều cơ hội việc làm và có nhiều tiềm năng phát triển nghề nghiệp trong tương lai. Vậy ngành Luật kinh tế học gì và ngành này sau khi ra trường làm công việc gì? là những vấn đề được nhiều phụ huynh và học sinh đặc biệt quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cơ bản về ngành học này để các bạn học sinh trước ngưỡng cửa đại học tham khảo trước khi lựa chọn ngành học cho mình.
1. Khái quát chung về ngành Luật Kinh tế
• Ngành Luật kinh tế cung cấp cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về pháp luật, thực tiễn pháp lý, pháp luật trong kinh doanh; khả năng nghiên cứu và xử lý những vấn đề pháp lý đặt ra trong thực tiễn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp.
• Một số môn học then chốt trong chương trình đào tạo ngành Luật kinh tế: Luật sở hữu trí tuệ, Pháp luật về doanh nghiệp, Luật thương mại, Luật cạnh tranh, Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Thủ tục đăng ký doanh nghiệp và thủ tục đầu tư, Phá sản và giải quyết tranh chấp trong hoạt động kinh doanh, Pháp luật kinh doanh bất động sản, Luật đầu tư, Pháp luật về đầu tư xây dựng…
Các khối thi ngành Luật Kinh tế tại Đại học Kinh tế Quốc dân
A00: Toán, Vật Lý, Hóa Học;
A01: Toán, Vật Lý, Tiếng Anh.
D07: Toán, Hóa, Anh
D01: Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh.
2. Cơ hội việc làm
Học ngành Luật kinh tế, khi ra trường bạn dễ dàng chọn lựa những việc làm với mức lương hấp dẫn và có khả năng thăng tiến cao. Cử nhân Luật kinh tế có thể đảm nhận các vị trí như:
• Chuyên gia tư vấn pháp lý, phân tích, đánh giá, giải quyết các vấn đề phát sinh trong kinh doanh, các hoạt động kinh doanh và đảm bảo các hoạt động của tổ chức đúng chủ trương, chính sách của nhà nước và các công ước quốc tế có liên quan đến lĩnh vực kinh tế;
• Chuyên viên thực hiện các dịch vụ pháp lý của Luật sư của LVN Group hoặc người hành nghề Luật sư của LVN Group;
• Chuyên viên tư vấn pháp luật, chuyên viên lập pháp, hành pháp và tư pháp;
• Nghiên cứu, giảng dạy về pháp luật kinh tế.
Với các công việc trên, bạn có thể khẳng định năng lực của mình tại:
• Các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế, xã hội;
• Cơ quan nhà nước các cấp;
• Hệ thống tòa án nhân dân, các trung tâm trọng tài thương mại và các đơn vị cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý;
• Các viện nghiên cứu, đơn vị giáo dục.
– Mức lương sau khi ra trường
Trên thị trường pháp lý Việt Nam hiện nay, mức lương trung bình của Luật sư của LVN Group tại các văn phòng Luật sư của LVN Group nổi tiếng, hoặc Luật sư của LVN Group kinh tế tại các công ty tư nhân như sau:
• Chưa có kinh nghiệm: Từ 6-8 triệu đồng/ tháng;
• Kinh nghiệm từ 1 – 3 năm: Trên 10 triệu đồng/ tháng;
• Kinh nghiệm từ 3 – 5 năm: Trên 12 triệu đồng/ tháng;
• Mức lương của vị trí Partner/trưởng phòng: Từ 30 – 40 triệu đồng/ tháng và phần trăm doanh thu;
• Mức lương của vị trí Managing Partner/Giám đốc: Tùy thuộc vào doanh thu của công ty;
Ngoài ra, tùy thuộc vào các vị trí khác nhau, năng lực, kinh nghiệm làm việc và công ty, đơn vị làm việc của bạn mà có mức lương có thể khác nhau.
3. Những tố chất cần có
Để theo học và thành công trong ngành Luật kinh tế, bạn cần phải có những tố chất và kỹ năng sau:
• Có suy nghĩ thấu đáo, tính trung thực, công bằng và khách quan trong công việc;
• Có kỹ năng giao tiếp, thuyết phục, giải quyết vấn đề;
• Có khả năng phán đoán, tư duy phân tích và logic;
• Có trình độ ngoại ngữ cao;
• Có trí nhớ tốt, năng động, sáng tạo, bản lĩnh vững vàng;
• Chăm chỉ, kiên trì và nhẫn nại.
