Sự không bình thường đó là gì? Là những khuyết tật ngày càng bộc lộ trong đời sống hiện đại nhưng vẫn được xã hội chấp nhận, có khi còn cổ vũ vô lối cho nó.
Người ta gặp sự bất thường đó ngay từ khi vào đời. Cha mẹ phải chen nhau để tìm chỗ cho con vào những trường tiểu học (rất tốn tiền) mà học sinh chưa học lớp Một đã phải thi đầu vào. Tiêu chuẩn đặt ra với một đứa trẻ chưa từng đến trường: không được ngọng, phải có IQ cao, phải biết tiếng Anh, biết đọc, biết viết… Phong trào mù quáng đó tạo nên sự nhầm lẫn về chuẩn mực cho trẻ lớp Một. Giáo dục khi ấy không giúp trẻ em khơi gợi những khả năng tiềm ẩn của mình như thiên chức của nó mà là một cỗ máy khắc nghiệt gò ép các em.
Chuẩn mực bị đảo lộn khi một thầy giáo hiệu trưởng có thể xâm hại tình dục ngay cả học sinh mới 9 tuổi của mình, một thầy giáo khác thì lạm dụng học trò nữ 13 tuổi; là việc một người từng làm mẹ có thể đâm kim vào thóp đứa trẻ mới hơn một tháng tuổi, một người phụ nữ nghe lời người tình giết con đẻ mình…
Luật sư tư vấn pháp luật lao động qua điện thoại (24/7)gọi: 1900.0191
Không riêng gì những vụ việc đau lòng, sự mất cân bằng về chuẩn mực biểu hiện ngay bên ta từ những việc nhỏ nhặt song nó hiển nhiên đến nỗi ít ai thắc mắc. Hai người giúp việc cho hai nhà cạnh nhau, một người Malaysia ăn lương 500 đô la Mỹ/tháng trong khi cũng công việc đó, bà giúp việc người Việt bên cạnh chỉ có lương hơn một triệu đồng. Tức là khi so sánh tiêu chuẩn hai người giúp việc theo cùng một chuẩn mực (về người giúp việc nhà) chúng ta từ lâu nay đã tụt hạng thê thảm. Đó là nỗi đau của người Việt Nam về chất lượng nguồn nhân lực, song nhiều người trong chúng ta đã quen nên không hề thấy xót xa.
Sẽ có người nói không nên chỉ nhìn vào điểm chưa tốt mà quên đi những điểm tốt chúng ta đã có, song, nếu dám nhìn vào điểm chưa tốt để hướng đến điều tốt đẹp thì dân tộc ta mới có thể tự giúp mình. Nhiều, nhiều lắm những sự vệc đau lòng vừa qua đã khiến con người ta bị xáo trộn về niềm tin, hoang mang về đời sống.
Những khuyết tật văn hóa và những vết thương chuẩn mực đang được bày ra ở mọi nơi. Nó làm con người lao đao trước sự chủ động của chính mình, lệ thuộc nhiều hơn vào sự áp đặt. Nó còn làm cho những giá trị ảo có thể đưa đến những quyền lợi thực, và thiên hạ ngày càng bị đổ xô theo dòng xoáy của lối sống tôn vinh giá trị vô giá trị, vô chuẩn mực hay sinh ra những thứ chuẩn mực mà không có tính nhân văn.
Chuẩn mực đang là câu hỏi của cả xã hội. Nó là thước đo mới để nhìn xã hội bằng đòi hỏi phát triển chiều sâu thay vì chiều rộng. Chúng ta hiện vẫn đang vật lộn với sự phát triển chiều rộng, thiên về hình thức trong khi muốn phát triển bền vững và thoát ra khỏi bẫy thu nhập bình quân thì chắc chắn phải có chiến lược và hành động cụ thể để phát triển chiều sâu.
