1. Khái niệm về vụ án dân sự
Tại Điều 1 Bộ luật Tố tụng dân sự có đề cập đến vụ án dân sự, theo đó các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động được gọi chung là vụ án dân sự. Có thể hiểu một cách đơn giản, vụ án dân sự là các tranh chấp xảy ra giữa các đương sự mà theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự thì cá nhân, tổ chức tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
2. Khái niệm về chứng cứ
Căn cứ Điều 93 Bộ Luật tố tụng Dân sự quy định về khái niệm chứng cứ như sau:
“Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp”.
3. Đặc điểm của chứng cứ
Chứng cứ luôn được xem là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định, là cơ sở giúp Tòa án đưa ra kết luận cuối cùng, vì vậy chứng cứ luôn cần phải đảm bảo 03 yếu tố: tính khách quan, tính liên quan và tính hợp pháp nhằm tìm ra sự thật khách quan. Cụ thể:
– Tính khách quan: chứng cứ không phụ thuộc vào ý thức chủ quan của con người – không được tạo ra chứng cứ.
– Tính liên quan: chứng phải liên quan trực tiếp, gián tiếp đến vụ việc.
– Tính hợp pháp: chứng cứ phải được thu thập, bảo quản, xem xét, đánh giá, nghiên cứu theo trình tự, thủ tục luật định. Ví dụ: chứng cứ phải là một trong các nguồn theo quy định của BLTTDS, phải được giao nộp trong một thời gian luật quy định…
4, Căn cứ xác định chứng cứ
Căn cứ theo Điều 95 của Bộ luật tố tụng dân sự về xác định nguồn chứng cứ được quy định như sau:
– Tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận.
– Tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản trình bày của người có tài liệu đó về xuất xứ của tài liệu nếu họ tự thu âm, thu hình hoặc văn bản có xác nhận của người đã cung cấp cho người xuất trình về xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó.
– Thông điệp dữ liệu điện tử được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
– Vật chứng là chứng cứ phải là hiện vật gốc liên quan đến vụ việc.
– Lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng được coi là chứng cứ nếu được ghi bằng văn bản, băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình, thiết bị khác chứa âm thanh, hình ảnh theo quy định hoặc khai bằng lời tại phiên tòa.
– Kết luận giám định được coi là chứng cứ nếu việc giám định đó được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.
– Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ được coi là chứng cứ nếu việc thẩm định được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.
– Kết quả định giá tài sản, kết quả thẩm định giá tài sản được coi là chứng cứ nếu việc định giá, thẩm định giá được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.
– Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập tại chỗ được coi là chứng cứ nếu việc lập văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.
– Văn bản công chứng, chứng thực được coi là chứng cứ nếu việc công chứng, chứng thực được thực hiện theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.
– Các nguồn khác mà pháp luật có quy định được xác định là chứng cứ theo điều kiện, thủ tục mà pháp luật quy định.
Việc tìm hiểu quy định về chứng cứ không chỉ có ý nghĩa pháp lý mà còn góp phần quan trọng vào quá trình giải quyết vụ án.
5. Kiến nghị hoàn thiện quy định về thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự
– Đối với nông thôn, trung du, miền núi, vùng Tây nguyên, Nhà nước cần ưu tiên đầu tư tài chính, cơ sở vật chất, phát triển hệ thông bổ trợ tư pháp mạnh mẽ hơn nữa, đặc biệt là cơ quan trợ giúp pháp lý để hỗ trợ cho ngưòi dân nghèo, hiểu biết pháp luật đặc biệt là pháp luật dân sự, tố tụng dân sự còn hạn chế. Nhằm tạo cho người dân nghèo những điểu kiện cần thiết để họ bảo vệ được quyển và lợi ích hợp pháp của mình.
– Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục pháp luật dân sự và tố tụng dân sự để người dân biết và chủ động tự bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình.
– Khi sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành nên quy định thời hạn giao nộp tài liệu, chứng cứ.
– Nếu như việc thông báo về việc thụ lý vụ án đã được quy định ở Điều 196 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành trong đó có đoạn đã viết rõ “những vấn đề cụ thể người khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết; danh sách tài liệu, chứng cứ người khởi kiện nộp kèm theo đơn khởi kiện”, nhưng nếu quá trình tố tụng các bên đương sự mới giao nộp chứng cứ, tài liệu hoặc tài liệu do Toà án thu thập thì Bộ luật chưa quy định ai phải gửi, phải thông báo tài liệu, chứng cứ cho phía bên kia biết, sẽ gâý khó khăn cho việc thực hiện quyển và nghĩa vụ chứng minh nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
– Cần quy định trong Bộ luật tốtụng dân sự về trách rihiệm của cơ quan, tổ chức phải cung cấp tài liệu có liên quan đến vụ án theo yêu cầu của người dân, nếu từ chốỉ phải nêu rõ lý do và trả lời bằng văn bản, đồng thòi xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức khi khồng đáp ứng yêu cầu của người dân, của Toà án.
Trong khi chưa kịp sửa Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành, cần kiến nghị với Chính phủ đưa ra những quy định rõ ràng về trách nhiệm cung cấp tài liệu chứng cứ hên quan đến Vụ việc dân sự theo yêu cầu của ngưòi dân và xác định rõ cơ chế trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức khi cơ quan, tổ chức đó không thực hiện yêu cầu của Toà án về cung cấp tài liệu, chứng cứ hoặc cung cấp không đầy đủ, không đúng.
– Cần quy định trong Bộ luật việc định giả là một loại giám định và cho thành lập các trung tâm (tư nhân hoặc Nhà nước) về giám định giá. Trong khi chưa được quy định trong Bộ luật, Chính phủ cần ban hành nghị định quy định trách nhiệm của cơ quan liên quan phối hợp với Toà án trong việc định giá hoặc ít ra phải có ngay một thông tư liên tịch về vấn đề này.
– Cần sửa đổi bổ sung Điều 89 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành về xem xét, thẩm định tại chỗ theo hướng: khi có yêu cầu của đương sự hoặc khi Toà án xét thấy cần thiết thì có quyền chủ động xem xét thẩm định tại chỗ.
– Nếu như trong tố tụng hình sự nhà nưốc phải chứng minh hành vi phạm tội thì mới được kết tội, do đó việc giám định bắt buộc phải theo trình tự tư pháp. Còn trong dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình đương sự phải thực hiện nghĩa vụ chứng minh. Giám định cũng lấ một biện pháp thu thập chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình; dành quyền chủ động cho đương sự, thì không cần quy định khi giám định bắt buộc phải theo trình tự tư pháp. Đương sự có quyền chủ động yêu cầu cơ sở nào đó giám định và họ xuất trình kết quả đó để chứng minh cho yêu cầu của mình hay phản bác yêu cầu của người khác. Nếu việc giám định đó là chính xác thì kết quả giám định sẽ là chứng cứ của vụ việc dân sự. Đương sự bên kia nếu không chấp nhận kết quả giám định thì có quyển yêu cầu Toà án trưng cầu giám định lại theo trình tự tư pháp, như vậy sẽ vừa bảo đảm được quyền và lợi ích của đương sự, vừa bảo đảm khách quan. Thiết nghĩ, khi sửa đổi Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành nên quy định mỏ hơn về vấn đề này: cụ thể là đương sự có thể tự yêu cầu giám định hoặc yêu cầu Toà án trưng cầu giám định theo trình tự tư pháp, như thế sẽ hợp lý hơn.
– Để tạo ra sự nhất quán giữa các quy định ở Điều 93, 94, 95, 96 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành, tránh sự nhầm lẫn, hiểu sai, nên bổ sung từ “nguồn” vào trước từ “chứng cứ” được quy định ở khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 95 và bổ sung vào những nội dung tướng ứng của Điềư 96 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành. Do đó, Điều 95 và Điều 96 có thể viết lại như sau:
“Điều 95. Xác định chứng cứ
1. Các tài liệu đọc được nội dung được coi là nguồn chứng cứ hếu là bản chính hoậc bản sao có công chứng, chứng thực hộp pháp hoặc do cơ quan, tố chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận.
2. Các tài liệu nghe được, nhìn được được coi là nguồn chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản xác nhận xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó.
3. Vật chứng muốn là nguồn chứng cứ phải là hiện vật gốc liên quan đến vụ việc.
4. Lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng được coi là nguồn chứng cứ hếu được ghi bằng văn bản, băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghì hình theo quy định tại khoản 2 Điều này hoặc khai bằng lời tại phiên toà.
5. Kết luận giám định được coi là nguồn chứng cứ nếu việc giám định đó được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.
6. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ được coi là nguồn chứng cứ nếu việc thẩm định được tiến hành theo thủ tục do phập luật quy định và có chữ ký của các thành viên tham gia thẩm định.
7. Tập quán được coi là nguồn chứng cứ nếu được cộng đồng nơi có tập quán đó thừa nhận.
8. Kết quả định giá tài sản được coi là nguồn chứng cứ nếu việc định giá được tiến hành theo thủ tục do pháp luật quy định hoặc văn bản do chuyên gia về giá cả cung cấp theo quy định tại khoản 1 Điều này.”
Điều 96. Giao nộp chứng cứ
1. Trong quá trình Toà án giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyển và nghĩa vụ giao nộp chứng cứ cho Toà án; nếu đương sự không nộp hoặc nộp không đầy đủ thì phải chịu hậu quả của việc không nộp hoặc nộp không đầy đủ đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Việc đương sự giao nộp nguồn chứng cứ cho Toà án phải được lập biên bản về việc giao nhận nguồn chứng cứ. Trong biên bản phải ghi rõ tên gọi, hình thức, nội dung, đặc điểm của nguồn chứng cứ; số bản, số trạng của nguồn chứng cứ và thòi gian nhận; chữ ký hoặc điểm chỉ của người giao nộp, chữ ký của người nhận và dấu của Toà án. Biên bản phải lập thành hai bản, một bản lưu vào hồ sơ vụ việc dân sự và một bản giao cho đương sự nộp chứng cứ giữ.
3. Đương sự giao nộp cho Toà án chứng cứ bằng tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài phải kèm theo bản dịch tiếng Việt, được công chứng, chứng thực hợp pháp”.
– Cần quy định rõ trong Bộ luật tố tụng dân sự về việc cấp giám đốc thẩm có quyền thu thập chứng cứ không? nếu có quyền thu thập thì được tiến hành trước khi có kháng nghị hay sau khi có kháng nghị hoặc khi xét xử giám đốc thẩm; Khi tiến hành các biện pháp thu thập chứng cứ có phải tuân theo quy định ở Điều 97 Bộ luật tố tụng dân sự hay không? Đây là vấn đề hiện đang có rất nhiều ý kiến khác nhau, nhưng có lẽ nên quy định theo hướng cấp giám đốc thẩm không có quyền thu thập chứng cứ. Vì đây là cấp phá án, không phải là một cấp xét xử. Nếu quy định theo hướng nói trên sẽ tạo thêm sự ổn định cho các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Xin được đề cập sâu hơn vấn đề này trong một bài khác.
– Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và mở rộng giao lưu hợp tác nhiều mặt với các nước, hiện nay các tranh chấp có yếu tố nước ngoài, phải ủy thác tư pháp ngày càng tăng. Vì vậy, việc tháo gỡ các vướng mắc trong vấn đề ủy thác tư pháp cho cơ quan ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài hoặc cho Tòa án nước ngoài đặt ra ngày càng gay gắt và nóng bỏng. Do đó, cần sớm có một văn bản quy phạm dưởi dạng nghị định của Chính phủ hoặc thông tư liên tịch quy định thật đầy đủ về phạm vi, trình tự, thủ tục, trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong vấn đề thực hiện việc ủy thác tư pháp có yếu tố nước ngoài.
Có những vướng mắc, kiến nghị trong bài viết đã được đưa vào Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tô tụng dân sự hoặc trong văn bản Pháp luật khác… nhưng vẫn còn những vướng mắc, kiên nghị chưa được bổ sung, sửa đổi nên trong thực tiễn giải quyết vụ, việc dân sự Tòa án vẫn đang gặp khó khăn. Để tiện cho bạn đọc nghiên cứu, tác giả đã sửa chữa, bổ sung trên cơ sở bài viết cũ.