Ngành Luật kinh tế được đánh giá là một ngành học có nhiều triển vọng nghề nghiệp trong tương lai, bởi ngành này đang cần nhiều nguồn nhân lực giỏi. Hy vọng những thông tin hữu ích trong bài viết sẽ giúp các bạn đưa ra được quyết định có nên học ngành Kinh tế luật hay không.
4. Chương trình đào tạo ngành Luật Kinh tế trường Đại học Kinh tế Quốc dân
4.1. Mục tiêu chung
Đào tạo cử nhân Luật có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, có kiến cơ bản về kinh tế, chính trị, xã hội, có kiến thức chuyên sâu về pháp luật; có tư duy pháp lý; có các kỹ năng nghề nghiệp cơ bản để có thể nghiên cứu, xây dựng, thực hiện pháp luật tại các cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, các tổ chức xã hội, các tổ chức kinh tế; có khả năng tư duy độc lập, tự bổ sung kiến thức học tập ở bậc cao hơn.
4.2. Mục tiêu cụ thể
– Về kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm: Đạt chuẩn đầu ra theo quy định tại Thông tư số 07/2015/TT-BGD&ĐT ngày 16 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
– Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp: Cử nhân ngành Luật có thể việc làm tại các địa chỉ sau:
– Nhóm 1: Làm việc trong các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương trong hệ thống lập pháp, hành pháp, tư pháp.
– Nhóm 2: Làm việc trong các tổ chức hành nghề luật, cung cấp dịch vụ pháp lý như: văn phòng, công ty luật; văn phòng công chứng; văn phòng thừa phát lại; trung tâm trọng tài thương mại; trung tâm hoà giải thương mại.
– Nhóm 3: Làm việc tại các viện, trung tâm nghiên cứu; các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước;
– Nhóm 4: Làm việc trong các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế;
– Nhóm 5: Làm việc tại các tổ chức khác trong và ngoài nước.
– Trình độ ngoại ngữ và tin học Đạt chuẩn đầu ra về ngoại ngữ và tin học theo quy định hiện hành của Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
4.3. Chuẩn đầu ra
Thứ nhất: Về kiến thức
– Cử nhân Luật được trang bị hệ thống kiến thức cơ bản về chính trị, kinh tế xã hội, quản lý, quản trị kinh doanh và luật pháp. Có kiến thức chuyên sâu về các lĩnh vực pháp luật như: hành chính, hình sự, dân sự, tố tụng, hợp đồng, giải quyết tranh chấp …
– Nắm vững kiến thức cơ bản về luật pháp để giải quyết những vấn đề liên quan đến hoạt động xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật.
– Tích luỹ được kiến thức nền tảng về các lĩnh vực luật pháp để đảm bảo tiếp tục tự nghiên cứu và học tập ở trình độ cao hơn như thạc sĩ, tiến sĩ;
Thứ hai: Về kỹ năng
Cử nhân Luật có các kỹ năng sau:
– Có kỹ năng hoàn thành công việc trong những hoàn cảnh, công việc khác nhau đòi hỏi sự vận dụng linh hoạt kiến thức lý thuyết và thực tiễn của ngành Luật;
– Phân tích, tổng hợp, đánh giá thông tin, chứng cứ về một sự kiện pháp lý để đưa ra quan điểm, nhận định vấn đề và tổng hợp ý kiến tập thể nhằm đưa ra phương án giải quyết hợp lý;
– Phân tích, đánh giá, tư vấn và giải quyết các tranh chấp trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội;
– Có kỹ năng làm việc độc lập và kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng giao tiếp, trình bày và thuyết trình; bước đầu có khả năng phản biện xã hội.
– Có kỹ năng sử dụng ngoại ngữ vào các công việc chuyên môn của ngành Luật;
Thứ ba: Về năng lực tự chủ và tự chịu trách nhiệm
Cử nhân ngành Luật có đạo đức nghề nghiệp; Có năng lực dẫn dắt về chuyên môn trong các lĩnh vực pháp luật; Có sáng kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, có khả năng tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau; luôn có tinh thần tự học tập, tích luỹ kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; có năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể; có năng lực đánh giá và cải tiến các hoạt động chuyên môn.
Thứ tư: Về ngoại ngữ và tin học
– Chuẩn đầu ra tiếng Anh tương đương IELTS 5.5 (được ban hành và công bố theo Quyết định số 101/QĐ-ĐHKTQD ngày 24/01/2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân).
– Chuẩn đầu ra tin học tương đương IC3 (Máy tính căn bản 650 điểm; Phần mềm máy tính 720 điểm; Kết nối trực tuyến 620 điểm) hoặc ICDL (phần cơ bản) (được ban hành và công bố theo Quyết định số 777/QĐ-ĐHKTQD ngày 05/6/2017 của Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Quốc dân).
5. Lịch sử hình thành và phát triển
Khoa Luật được thành lập tháng 11-2003 trên cơ sở Bộ môn Luật Kinh tế đã được thành lập và hoạt động từ tháng 10 năm 1970.
Từ năm học 1994-1995, Khoa Luật thực hiện đào tạo Cử nhân Kinh tế, chuyên ngành Luật Kinh doanh.
Từ năm học 2004-2005, Khoa Luật thực hiện đào tạo Cử nhân Luật, chuyên ngành Luật Kinh doanh.
Từ năm học 2009-2010, bên cạnh việc đào tạo Cử nhân Luật, chuyên ngành Luật Kinh doanh, Khoa Luật bắt đầu thực hiện đào tạo Cử nhân Luật, chuyên ngành Luật Kinh doanh quốc tế.
Từ năm học 2015-2016, Khoa Luật mở thêm chương trình giáo dục đại học theo định hướng ứng dụng (POHE) với mục tiêu đào tạo cử nhân chuyên ngành Luật kinh doanh định hướng nghề nghiệp ứng dụng (POHE) có phẩm chất đạo đức tốt, có kiến thức, kỹ năng toàn diện và chuyên sâu trong các lĩnh vực của ngành luật, đặc biệt là luật kinh doanh. Gắn kết giữa đơn vị đào tạo và thị trường lao động, đảm bảo sinh viên sau tốt nghiệp có nhiều cơ hội trong việc tìm việc làm và có thể đáp ứng ngay các yêu cầu về công việc của các đơn vị sử dụng lao động. Cũng trong năm này, Khoa Luật bắt đầu mở thêm hệ đào tạo Thạc sĩ định hướng ứng dụng, ngành Luật Kinh tế tại Hà Nội và một số địa phương.
Từ năm học 2019-2020, thực hiện chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc đào tạo theo ngành (không đào tạo theo chuyên ngành như trước đây), Khoa Luật thực hiện việc đào tạo Cử nhân Luật, hệ đào tạo chính quy ngành Luật, ngành Luật Kinh tế và POHE Luật Kinh doanh; hệ đào tạo vừa làm vừa học Luật Hành chính; hệ đào tạo từ xa ngành Luật Kinh tế.
6. Luật kinh tế có những trường nào ở Miền Bắc
Nếu bạn muốn theo học luật kinh tế tại những trường ở khu vực miền Bắc, có thể tham khảo danh sách sau đây :
- Học luật kinh tế tại Đại học Luật Hà Nội
- Học luật kinh tế tại Đại học Thương mại
- Học luật kinh tế tại Học viện Ngân hàng
- Học luật kinh tế tại Đại học Lao động Xã hội
- Học luật kinh tế tại Viện Đại học Mở Hà Nội
- Học luật kinh tế tại Đại học Đại Nam
- Học luật kinh tế tại Đại học Đông Đô
- Học luật kinh tế tại Đại học Hòa Bình
- Học luật kinh tế tại Đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội
- Học luật kinh tế tại Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
- Học luật kinh tế tại Đại học Thành Tây
- Học luật kinh tế tại Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – ĐH Thái Nguyên
- Học luật kinh tế tại Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu nghị
- Học luật kinh tế tại Đại học Kinh Bắc
- Học luật kinh tế tại Đại học Trưng Vương
- Học luật kinh tế tại Đại học Thành Đông