Người ta vẫn nhắc đến giá trị công nghệ và chất lượng sản phẩm, giá trị gia tăng trong kinh doanh nhưng tất cả muốn có phải được định giá và xây dựng trên một hệ thống giá trị chuẩn mực mà giá trị đó được số đông thừa nhận cũng như đã có những hiệu quả nhất định. Mỗi con người, mỗi công ty, mỗi thị trường đi một hướng nhưng chuẩn mực là cái chung gắn kết tất cả. Khi gắn kết giá trị chuẩn mực với nhìn nhận sự việc, người ta sẽ không chỉ nhìn thấy cái bề ngoài mà còn thấu hiểu bên trong, tự hào vì cái bên trong đó chứ không phải vì manh áo đẹp, vì chiếc xe hàng hiệu.
Vậy, vì sao có sự khuyết tật đó? Nguyên nhân thứ nhất, do luật pháp không được thượng tôn.
Chuẩn mực cũng được nhiều người hiểu là luật nhưng bản chất của nó cao hơn luật pháp. Bởi nó mặc định trong đầu người ta khi đã tham gia vào thiết chế xã hội nào đó, thậm chí không bị ngăn cách bởi biên giới và thiết chế luật pháp của từng quốc gia.
Để có được những thước đo vô hình đó, con người đã phải “chỉnh hình” chúng từng milimet trong hàng ngàn năm để từng bước hình thành các chuẩn mực văn minh mà mọi thể chế dân chủ pháp quyền hiện tại đều luôn tôn trọng.
Nhưng luật pháp và một cơ chế quản lý xã hội, quản lý con người tốt là tiền đề gây dựng những chuẩn mực tốt. Khi anh có hiểu chuẩn mực và làm theo chuẩn mực thì chính anh sẽ được bảo vệ trước bởi người khác cũng vì chuẩn mực của họ mà không làm hại đến lợi ích của anh. Nó là một sức mạnh cao hơn luật pháp (khiến có những người có thể tự tử vì trót hành xử không theo chuẩn mực của họ đặt ra cho mình) và mọi sự cưỡng chế mang tính luật pháp. Còn khi luật pháp và chuẩn mực chung bị đẩy xuống hàng thứ yếu sau tiền bạc và công cụ khác thì cái ác sẽ nảy sinh.
Thứ hai, do bản thân cách hành xử của các cơ quan cấp cao nhất cũng sai chuẩn mực chung của xã hội và không chính xác với cả hệ thống luật họ dày công lập ra. Thượng bất chính, hạ tắc loạn. Một khi các giấy phép con, cháu, văn bản dưới luật, thư tay, gửi gắm, nhận làm người nhà, nhận quà cảm ơn gọi là tình cảm, nhờ giúp đỡ, hoa hồng ăn chia, can thiệp hành chính, đường dây chạy giấy phép… còn như một thói quen tất yếu của xã hội thì các chuẩn mực chung hiển nhiên phải lùi bước.
Trên thế giới, ngày càng nhiều các công ty lớn công bố những bộ chuẩn mực của doanh nghiệp mình, để họ thể hiện trách nhiệm của mình đối với xã hội, với nhân viên và nền kinh tế họ tham gia, vậy tại sao điều đó chưa xảy ra với các công ty của Việt Nam cũng như với cơ quan quản lý nhà nước?
Khi chúng ta đồng lòng thiết lập được các chuẩn mực chung cao hơn thì nó sẽ trở thành đòn bẩy đòi hỏi ý thức, thái độ làm việc của các thành tố trong xã hội chuyên nghiệp hơn để đáp ứng các chuẩn mực đó. Qua đó hạn chế dần việc “đánh quả”, làm ăn chụp giật, ăn xổi ở thì là các biểu hiện phổ biến của ý thức, thái độ sống thiên về phát triển chiều rộng và ngắn hạn.
SOURCE: THỜI BÁO KINH TẾ SÀI GÒN/BLOGS/HỒNG PHÚC
Trích dẫn từ:http://blogs.thesaigontimes.vn/
————————————————
DỊCH VỤ TƯ VẤN PHÁP LUẬT LIÊN QUAN:
1. Tư vấn xin cấp phép đầu tư;
2. Tư vấn cấp giấy chứng nhận đầu tư;
3. Tư vấn thành lập doanh nghiệp liên doanh;
4. Các dịch vụ cung cấp cho nhà đầu tư trong nước;
5. Tư vấn thành lập công ty liên doanh tại Việt Nam;
6. Dịch vụ tư vấn Cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài;