>> Luật sư tư vấn Luật sở hữu Trí tuệ qua điện thoại (24/7) gọi số: 1900.0191
Luật sư tư vấn:
1. Quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí
Trước khi tìm hiểu quyền sở hữu đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí thì cần làm rõ quyền sở hữu trí tuệ.
1.1 Quyền Sở hữu trí tuệ
Theo đó quyền sở hữu trí tuệ được định nghĩa là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng;
Như vậy quyền sở hữu trí tuệ gồm các loại quyền:
+ Quyền tác giả: là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu;
+ Quyền liên quan đến quyền tác giả: là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa;
+ Quyền sở hữu công nghiệp: là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh;
+ Quyền đối với giống cây trồng: là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu;
1.2 Quyền sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí
Có thể thấy quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là một loại quyền sở hữu trí tuệ.
Theo đó thì sáng chế được định nghĩa là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên;
Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này;
Thiết kế bố trí hay còn được gọi là thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn là cấu trúc không gian của các phần tử mạch và mối liên kết các phần tử đó trong mạch tích hợp bán dẫn;
1.3 Căn cứ phát sinh, xác lập quyền sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí
Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
Ngoài ra quyền sở hữu công nghiệp đối vối nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký; Quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ hoặc theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
2. Điều kiện bảo hộ quyền sáng chế kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí
Điều kiện đối với sáng chế
– Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau:
+ Có tính mới;
+ Có trình độ sáng tạo;
+ Có khả năng áp dụng công nghiệp;
– Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện sau:
+ Có tính mới;
+ Có khả năng áp dụng công nghiệp;
Lưu ý những đối sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chết
+ Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học;
+ Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh; chương trình máy tính;
+ Cách thức thể hiện thông tin;
+ Giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ;
+ Giống thực vật, giống động vật;
+ Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không phải là quy trình vi sinh;
+ Phương pháp phòng ngừa, chuẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật;
Điều kiện đối với kiểu dáng công nghiệp
Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ nếu đáp ứng điều kiện sau:
+ Có tính mới;
+ Có tính sáng tạo;
+ Có khả năng áp dụng công nghiệp
Lưu ý: Những đối tượng sau không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp
+ Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có;
+ Hình dáng bên ngoài của công tình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp;
+ Hình dáng sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm;
Điều kiện đối với thiết kế bố trí
Thiết kế bố trí được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau:
+ Có tính nguyên gốc;
+ Có tính mới thương mại;
Lưu ý: Nếu đối tượng là nguyên lý, quy trình, hệ thống, phương pháp được thực hiện bởi mạch tích hợp bán dẫn hay thông tin, phần mềm chưa trong mạch tích hợp bán dẫn thì sẽ không được bảo hộ với danh nghĩa thiết kế bố trí
3. Hành vi xâm phạm quyền sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí
Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gồm hành vi xâm phạm quyền tác giả; hành vi xâm phạm quyền liên quan; Hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí; Hành vi xâm phạm đói với bí mật kinh doanh; Hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý và Hành vi xâm phạm quyền đối với giống cây trồng;
Theo đó hành vi sau đây bị coi xâm phạm quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí:
– Sử dụng sáng chế được bảo hộ, kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ hoặc kiểu dáng công nghiệp không khác biệt đáng kể với kiểu dáng đó, thiết kế bố trí được bảo hộ hoặc bất kỳ phần nào có tính nguyên gốc của thiết kế bố trí đó trong thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ mà không được phép của chủ sở hữu;
– Sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mà không trả tiền đền bù theo quy định về quyền tạm thời.
