1. Các dạng rủi ro thường phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng
Hợp đồng vô hiệu là một trong các dạng rủi ro thường phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu các bên xảy ra tranh chấp thì hợp đồng sẽ là căn cứ để xác định trách nhiệm và quyền lợi của các bên chủ thể. Tuy nhiên, nếu hợp đồng vô hiệu thì sẽ hoàn toàn không có giá trị gì cả.
Một số rủi ro thường gặp dẫn tới hợp đồng vô hiệu có thể kể tới như:
1.1. Rủi ro liên quan tới chủ thể tham gia giao kết hợp đồng
Để hợp đồng có hiệu lực, chủ thể tham gia ký kết hợp đồng phải đáp ứng các điều kiện, quy định của pháp luật. Nếu chủ thể ký kết không đủ điều kiện thì sẽ dẫn tới hợp đồng vô hiệu. Một số rủi ro liên quan tới chủ thể ký hợp đồng có thể kể tới như:
– Chủ thể ký hợp đồng không có đủ năng lực/ hành vi dân sự để giao kết hợp đồng theo quy định của pháp luật
– Pháp nhân có người ký là người đại diện theo pháp luật của công ty. Tuy nhiên, người đại diện này lại không có thẩm quyền ký kết hợp đồng.
– Người ký không phải là người đại diện theo pháp luật, không được ủy quyền hoặc có ủy quyền nhưng vượt quá phạm vi ủy quyền khi thực hiện ký kết hợp đồng.
Nếu chủ thể ký hợp đồng thuộc một trong các trường hợp trên thì sẽ dẫn tới hợp đồng vô hiệu.
1.2. Rủi ro về mặt hình thức của hợp đồng
Một trong các dạng rủi ro thường phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng đó là rủi ro về hình thức của hợp đồng. Trong đó, các rủi ro thường gặp bao gồm:
– Hai bên không xác lập hợp đồng theo các hình thức được pháp luật quy định
– Không xác lập hợp đồng thành văn bản đối với những loại hợp đồng bắt buộc phải lập thành văn bản theo quy định của pháp luật.
– Hợp đồng khi ký kết không được công chứng/ chứng thực theo quy định của pháp luật.
4.3. Rủi ro về đối tượng của hợp đồng
Tùy từng loại hợp đồng mà sẽ có các rủi ro liên quan đến đối tượng khác nhau. Chẳng hạn như đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa là hàng hóa được thỏa thuận. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, các bên có thể sẽ phải đối mặt với các rủi ro. Chẳng hạn như: hàng hóa thuộc danh mục các sản phẩm bị pháp luật cấm hoặc không đủ điều kiện để thực hiện mua bán theo thỏa thuận của hợp đồng.
4.4. Rủi ro liên quan tới nội dung, điều khoản của hợp đồng
Một trong các dạng rủi ro thường phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng chúng ta không thể bỏ qua, đó là rủi ro về nội dung, điều khoản của hợp đồng. Đây là dạng rủi ro các cá nhân, tổ chức thường xuyên gặp phải nhất. Trong đó, rủi ro liên quan đến nội dung, điều khoản lại được chia thành:
4.5. Rủi ro về điều khoản đối tượng
Điều khoản về đối tượng của hợp đồng là điều khoản bắt buộc phải có khi các bên thỏa thuận, giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, nếu không chú ý tới nội dung điều khoản, bạn có thể gặp phải các rủi ro không đáng có. Các rủi ro thường gặp bao gồm rủi ro liên quan tới việc mô tả đặc điểm, tính chất của hàng hóa không rõ ràng, không có chi tiết chủng loại, số lượng hay quy cách đóng gói…
Nếu không được quy định rõ ràng, khi tranh chấp xảy ra, sẽ rất khó để có thể xác định bên cung cấp hàng hóa đã thực hiện đúng thỏa thuận hay chưa. Lúc này, sẽ không có gì chứng minh hàng hóa được cung cấp khác với thỏa thuận ban đầu nên sẽ rất khó để xác định trách nhiệm và yêu cầu đền bù tổn thất.
4.6. Rủi ro về điều khoản bất khả kháng trong hợp đồng
Bất khả kháng là nội dung thường bị nhiều bên bỏ qua trong hợp đồng. Một số rủi ro các bên thường gặp phải liên quan tới điều khoản bất khả kháng như:
– Không quy định về trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng
– Có điều khoản bất khả kháng như lại chỉ nêu định nghĩa
– Có liệt kê nhưng không nêu đầy đủ các trường hợp được miễn trách nhiệm khi gặp trường hợp bất khả kháng
Khi thỏa thuận điều khoản bất khả kháng, các bên không nên liệt kê các trường hợp cụ thể. Đây là cách giải thích không đầy đủ, có thể dẫn tới các tranh chấp, rủi ro sau này.
4.7. Rủi ro về điều khoản phạt vi phạm và điều khoản bồi thường
Theo quy định của luật thương mại, nếu trong hợp đồng không có điều khoản thỏa thuận về việc phạt vi phạm thì các bên sẽ không thể áp dụng chế tài này. Tuy nhiên, do chưa nắm rõ quy định nên khi thỏa thuận, ký kết hợp đồng, các bên không quy định chi tiết về trường hợp phạt vi phạm. Điều này gây ra rất nhiều khó khăn khi có tranh chấp hoặc khi các bên không thực hiện đúng nghĩa vụ, dẫn tới phát sinh thiệt hại.
Ngoài ra, khi giao kết hợp đồng, điều khoản bồi thường thiệt hại cũng là điều khoản quan trọng nhưng thường bị bỏ qua. Các bên cần lường trước các rủi ro và quy định rõ về trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu có.
4.8. Rủi ro về điều khoản giải quyết tranh chấp
Khi giao kết hợp đồng, các bên thường lưu ý tới các điều khoản như giá cả, thanh toán, quyền và nghĩa vụ các bên… nhưng không chú ý nhiều tới điều khoản về giải quyết tranh chấp. Thậm chí, nhiều hợp đồng không có điều khoản cụ thể về vấn đề này.
Tuy nhiên, đây là một điều khoản quan trọng khi các bên xảy ra tranh chấp. Bạn cần quy định rõ trường hợp xảy ra tranh chấp sẽ xử lý thế nào, giải quyết theo luật của nước nào (nếu bên đối tác là doanh nghiệp/ cá nhân người nước ngoài). Hãy dự liệu những tranh chấp có thể phát sinh và các cách thức để giải quyết vấn đề nhé.
4.9. Rủi ro liên quan tới khả năng thanh toán
Rủi ro về khả năng thanh toán của đối tác là một trong các dạng rủi ro thường phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng mà nhiều bên lo lắng. Khi một bên đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ nhưng bên còn lại không thanh toán sẽ dẫn tới việc vi phạm nghĩa vụ thanh toán.
Đây là rủi ro liên quan trực tiếp đến tình trạng nợ khó đòi mà các doanh nghiệp thường gặp phải. Vì thế, hợp đồng phải có các điều khoản phạt vi phạm và giải quyết tranh chấp để áp dụng khi cần thiết.
4.10. Rủi ro do đối tác vi phạm nghĩa vụ hợp đồng
Việc vi phạm nghĩa vụ hợp đồng có thể bao gồm việc không thực hiện hoặc có thực hiện nhưng thực hiện không đúng và đủ nghĩa vụ theo thỏa thuận. Một số trường hợp thường gặp có thể kể tới như:
– Bên có nghĩa vụ nhưng không thực hiện các nghĩa vụ theo thỏa thuận trong hợp đồng
– Thực hiện nghĩa vụ nhưng không đúng theo các nghĩa vụ được thỏa thuận ban đầu
– Bên có nghĩa vụ đã thực hiện nhưng chưa thực hiện đủ các nghĩa vụ theo quy định, thỏa thuận trong hợp đồng.
Có thể thấy, trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng, có rất nhiều rủi ro có thể phát sinh. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu hơn về các dạng rủi ro thường phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng thương mại. Qua đó có các lưu ý và cách phòng ngừa hiệu quả nhất.
2. Nhận diện rủi ro ảnh hưởng đến thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá
Rủi ro trong lĩnh vực mua bán hàng hoá này thông thường là những thiệt hại, mất mát, hư hỏng liên quan tới hàng hoá, vi phạm nghĩa vụ do sơ hở từ những điều khoản không chặt chẽ trong hợp đồng đã giao kết hoặc nghiêm trọng hơn là chấm dứt hợp đồng, hợp đồng vô hiệu,… Cụ thể có thể kể tới như: Hàng nông sản bị mốc sau khi giao tới tay người mua; Hàng hoá đúng tên những khác loại so với thoả thuận; …
Nguyên nhân xuất hiện rủi ro này có thể phân chia thành các loại như sau:
Thứ nhất, nguyên nhân chủ quan từ chính các bên trong hợp đồng mua bán. Nguyên nhân này thường kể tới như bên mua không thoả thuận chi tiết về hàng hoá cần mua, các bên không thoả thuận rõ ràng về thời gian, địa điểm giao hàng và chuyển giao rủi ro hàng hoá; các bên không thoả thuận những điều khoản bất khả kháng hoặc các điều khoản loại trừ trách nhiệm,… Nhìn chung, về phía chủ quan là do một hoặc cả hai bên không nghiên cứu và chuẩn bị đầy đủ các điều khoản để bảo vệ quyền, ích hợp pháp của chính mình.
Thứ hai, nguyên nhân khách quan. Đây là những nguyên nhân đến từ bên ngoài như thời tiết, khí hậu, thiên tai, pháp luật, chính sách giá, chính sách khác liên quan tới hoạt động mua bán hàng hoá thay đổi dẫn đến ảnh hưởng tới việc thực hiện hợp đồng mua bán. Ví dụ: hàng hoá khi giao kết là hàng hoá được phép kinh doanh như sau khi giao hàng đợt 1, chuẩn bị tới đợt hai lại trở thành hàng hoá hạn chế kinh doanh; hoặc do tình hình dịch bệnh không thể nhập – xuất khẩu hàng hoá theo thoả thuận,…
Bản chất của việc nhận diện nguyên nhân rủi ro này để các bên có cái nhìn bao quát, toàn diện để phác thảo ra các nội dung đúng, trúng và hiệu quả để bảo vệ quyền lợi của mình.
3. Các biện pháp quản trị rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hoá
Nhận diện được nguyên nhân, chúng ta sẽ có các biện pháp quản lý rủi ro một cách hợp lý. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý, việc quản trị rủi ro thực ra là việc dự đoán trước các tình huống xấu, rà soát kỹ lưỡng các điều khoản để tránh bất lợi. Đây không phải là công cụ loại bỏ toàn bộ những tình huống xấu có thể xuất hiện trong quá trình thực hiện hợp đồng. Một số biện pháp quản trị rủi ro đối với hợp đồng mua bán hàng hoá thường được lưu ý là:
Thứ nhất, kiểm soát rủi ro về việc hợp đồng mua bán hàng hoá vô hiệu
Các bên cần lưu ý kết hợp tra cứu toàn bộ các quy định pháp luật có liên quan tới hợp đồng mua bán hàng hoá cả luật chung và luật chuyên ngành để tìm kiếm quy định về các điều kiện có hiệu lực hoặc điều kiện làm hợp đồng bị tuyên là vô hiệu. Các quy định này chủ yêu xoay quanh các vấn đề:
– Chủ thể giao kết hợp đồng có tư cách chủ thể, có đủ năng lực hành vi dân sự, thương mại hay không. Khi xem xét vấn đề này, có thể bắt đầu từ các tài liệu chứng minh tư cách thương nhân như giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, giấy uỷ quyền,…)
– Đối tượng hợp đồng mua bán. Đối tượng này tất nhiên là hàng hoá. Các bên cần lưu ý. Là hàng hoá thông thường được phép lưu thông hay là hàng hoá hạn chế kinh doanh hoặc hàng hoá kinh doanh có điều kiện để chuẩn bị giấy phép cho đầy đủ. Trường hợp mua bán hàng hoá có điều kiện mà thương nhân bán không đủ điều kiện kinh doanh hàng hoá đó có thể khiến hợp đồng mua bán này bị tuyên vô hiệu. Do vậy, các bên cần lưu ý vấn đề này.
– Kiểm tra nội dung, mục đích của hợp đồng mua bán xem có vi phạm pháp luật, vi phạm điều cấm, vi phạm đạo đức hay không (kiểm tra các nội dung khác sau khi rà soát đối tượng của hợp đồng);
– Kiểm tra hình thức của hợp đồng mua bán. Đối với những hợp đồng mua bán hàng hoá có quy định về hình thức pháp lý bắt buộc thì các bên phải tuân theo quy định đó.
Thứ hai, rà soát kỹ các điều khoản trong hợp đồng
Để làm được điều này, trước khi tiến hành đàm phán giao kết hợp đồng, các bên cần lên sẵn dự thảo các điều khoản theo ý riêng của mình trước. Khi tiến hành đàm phán, điều khoản nào không thích hợp sẽ không đưa vào hợp đồng. Các bên cần chú ý rà soát kỹ tính hợp pháp, hợp lý của các điều khoản trong hợp đồng và khả năng thực hiện được trên thực tế của thoả thuận đạt được. Đối với hợp đồng mua bán hàng hoá, các điều khoản cần lưu ý gồm:
– Điều khoản mô tả về hàng hoá – đối tượng của hợp đồng. Đảm bảo gọi tên, mô tả đúng về tên gọi, chất lượng, chủng loại, số lượng, đặc tính,… của hàng hoá.
– Điều khoản về giá cả – cần quy định rõ giá theo thời giá hay giá cố định, đơn vị tính, hình thức thanh toán, thời hạn thanh toán,…
– Điều khoản về thời gian giao hàng, địa điểm giao hàng, thời điểm chuyển rủi ro về hàng hoá.
– Rà soát các trường hợp bất khả kháng và loại trừ trách nhiệm được quy định trong hợp đồng, chấm dứt hợp đồng.
– Các điều khoản về giải quyết tranh chấp.
– Điều khoản về phạt vi phạm nghĩa vụ, bồi thường hoặc xử lý tài sản bảo đảm như thế nào.
4. Xử lý trong trường hợp rủi ro vẫn xảy ra
Thực tế có không ít trường hợp dù đã lường trước và chuẩn bị đầy đủ những vẫn xảy ra các tình huống không mong đợi. Người bán giao không đúng hàng hoá mô tả, người mua chậm thanh toán, thanh toán không đúng hạn; thiên tai dịch bệnh xảy ra ảnh hưởng tới việc thực hiện hợp đồng. Vậy trong những trường hợp thế này, ta cần làm gì?
Căn cứ đầu tiên để xác định phương án giải quyết khi xảy ra các sự kiện rủi ro đó chính là hợp đồng mua bán, cụ thể cần xem xét kỹ lại từng điều khoản theo từng vụ việc xảy ra. Người bán giao sai hàng thì đối chiếu lại mô tả trong điều khoản về đối tượng hàng hoá hoặc phụ lục đi kèm (nếu có). Người mua chậm thanh toán thì xem điều khoản về thời hạn thanh toán và các trường hợp được thanh toán muộn (nếu có); trường hợp người mua muốn kiện ra toà này, người bán muốn kiện ra toàn kia xem lại điều khoản thoả thuận giải quyết tranh chấp.
Từ hợp đồng đã giao kết, các bên căn cứ vào đó để đàm phán phương án giải quyết phù hợp nhất. Trường hợp không giải quyết được bằng thương lượng hai bên, dựa vào điều khoản giải quyết tranh chấp, các bên lựa chọn hoà giải bằng trọng tài thương mại hoặc khởi kiện vụ án.
5. Thời điểm chuyển rủi ro trong hợp đồng
Một vấn đề quan trọng trong quá trình thực hiện hợp đồng là xác định thời điểm chuyển rủi ro. Nghĩa là xác định thời điểm nào, bên bán phải chịu những mất mát, hư hỏng của hàng hóa, từ thời điểm nào những hư hỏng, mất mát đó được chuyển cho bên mua.
Trừ trường hợp các bên thỏa thuận về thời điểm chuyển rủi ro cụ thể trong hợp đồng, thông thường thời điểm này chính là thời điểm các bên giao nhận hàng hóa. Theo Điều 441 BLDS quy định thời điểm chuyển rủi ro là thời điểm giao nhận tài sản, hoặc là thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký quyền sở hữu đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu. Ngoài ra, Luật Thương mại quy định chi tiết hơn trong từng trường hợp, đối với hợp đồng không có địa điểm giao hàng cụ thể, thì thời điểm chuyển rủi ro là thời điểm hàng hóa được giao cho người vận chuyển đầu tiên. Trường hợp hàng hóa được giao cho người nhận hàng để giao mà không phải là người vận chuyển, rủi ro được chuyển cho bên mua trong các trường hợp bên mua nhận được chứng từ sở hữu hoặc bên mua xác nhận quyền chiếm hữu hàng hóa, và một số trường hợp đặc biệt khác.
Tuy nhiên, Luật Thương mại cũng quy định trách nhiệm của các bên trong một số trường hợp mà không phụ thuộc vào thời điểm chuyển rủi ro như: Trường hợp khiếm khuyết của hàng hóa phát sinh trước thời điểm chuyển rủi ro, nếu bên mua đã biết hoặc phải biết về khiếm khuyết đó thì bên mua phải chịu trách nhiệm, trừ trường hợp bên mua không biết hoặc không phải biết thì bên bán phải chịu trách nhiệm đối với khiếm khuyết này. Nhưng bên mua chỉ có một thời gian 3, 6 hoặc 9 tháng (tùy trường hợp) để khiếu nại đối với khiếm khuyết của hàng hóa. Ngoài thời hạn khiếu nại này, bên bán được miễn trừ trách nhiệm. Trường hợp khiếm khuyết của hàng hóa phát sinh sau thời điểm chuyển rủi ro, nhưng nguyên nhân do bên bán vi phạm hợp đồng thì bên bán phải chịu trách nhiệm.