Nội dung được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Lao động của Công ty luật LVN Group

>> Luật sư tư vấn pháp luật Lao động, gọi: 1900.0191

1. Cơ sở pháp lý:

– Luật Doanh nghiệp năm 2020

– Bộ luật lao động năm 2019

2. Tạm ngừng kinh doanh là gì?

Tạm ngừng kinh doanh được hiểu trường hợp doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh trong một thời gian nhất định và phải thông báo bằng văn bản về thời điểm bắt đầu và thười hạn tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất 03 ngày trước ngày tạm ngừng.

3. 05 lưu ý đối với người sử dụng lao động khi tạm ngừng kinh doanh

3.1. Tạm ngừng kinh doanh phải làm thủ tục thông báo

Theo khoản 1 Điều 6 Luật Doanh nghiệp năm 2020, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.

Cũng theo khoản 1 Điều 66 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP, trường hợp doanh nghiệp, có nhu cầu tiếp tục tạm ngừng kinh doanh sau khi hết thời hạn đã thông báo thì phải thông báo chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tiếp tục tạm ngừng kinh doanh.

Lưu ý: Trường hợp hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh từ 30 ngày trở xuống thì không phải làm thủ tục thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh.

Việc thông báo tạm ngừng kinh doanh được thực hiện như sau:

(i) Đối với doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh:

Nơi nộp hồ sơ: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

(ii) Đối với hộ kinh doanh

Nơi nộp hồ sơ: Phòng Tài chính Kế hoạch thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi hộ kinh doanh đặt trụ sở chính.

Tạm ngừng kinh doanh không phải thông báo với cơ quan thuế

Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm thông báo cho cơ quan thuế biết về thông tin người nộp thuế tạm ngừng kinh doanh chậm nhất không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của người nộp thuế (Điều 14 Thông tư số 151/2014/TT-BTC).

Như vậy, doanh nghiệp chỉ phải nộp hồ sơ thông báo tạm ngừng kinh doanh với Phòng Đăng ký kinh doanh. Việc gửi thông báo cho cơ quan thuế là trách nhiệm của Phòng Đăng ký kinh doanh (không phải của doanh nghiệp).

3.2. Trường hợp không cần nộp hồ sơ khai thuế khi tạm ngừng kinh doanh

Theo điểm a khoản 2 Điều 4 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP, trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, người nộp thuế không phải nộp hồ sơ khai thuế, trừ trường hợp tạm ngừng không trọn tháng, quý, năm dương lịch hoặc năm tài chính thì vẫn phải nộp hồ sơ khai thuế tháng, quý; hồ sơ quyết toán năm.

Riêng hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán tạm ngừng hoạt động, kinh doanh thì được cơ quan thuế xác định lại nghĩa vụ thuế khoán.

Đồng thời, trong thời gian này, người nộp thuế cũng không được sử dụng hóa đơn, không phải nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn. Nếu được chấp thuận sử dụng hóa đơn thì phải nộp hồ sơ khai thuế, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quy định.

3.3. Đối với lệ phí môn bài

Theo Nghị định số 22/2020/NĐ-CP, người nộp lệ phí môn bài đang hoạt động có văn bản gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp về việc tạm ngừng sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch thì không phải nộp lệ phí môn bài cho năm tạm ngừng hoạt động nếu đáp ứng được 02 điều kiện sau:

(i) Văn bản xin tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh gửi cơ quan thuế trước ngày 30/01 hàng năm;

(ii) Chưa nộp lệ phí môn bài của năm tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh.

3.4. Thời hạn tạm ngừng kinh doanh

Thời hạn tạm ngừng kinh doanh có sự khác nhau giữa doanh nghiệp và hộ kinh doanh, cụ thể:

Tiêu chí

Doanh nghiệp

Hộ kinh doanh

Căn cứ pháp lý

Khoản 1 Điều 66 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP

Khoản 1 Điều 91 Nghị định 01/2021.

