1. Giới thiệu Hiệp định Chung WTO về Thương mại Dịch vụ (GATS)

Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (General Agreement on Trade in Services – GATS) còn gọi hiệp định GATS là một hệ thống các nguyên tắc, qui định pháp lí đa phương đã được thỏa thuận để áp dụng cho lĩnh vực thương mại dịch vụ. Dịch vụ là một thứ hàng hóa chủ yếu tồn tại dưới dạng phi vật chất như y tế, viễn thông, giáo dục,… do con người cung cấp.

Mặc dù đã tiến hành các cuộc đàm phán, thảo luận trong tất cả các lĩnh vực dịch vụ, nhưng GATS đã không đạt được thỏa thuận trong bốn vấn đề: Viễn thông cơ bản; vận tải hàng hải; dịch vụ tài chính; di chuyển sức lao động.

Thực tế có 6 vấn đề được thương lượng ngay sau khi WTO hoạt động chính thức: Trợ cấp; mua sắm công; các biện pháp tự vệ; dịch vụ chuyên ngành, tập trung chủ yếu vào vấn đề kế toán; điều kiện tiêu chuẩn cấp giấy phép; thương mại và môi trường.

Tại Hội nghị cấp Bộ trưởng lần thứ nhất tại Singapore tháng 12/1996, các bộ trưởng bày tỏ việc thực hiện những mục tiêu đã được thông qua nhằm thương lượng vấn đề mở cửa thị trường cho lĩnh vực dịch vụ tài chính vận tải, di chuyển sức lao động, viễn thông cơ bản. Tuy nhiên, quá trình thương lượng cho thấy còn rất nhiều khó khăn trong thương mại dịch vụ.

Những kết quả cần thiết trong lĩnh vực dịch vụ cần thiết phải kéo dài quá trình đàm phán sau thời hạn qui định, ví dụ thương lượng về dịch vụ vận tải biển đã bị hoãn lại vào năm 1996, mặc dù các nhà thương lượng đã có thể thỏa thuận với nhau về một số điểm. Thương lượng về vấn đề dịch vụ tài chính, mặc dù không có sự tham gia của Mỹ, cũng đã đạt được một hiệp định tạm thời.

Tuyên bố của Hội nghị Bộ trưởng nhằm đạt được mức độ tự do hóa cao hơn trong lĩnh vực dịch vụ trên cơ sở có đi có lại với sự linh hoạt hợp lí hơn cho vòng đàm phán tiếp theo, được tiến hành tháng 01/2000. Vì vậy, các bộ trưởng hy vọng đạt được một hiệp định với các điều khoản MFN.

Như vậy, các bộ trưởng đã chính thức tuyên bố các nước thành viên: Đạt được Hiệp định về viễn thông cơ bản vào năm 1997; Nối lại thương lượng về dịch vụ tài chính vào tháng 4/1997 với mục đích đạt được những cam kết về mở cửa thị trường; Các vấn đề liên quan đến kế toán thuộc nhóm dịch vụ chuyên ngành; Cần thiết phải tiến hành các công việc phân tích liên quan đến các biện pháp tự vệ trong vấn đề mua sắm công về dịch vụ và trợ cấp.

Việc ký kết GATS là một trong những thành tựu mang tính bước ngoặt của Vòng đàm phán Uruguay, Hiệp định có hiệu lực vào tháng 1 năm 1995. GATS được lấy cảm hứng từ các mục tiêu cơ bản giống như Hiệp định trong lĩnh vực thương mại hàng hóa – Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT ), đó là: tạo ra một hệ thống các quy tắc thương mại quốc tế đáng tin cậy; đảm bảo đối xử công bằng và bình đẳng đối với tất cả các bên tham gia (nguyên tắc không phân biệt đối xử); khuyến khích hoạt động kinh tế thông qua đảm bảo các ràng buộc chính sách; và thúc đẩy thương mại và phát triển thông qua quá trình tự do hóa.