Quyền tạm thời đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí được hiểu là trường hợp người nộp đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp biết rằng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp đang được người khác sử dụng nhằm mục đích thương mại và người đó không có quyền sử dụng trước thì người nộp đơn có quyền thông báo bằng văn bản cho người sử dụng về việc mình đã nộp đơn đăng ký, trong đó chỉ rõ ngày nộp đơn và ngày công bố đơn trên Công báo sở hữu công nghiệp để người đó chấm dứt việc sử dụng hoặc tiếp tục sử dụng;
Đối với thiết kế bố trí đã được người có quyền đăng ký hoặc người được người đó cho phép khai thác thương mại trước ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nếu người có quyền đăng ký biết rằng thiết kế bố trí đó đang được người khác sử dụng nhằm mục đích thương mại thì người đó có quyền thông báo bằng văn bản về quyền đăng ký của mình đối với thiết kế bố trí đó cho người sử dụng để người đó chấm dứt việc sử dụng thiết kế bố trí hoặc tiếp tục sử dụng;
Nếu đã thông báo theo quy định mà người được thông báo vẫn tiếp tục sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí thì khi Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn được cấp, chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí có quyền yêu cầu người đã sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí phải trả một khoản tiền đền bù tương đương với giá chuyển giao quyền sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí đó trong phạm vi và thời hạn sử dụng tương ứng;
Căn cứ xác định hành vi xâm phạm
Hành vi trên bị xem xét bị coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ khi có đủ các căn cứ sau đây:
+ Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ;
+ Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét;
+ Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định;
+ Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam
(Hành vi bị xem xét cũng bị coi là xảy ra tại Việt Nam nếu hành vi đó xảy ra trên mạng internet nhưng nhằm vào người tiêu dùng hoặc người dùng tại Việt Nam)
Yếu tố xâm phạm quyền sở hữu đối với sáng chế
– Yếu tố xâm phạm quyền đối với sáng chế có thể thuộc một trong các dạng sau:
+ Sản phẩm hoặc bộ phận (phần) sản phẩm trùng hoặc tương đương với sản phẩm hoặc bộ phận (phần) của sản phẩm thuộc phạm vi bảo hộ sáng chế;
+ Quy trình trùng hoặc tương đương với quy trình thuộc phạm vi bảo hộ sáng chế;
+ Sản phẩm hoặc bộ phận (phần) của sản phẩm được sản xuất theo quy trình trùng hoặc tương đương với quy trình thuộc phạm vi bảo hộ sáng chế;
(Căn cứ để xác định yếu tố xâm phạm quyền đối với sáng chế là phạm vi bảo hộ sáng chế được xác định theo Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích)
Yếu tố xâm phạm quyền đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn
+ Thiết kế bố trí được tạo ra do sao chép thiết kế bố trí được bảo hộ;
+ Mạch tích hợp bán dẫn được tạo ra một cách trái phép theo thiết kế bố trí được bảo hộ; Sản phẩm hoặc bộ phận (phần) sản phẩm gắn mạch tích hợp dẫn đó;
(Căn cứ xác định yếu tố xâm phạm quyền đối với thiết kế bố trí là phạm vi bảo hộ quyền đối với thiết kế bố trí được xác định theo Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn)
Yếu tố xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp
– Yếu tố xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp là sản phẩm hoặc phần của sản phẩm mà hình dáng bên ngoài không khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ;
– Căn cứ để xác định yếu tố xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp là phạm vi bảo hộ kiểu dáng công nghiệp được xác định theo Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp;
– Sản phẩm, phần sản phẩm bị coi là yếu tố xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Trên sản phẩm hoặc phần sản phẩm bị xem xét, kể cả trường hợp đã được cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, có tập hợp các đặc điểm tạo dáng hợp thành một tổng thể là bản sao hoặc về bản chất là bản sao (gần như không thể phân biệt được sự khác biệt) của kiểu dáng công nghiệp của chủ sở hữu khác đã được bảo hộ mà không được sự đồng ý của người đó;
+ Trên sản phẩm hoặc phần sản phẩm bị xem xét có tập hợp các đặc điểm tạo dáng hợp thành một tổng thể là bản sao hoặc về bản chất là bản sao của kiểu dáng công nghiệp của ít nhất một sản phẩm trong bộ sản phẩm được bảo hộ của người khác;
– Kiểu dáng công nghiệp của một sản phẩm (phần sản phẩm) chỉ bị coi là không khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 105/2006/NĐ-CP khi kiểu dáng công nghiệp đó là bản sao hoặc về bản chất bản sao của kiểu dáng công nghiệp đã được bảo hộ;
4. Hình thức xử lý hành vi vi phạm quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí
Khi có hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí thì người vi phạm tùy thuộc vào mức độ nguy hiểm và thiệt hại có thể bị xử phạt hành chính; truy cứu trách nhiệm hình sự