Thời hạn tạm ngừng kinh doanh

Không quá một năm. Khi hết thời hạn nếu muốn tạm ngừng kinh doanh tiếp thì phải làm thủ tục thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh.

Tạm ngừng kinh doanh vô thời hạn.

3.5. Mức xử phạt khi không thông báo tạm ngừng kinh doanh

Doanh nghiệp

Hộ kinh doanh

Mức phạt tiền

Không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn đến cơ quan đăng ký kinh doanh về thời Điểm và thời hạn tạm dừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh: 01 – 02 triệu đồng.

Đăng ký tạm ngừng kinh doanh nhưng không thông báo tạm ngừng hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh: 01 – 02 triệu đồng.

Tạm ngừng kinh doanh mà không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn (dưới 06 tháng): 500.000 – 01 triệu đồng.

Ngừng hoạt động kinh doanh quá 06 tháng liên tục mà không thông báo: 01 – 02 triệu đồng.

Mức phạt bổ sung

Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Tạm ngừng hoạt động kinh doanh quá 01 năm).

Buộc gửi thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh.

Căn cứ pháp lý

Điều 32 Nghị định số 50/2016/NĐ-CP

Điều 42 Nghị định số 50/2016/NĐ-CP

Tóm lại, trước khi tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp, hộ kinh doanh phải tìm hiểu kỹ quy định của pháp luật để tránh một số trường hợp bị xử phạt.

4. Doanh nghiệp có phải nộp thuế, Bảo hiểm xã hội khi tạm ngừng kinh doanh?

Trên thực tế, trong nhiều giai đoạn khó khăn, làm ăn thua lỗ, không đủ chi phí trang trải để hoạt động nên buộc doanh nghiệp phải tạm ngừng kinh doanh. Tuy nhiên, khi tạm ngừng kinh doanh, nghĩa vụ về các khoản nợ của doanh nghiệp được xử lý thế nào? Doanh nghiệp có phải đóng thuế, Bảo hiểm xã hội không?

4.1. Khi nào doanh doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh?

Theo Điều 206 Luật Doanh nghiệp năm 2020, doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh theo 02 hình thức:

(i) Doanh nghiệp có nhu cầu tự tạm ngừng kinh doanh;

(ii) Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh trong trường hợp sau đây:

Tạm ngừng hoặc chấm dứt kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện tương ứng theo quy định của pháp luật;

Tạm ngừng kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan có liên quan theo quy định của pháp luật về quản lý thuế, môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan.

4.2. Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh phải thanh toán đầy đủ thuế, Bảo hiểm xã hội

Khoản 3 Điều 206 Luật Doanh nghiệp quy định:

“Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp còn nợ; tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp, chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.”

Như vậy, trường hợp doanh nghiệp tại thời điểm tạm ngừng kinh doanh, nếu vẫn phát sinh các khoản nợ về thuế, Bảo hiểm xã hội…thì vẫn phải tiếp tục thanh toán, chỉ trừ trường hợp doanh nghiệp và các bên có thoả thuận khác.

Sau khi thanh toán xong, trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp không phải chịu các khoản về thuế, phí, Bảo hiểm xã hội.

Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm thông báo cho cơ quan thuế biết về thông tin người nộp thuế tạm ngừng kinh doanh chậm nhất không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của người nộp thuế (Điều 14 Thông tư số 151/2014/TT-BTC).

Như vậy, doanh nghiệp chỉ phải nộp hồ sơ thông báo tạm ngừng kinh doanh với Phòng Đăng ký kinh doanh. Việc gửi thông báo cho cơ quan thuế là trách nhiệm của Phòng Đăng ký kinh doanh (không phải của doanh nghiệp).

4.3. Thời gian tạm ngừng kinh doanh tối đa là bao lâu?

Về thời gian tạm ngừng kinh doanh, khoản 1 Điều 66 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP quy định như sau:

“Trường hợp doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo, doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đặt trụ sở chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo. Trường hợp doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh có nhu cầu tiếp tục tạm ngừng kinh doanh sau khi hết thời hạn đã thông báo thì phải thông báo cho Phòng Đăng ký kinh doanh chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tiếp tục tạm ngừng kinh doanh. Thời hạn tạm ngừng kinh doanh của mỗi lần thông báo không được quá một năm”.