Mặc dù dịch vụ hiện chiếm hơn 2/3 sản lượng toàn cầu và việc làm, nhưng chúng chỉ chiếm không quá 25% tổng thương mại, khi được đo lường trên cơ sở cán cân thanh toán. Tuy nhiên, không nên đánh giá thấp phần chia sẻ này – mặc dù có vẻ khiêm tốn. Thật vậy, số liệu thống kê cán cân thanh toán không nắm bắt được một trong các phương thức cung cấp dịch vụ được xác định trong GATS, đó là cung cấp thông qua hiện diện thương mại ở một quốc gia khác (phương thức 3). Hơn nữa, mặc dù các dịch vụ ngày càng được tự do trao đổi, nhưng chúng cũng đóng vai trò là đầu vào quan trọng của quá trình sản xuất hàng hóa và do đó, khi được đánh giá theo giá trị gia tăng, dịch vụ chiếm khoảng 50% thương mại thế giới.

=> Hiệp định GATS gồm ba trụ cột chủ yếu: Những điều khoản chung; danh mục cam kết sơ bộ về tự do hóa thương mại dịch vụ; các phụ lục liên quan đến những điều kiện cụ thể của từng lĩnh vực riêng biệt.

 

2. Điều khoản tự vệ ở lĩnh vực dịch vụ trong Hiệp định Chung WTO về Thương mại Dịch vụ (GATS)

Hiệp định Chung WTO về Thương mại Dịch vụ (GATS) cho phép thiết lập “Các Biện pháp Tự vệ Khẩn cấp” trên cơ sở không phân biệt đối xử (Điều X) bằng cách tổ chức các cuộc đàm phán đa phương để soạn thảo chúng.

Dù rằng vấn đề này đã được bàn đến nhiều lần nhưng chưa một cuộc đàm phán nào được tổ chúc. Do đó trong bản Hiệp định này vẫn chưa có các biện pháp tự vệ hữu hiệu.

 

3. Phân tích Điều X Hiệp định Chung WTO về Thương mại Dịch vụ (GATS)

Tại Điều X Hiệp định Chung WTO về Thương mại Dịch vụ (GATS) quy định về các biện pháp tự vệ khẩn cấp, theo đó:

– Sẽ có các cuộc đàm phán đa biên về các biện pháp tự vệ khẩn cấp được tiến hành dựa trên nguyên tắc không phân biệt đối xử. Kết quả của các cuộc đàm phán này sẽ có hiệu lực chậm nhất là ba năm, kể từ ngày Hiệp định thành lập WTO có hiệu lực.

– Trong thời gian trước khi các kết quả đàm phán nêu tại khoản 1 có hiệu lực, bất kỳ Thành viên nào có thể thông báo cho Hội đồng Thương mại Dịch vụ về ý định sửa đổi hoặc rút lại một cam kết cụ thể sau thời gian một năm, kể từ ngày cam kết đó có hiệu lực các quy định của khoản 1 điều XXI không áp dụng trong trường hợp này; với điều kiện Thành viên đó phải chứng minh với Hội đồng rằng việc sửa đổi hoặc rút lại cam kết không thể chờ đến khi hết thời hạn ba năm quy định tại khoản 1 Điều XXI.

– Các quy định của khoản 2 sẽ được ngừng áp dụng sau ba năm, kể từ ngày Hiệp định WTO có hiệu lực.

 

4. Nghĩa vụ chung của Hiệp định Chung WTO về Thương mại Dịch vụ (GATS)

Các nghĩa vụ trong GATS có thể được phân thành hai nhóm lớn:
– các nghĩa vụ chung áp dụng cho tất cả các thành viên và tất cả các lĩnh vực dịch vụ, cũng như
– các nghĩa vụ chỉ áp dụng cho các lĩnh vực được ghi trong Biểu cam kết về dịch vụ của mỗi thành viên. Các cam kết trong lĩnh vực thương mại dịch vụ được trình bày trong các Biểu cam kết riêng của mỗi thành viên, đồng thời phạm vi, mức độ mở cửa thị trường cũng có thể khác nhau giữa các thành viên.
Trong GATS, các thuật ngữ và khái niệm liên quan như đối xử tối huệ quốc, đối xử quốc gia, mở cửa thị trường tương tự với GATT, nhưng không nhất thiết phải giống với những điều khoản và khái niệm được sử dụng trong GATT.