Xử phạt hành chính hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, thiết kế bố trí
– Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500 nghìn đồng đến 2 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây vì mục đích kinh doanh trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm đến 3 triệu đồng
+ Buôn bán; chào hàng; vận chuyển, kể cả quá cảnh; tàng trữ; trưng bày để bán sản phẩm xâm phạm quyền đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, thiết kế bố trí hoặc sản phẩm được sản xuất từ quy trình xâm phạm quyền đối với sáng chế, giải pháp hữu ích;
+ Khai thác công dụng sản phẩm xâm phạm quyền đối với sáng chế, giải pháp hữu ích hoặc sản phẩm được sản xuất từ quy trình xâm phạm quyền đối với sáng chế, giải pháp hữu ích;
+ Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện 2 hành vi trên
– Có thể bị phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 4 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ trên 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng;
– Có thể bị phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 8 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ trên 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng;
– Có thể bị phạt tiền từ 8 triệu đồng đến 15 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ trên 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng;
– Có thể bị phạt tiền từ 15 triệu đồng đến 25 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ trên 20 triệu đồng đến 40 triệu đồng;
– Có thể bị phạt tiền từ 25 triệu đồng đến 40 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ trên 40 triệu đồng đến 70 triệu đồng;
– Có thể bị phạt tiền từ 40 triệu đồng đến 60 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ trên 70 triệu đồng đến 100 triệu đồng;
– Có thể bị phạt tiền từ 60 triệu đồng đến 80 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ trên 100 triệu đồng đến 200 triệu đồng;
– Có thể bị phạt tiền từ 80 triệu đồng đến 110 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ trên 200 triệu đồng đến 300 triệu đồng;
– Có thể bị phạt tiền từ 110 triệu đồng đến 150 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ trên 300 triệu đồng đến 400 triệu đồng;
– Có thể bị phạt tiền từ 150 triệu đồng đến 200 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ trên 400 triệu đồng đến 500 triệu đồng;
– Có thể bị phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 250 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ trên 500 triệu đồng;
Bên cạnh đó có thể phạt tiền bằng 1,2 lần mức tiền phạt ở trên nhưng không vượt quá 250 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây vì mục đích kinh doanh
+ Sản xuất bao gồm: Thiết kế, xây dựng, chế tạo, gia công, lắp ráp, chế biến, đóng gói sản phẩm, hàng hóa xâm phạm quyền đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, thiết kế bố trí;
+ Áp dụng quy trình xâm phạm quyền đối với sáng chế, giải pháp hữu ích;
+ Nhập khẩu sản phẩm xâm phạm quyền đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, thiết kế bố trí hoặc sản phẩm được sản xuất từ quy trình xâm phạm quyền đối với sáng chế, giải pháp hữu ích;
+ Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi vi phạm trên
– Ngoài ra người vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa vi phạm từ 1 tháng đến 3 tháng đối với hành vi vi phạm mà có giá trị hàng vi phạm từ trên 100 triệu đồng
– Đồng thời người vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm và tiêu hủy yếu tố vi phạm đối với hành vi vi phạm trên;
+ Buộc tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm nếu không loại bỏ được yếu tố vi phạm;
+ Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hàng hóa quá cảnh xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 đến Khoản 12 Điều 10 Nghị định 99/2013/NĐ-CP;
+ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm trên;
Xử phạt hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp
– Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500 nghìn đồng đến 2 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây vì mục đích kinh doanh trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm đến 3 triệu đồng;
+ Buôn bán; chào hàng; vận chuyển, kể cả quá cảnh; tàng trữ; trưng bày để bán hàng hóa, dịch vụ xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp;
+ Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi trên;
– Có thể bị phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 4 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng.
– Có thể bị phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 8 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng.
– Có thể bị phạt tiền từ 8 triệu đồng đến 15 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng.
– Có thể bị phạt tiền từ 15 triệu đồng đến 25 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 20 triệu đồng đến 40 triệu đồng.
– Có thể bị phạt tiền từ 25 triệu đồng đến 40 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 40 triệu đồng đến 70 triệu đồng.