Như vậy, doanh nghiệp được tạm dừng kinh doanh nhiều lần nhưng mỗi lần chỉ được tạm ngừng trong vòng 01 năm.

Lưu ý, nếu muốn tạm ngừng kinh doanh tiếp, doanh nghiệp phải gửi thông báo lên Phòng Đăng ký kinh doanh trước ngày kết thúc thời gian tạm ngừng kinh doanh ít nhất là 03 ngày.

Như vậy, khi tạm ngừng kinh doanh, nếu vẫn còn nợ thuế, Bảo hiểm xã hội…doanh nghiệp vẫn phải thanh toán đầy đủ cho cơ quan nhà nước, người lao động và khách hàng.

5. Quyền lợi người lao động khi công ty tạm ngừng kinh doanh

Thưa Luật sư, vui lòng tư vấn giúp tôi thắc mắc sau: tôi đang nuôi con nhỏ (cháu 6 tháng tuổi) tôi vừa kết thúc chế độ nghỉ thai sản và đi làm lại 1 tháng nay. Do tình hình kinh tế khó khăn, công ty tôi tạm ngưng hoạt động. Nhân viên công ty được cho nghỉ dài hạn, vậy theo Luật Lao Động tôi sẽ được hưởng những chế độ gì? trước đây tôi với công ty có ký kết hợp đồng lao động vô thời hạn. Tôi có được hưởng 100% lương như quy định trong hợp đồng lao động cho tới khi cháu bé đủ 1 tuổi không? Rất mong nhận được giải đáp từ Luật sư của LVN Group. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi thắc mắc tới công ty Luật LVN Group, nội dung bạn hỏi chúng tôi nghiên cứu và giải đáp như sau:

Theo như thông tin bạn cung cấp, bên công ty bạn vì khó khăn nên tạm ngưng hoạt động một thời gian. Theo quy định của Luật doanh nghiệp 20 có quy định về việc tạm ngưng của doanh nghiệp như sau:

Khoản 3 Điều 206 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định như sau:

“3. Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp còn nợ; tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp, chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.”

Theo nội dung nêu trên, trong 6 tháng nghỉ thai sản nếu bạn đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thai sản thì bạn sẽ vẫn được hưởng.

Về lương trong thời gian công ty tạm ngừng kinh doanh. Có thể thấy trường hợp công ty tạm ngừng kinh doanh chưa đủ yếu tố để xác định có phải vì lý do kinh tế hay không nên sẽ không xét đến việc xây dựng phương án lao động theo quy định tại Điều 43 Bộ luật lao động năm 2019.

Thực tế là tạm ngừng kinh doanh song thực chất chính là chấm dứt hoạt động trong thời gian trước mắt là 1 năm. Trong trường hợp này hợp lý nhất chính là áp dụng quy định trong trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động do người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

Tuy nhiên, bạn là lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi nên căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 37 Bộ luật lao động năm 2019, công ty không được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với bạn. Từ đó cho thấy việc này là trái pháp luật.

Do đó, mọi quyền lợi nếu không thỏa thuận khác sẽ được áp dụng theo quy định pháp luật trong trường hợp người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật quy định tại Điều 41 Bộ luật lao động năm 2019.

Trên thực tế, doanh nghiệp đã quyết định tạm ngừng kinh doanh nhiều khả năng khó có thể kinh doanh trở lại, vì vậy, bạn có thể thỏa thuận với lãnh đạo công ty để có thể hỗ trợ cho bạn được tốt nhất để không có câu chuyện khiếu nại xảy ra đồng thời cũng cân bằng lợi ích cho cả phía công ty.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Lao động – Công ty luật LVN Group