Ở mục này chúng ta tìm hiểu về nghĩa vụ chung của Hiệp định Chung WTO về Thương mại Dịch vụ (GATS), bao gồm:

Đối xử tối huệ quốc (MFN): Theo Điều II của GATS, các thành viên được yêu cầu ngay lập tức và vô điều kiện đối với các dịch vụ hoặc nhà cung cấp dịch vụ của tất cả các thành viên khác sự “đối xử không kém thuận lợi hơn so với các nhà cung cấp dịch vụ và dịch vụ của bất kỳ quốc gia nào khác”. Về nguyên tắc, điều này dẫn đến việc cấm các thỏa thuận ưu đãi giữa các nhóm thành viên trong các lĩnh vực riêng lẻ hoặc các điều khoản có đi có lại hạn chế lợi ích tiếp cận đối với các đối tác thương mại được đối xử tương tự.

Điều II GATS có các trường hợp miễn trừ. Các thành viên được phép miễn trừ như vậy trước khi Hiệp định có hiệu lực. Các trường hợp miễn trừ mới chỉ có thể được áp dụng cho các thành viên mới tại thời điểm gia nhập hoặc, trong trường hợp là các thành viên hiện tại, bằng cách miễn trừ theo Điều IX: 3 của Hiệp định thành lập WTO. Về nguyên tắc, tất cả các trường hợp miễn trừ không được kéo dài hơn 10 năm. Hơn nữa, GATS cho phép các nhóm thành viên tham gia hội nhập kinh tế khu vực hoặc công nhận lẫn nhau các tiêu chuẩn, chứng chỉ quy định và những nội dung tương tự nếu đáp ứng một số điều kiện nhất định.

Tính minh bạch: Các thành viên GATS được yêu cầu, công bố tất cả các biện pháp áp dụng chung và thiết lập các điểm hỏi đáp quốc gia được ủy quyền để trả lời các yêu cầu thông tin của các thành viên khác.

Các nghĩa vụ áp dụng chung khác bao gồm việc thiết lập các thủ tục rà soát hành chính và khiếu nại đối với hoạt động của các công ty độc quyền và các nhà cung cấp độc quyền.

 

5. Nghĩa vụ riêng của Hiệp định Chung WTO về Thương mại Dịch vụ (GATS)

Tiếp cận thị trường: Tiếp cận thị trường là một cam kết trong các lĩnh vực cụ thể. Nó có thể được thực hiện theo nhiều loại hạn chế khác nhau được liệt kê trong Điều XVI (2) GATS. Ví dụ, các hạn chế có thể được áp dụng với số lượng nhà cung cấp dịch vụ, hoạt động dịch vụ hoặc nhân viên trong ngành; giá trị của các giao dịch; hình thức pháp lý của nhà cung cấp dịch vụ; hoặc số vốn góp nước ngoài.

Đối xử quốc gia: Cam kết đối xử quốc gia có ý nghĩa rằng thành viên liên quan không thực hiện các biện pháp phân biệt đối xử, mang lại lợi ích cho các dịch vụ hoặc nhà cung cấp dịch vụ trong nước. Yêu cầu quan trọng là không được sửa đổi, theo luật hoặc trên thực tế, các điều kiện cạnh tranh có lợi cho ngành dịch vụ của nước thành viên. Một lần nữa, việc mở rộng đối xử quốc gia trong bất kỳ lĩnh vực cụ thể nào có thể được thực hiện tùy theo điều kiện và trình độ.

Các thành viên có thể tự do điều chỉnh phạm vi lĩnh vực và nội dung cơ bản của các cam kết đó khi họ thấy phù hợp. Do đó, các cam kết có xu hướng phản ánh các mục tiêu và ràng buộc của chính sách quốc gia, tổng thể và trong các lĩnh vực riêng lẻ. Trong khi một số thành viên đã cam kết một số ít dịch vụ, thì nhiều thành viên khác đã mở cửa thị trường và đối xử quốc gia với hơn 120 trên tổng số 160 phân ngành dịch vụ

Sự tồn tại của các cam kết cụ thể gây ra các nghĩa vụ khác liên quan đến việc thông báo các biện pháp mới có tác động đáng kể đến thương mại và huỷ bỏ các hạn chế đối với thanh toán và chuyển khoản quốc tế.

 

Trên đây là nội dung Luật LVN Group sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng!

Luật LVN Group (Sưu tầm và biên tập).