1. Khái niệm vận chuyển hàng hóa quốc tế

Vận chuyển hàng hóa quốc tế là vận chuyển hàng hoá từ nước này qua nước khác trong mua bán hàng hoá quốc tế.

Vận tải quốc tế là hình thức chuyên chở hàng hóa giữa hai hay nhiều nước, tức là điểm đầu và điểm cuối của quá trình vận tải nằm ở hai nước khác nhau.

Việc vận chuyển hàng hóa trong vận tải quốc tế đã vượt ra khỏi phạm vi một nước, vị trí của hàng hóa được thay đổi từ nước người bán sang nước người mua

Vận chuyển hàng hoá quốc tế được tiến hành thông qua hoạt động chuyên môn của các tổ chức vận chuyển chuyên ngành thực hiện. Việc vận chuyển được thực hiện dưới nhiều phương thức khác nhau hoặc có thể được kết hợp của nhiều phương thức đó.

2. Khái niệm hợp đồng chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu bằng tàu chuyến

Hợp đồng chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu bằng tàu chuyến (hợp đồng thuê tàu chuyến – charter party) là sự thỏa thuận, theo đó người chuyên chở có nghĩa vụ dành cả hoặc một phần chiếc tàu để chở hàng từ cảng này tới cảng khác và người thuê chở có nghĩa vụ trả tiền cước chuyên chở.

Người chuyên chở có thể là chủ tàu, người chuyên chở chuyên nghiệp, người quản lý tàu. Người thuê chở chuyến có thể là người bán, người mua hàng hoặc là người được ủy thác gửi hàng. Căn cứ vào hợp đồng mua bán ngoại thương đã được ký kết, người bán hoặc người mua ký hợp đồng chuyên chở chuyến để chở lô hàng xuất khẩu hay nhập khẩu nhằm thực hiện hợp đồng đó. Vì vậy, một số điều khoản của hợp đồng chuyên chở chuyến phải căn cứ vào hợp đồng mua bán ngoại thương, chẳng hạn như số lượng hàng thuê chở, cảng đi, cảng đến, thời gian tàu đến cảng bốc hàng v.v…

Hợp đồng chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu bằng tàu chuyên là văn bản pháp lý điều chỉnh trực tiếp quyền và nghĩa vụ của người chuyên chở và người thuê chở.

Sau khi bốc hàng lên tàu xong, người chuyên chở cấp cho người gửi hàng bộ vận đơn đường biển, vận đơn này không làm bằng chứng của hợp đồng chuyên chở, song là văn ban diều chỉnh mối quan hệ giữa người chuyên chở và người nhận hàng về thiếu hụt, hư hỏng, đổ vỡ hàng hóa và chậm giao hàng.

3. Đàm phán ký hợp đồng

Người thuê chở chuyến có thể trực tiếp đàm phán ký kết hợp đồng chuyên chở với người chuyên chở hoặc thông qua môi giới.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đàm phán ký kết hợp đồng thuê chở chuyên, các luật gia, hãng tàu, tổ chức hàng hải quốc tế đã soạn thảo rất nhiều mẫu hợp đồng. Loại mẫu hợp đồng tổng hợp thường dùng trong thuê tàu chuyên để chở hàng bách hóa là mẫu GENCON 1922, SCANCON 1956 v.v… Có loại mẫu hợp đồng chuyên dụng thường dùng trong thuê tàu chuyên để chuyên chỗ một loại hàng nhất định hoặc theo một tuyến đường nhất định, chẳng hạn, chở ngũ cốc có mẫu CENTROCON, AUSTRAL, NORGNAIN…; chỗ đường: CUBASUGAR; chở than: POLCON, MEDCON; chở xi măng; CEMENCON; chở gỗ: BENACON… Điều cần chú ý là các mẫu hợp đồng này chỉ có tính chất tham khảo, do đó khi sử dụng mẫu nào cũng vậy, người thuê chở cần phải đàm phán với người chuyên chở để gạch đi những điều khoản mà mình không đồng ý, hoặc thêm vào những điều khoản cần thiết.

Khi đàm phán ký kết hợp đồng chuyên chở chuyến cần chú ý các điều khoản chính sau đây:

–        Hợp đồng: ghi rõ tên, địa chỉ của chủ tàu, người chuyên chở, người thuê chở.