– Có thể bị phạt tiền từ 40 triệu đồng đến 60 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 70 triệu đồng đến 100 triệu đồng.
– Có thể bị phạt tiền từ 60 triệu đồng đến 80 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 100 triệu đồng đến 200 triệu đồng.
– Có thể bị phạt tiền từ 80 triệu đồng đến 110 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 200 triệu đồng đến 300 triệu đồng.
– Có thể bị phạt tiền từ 110 triệu đồng đến 150 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 300 triệu đồng đến 400 triệu đồng.
– Có thể bị phạt tiền từ 150 triệu đồng đến 200 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 400 triệu đồng đến 500 triệu đồng.
– Có thể bị phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 250 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm trên 500 triệu đồng.
– Phạt tiền bằng 1,2 lần mức tiền phạt trên nhưng không vượt quá 250 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau:
+ Sản xuất bao gồm: Thiết kế, chế tạo, gia công, lắp ráp, chế biến, đóng gói hàng hòa mang dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp;
– Đồng thời còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ 1 tháng đến 3 tháng đối với hành vi vi phạm mà giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ 100 triệu đồng trở lên và khoản 13 Điều 11 Nghị định 99/2013/NĐ-CP;
– Có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp quy định tại Khoản 1 và Khoản 13 Điều 11 Nghị định 99/2013/NĐ-CP trong trường hợp không có căn cứ xác định giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm;
– Có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với hành vi sử dụng dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại trên biển hiệu, giấy tờ giao dịch kinh doanh, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, bao bì hàng hóa;
+ In, dán, đính, đúc, dập khuôn hoặc bằng hình thức khác tem, nhãn, vật phẩm khác mang dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp, tên thương mại lên hàng hóa;
+ Nhập khẩu hàng hóa mang dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp;
+ Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi trên
Ngoài ra người vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả
+ Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm và tiêu hủy yếu tố vi phạm;
+ Buộc tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm nếu không loại bỏ được yếu tố vi phạm; hàng hóa vi phạm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường; tem, nhãn, bao bì, vật phẩm vi phạm;
+ Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hàng hóa quá cảnh xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định từ khoản 1 đến khoản 12 Điều 11 Nghị định 99/2013/NĐ-CP;
+ Buộc thay đổi tên doanh nghiệp, loại bỏ yếu tố vi phạm trong tên doanh nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 15 Điều 11 Nghị định 99/2013/NĐ-CP;
+ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định từ khoản 1 đến khoản 13 Điều 11 Nghị định 99/2013/NĐ-CP;
Truy cứu trách nhiệm hình sự
Tùy thuộc vào mức độ nguy hiểm của hành vi và thiệt ra xảy ra thì người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
Theo đó người nào cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam mà đối tượng là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng, thì bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 500 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm;
Đối với pháp nhân thương mại thực hiện hành vi vi phạm với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 200 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 300 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 300 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng; thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 100 triệu đồng đến 300 triệu đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100 triệu đồng đến 300 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 500 triệu đồng đến 2 tỷ;
– Có thể bị phạt tiền từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm; phạt tiền từ 2 tỷ đến 5 tỷ hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 6 tháng đến 2 năm đối với pháp nhân thương mại nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Có tổ chức;
+ Phạm tội 2 lần trở lên;
+ Thu lợi bất chính 300 triệu đồng trở lên;
+ Gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý 500 triệu đồng trở lên;
+ Hàng hóa vi phạm trị giá 500 triệu đồng trở lên;
– Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 200 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm;
– Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền 100 triệu đồng đến 500 triệu đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 1 năm đến 3 năm;
Trên đây là phân tích về hành vi xâm phạm quyền sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí của Luật LVN Group. Hi vọng những thông tin mà chúng tôi phân tích, đưa ra trên đây sẽ giúp ích cho quý khách trong quá trình làm việc. Trong trường hợp quý bạn đọc có điều chưa rõ về bài viết hay có bất cứ khúc mắc về pháp luật vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến theo số Hotline: 1900.0191 để được hỗ trợ giải đáp một cách nhanh, hiệu quả nhất. Hoặc gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: [email protected]. Rất mong nhận được sự hợp tác và tin tưởng của quý khách, Luật LVN Group xin trân trọng cảm ơn !