–        Điều khoản về chiếc tàu, năm đóng tàu, loại động cơ, trọng tải, cấp hạng tàu, vị trí của tàu lúc ký hợp đồng. Nếu cần phương tiện bốc dỡ hàng thì người thuê chở phải thỏa thuận với người chuyên chở và ghi vào điểu khoản này.

–        Điều khoản về thời gian tàu đến cảng bốc hàng: Quy đinh thời gian tàu phải đến cảng bốc hàng để nhận hàng lên tàu. Chẳng hạn có thể quy định tàu đến cảng bốc hàng vào thời gian từ 5/10 đến 10/10/1993. Thông thường thời gian tàu đến cảng bốc hàng phải được thỏa thuận quy định phù hợp với thời gian giao hàng trong hợp đồng mua bán ngoại thương.

–        Điều khoản về hàng hóa: Cần thỏa thuận ghi tên hàng, loại bao bì, ghi số lượng, trọng lượng, đơn vị tính số lượng, tỷ lệ dung sai, ví dụ 6000 MT ± 5%.

Khi thuê tàu chuyên theo hình thức thuê bao (Lumpsum) thì không cần thỏa thuận cụ thể số lượng, trọng lượng hàng.

–        Điều khoản về cảng bốc, cảng dỡ hàng: tùy theo yêu cầu của người thuê tàu mà quy định một hoặc vài cảng bốc và một hoặc vài cảng dỡ hàng, ví dụ, cảng bốc hàng: cảng Hải Phòng và cảng Quảng Ninh; cảng dỡ hàng: cảng Kobe Nhật Bản.

–        Điều khoản về thời gian bốc dỡ hàng: thời gian bốc dỡ hàng là khoảng thời gian do hai bên thỏa thuận dành cho người thuê tàu tiến hành bốc hàng lên tàu và dỡ hàng ra khỏi tàu. Có thể quy định cụ thể một số ngày bốc hàng và một số ngày dỡ hàng. Song cũng có thể quy định mức bốc, mức dỡ cho mỗi ngày.

Cần lưu ý khái niệm theo tập quán hàng hải quốc tế. Ngày liên tục là ngày kế tiếp nhau hết lịch, kể cả chủ nhật và ngày lễ, ngày làm việc là ngày làm việc bình thường ở cảng gồm 24 tiếng tính từ 0 giờ hôm trước đến 0 giờ hôm sau, không tính chủ nhật và ngày lễ.

Ngày làm việc 24 tiếng liên tục nghĩa là cứ làm việc 24 tiếng thì tính một ngày cho dù phải làm trong nhiều ngày theo lịch thì mới được 24 tiếng.

Khi quy định thời gian bốc dỡ cũng phải thỏa thuận ngày chủ nhật, ngày lễ có tính hay không tính, không tính trừ phi có làm, hoặc không tính dù có làm.

Ví dụ, có thể quy định thời gian bốc dỡ như sau: bốc 1200 MT và dỡ 800 MT mỗi ngày làm yịệc thời tiết tốt 24 tiếng đồng hồ liên tục không tính chủ nhật và ngày lễ ở cả hai đầu cho dù có lam.

–        Điểu khoản vệ thưởng phát bốc dỡ: hai bên thỏa thuận Số tiền mà người chuyên chở thưởng hoặc phạt người thuê chở do người này hoàn thành việc bốc dỡ hàng hóa sớm hoặc chậm hơn so với thời gian bốc dỡ được quy định trong hợp đồng. Chẳng hạn thựởng 1.000 USĐ/ngày, phạt 2.000 USD/ngày cho cả hai đầu.

–        Điều khoản về chi phí bốc dỡ, san xếp hàng: Có thể quy định chi phí bốc dỡ, phí xếp hàng theo một trong các cách sau đây:

+ Theo điều kiện miễn bốc (F.I): người chuyên chở được miễn chi phí bốc hàng lên tàu nhưng phải chịu chi phí san xếp và dỡ hàng ra khỏi tàu.

+ Theo điều kiện miễn dỡ (F.O): người chuyên chở được miễn chi phí dỡ hàng ỏ cảng đến nhưng phải chịu chi phí bốc hàng lên tàu ở cảng đi và san xếp hàng.

+ Theo điều kiện miễn bốc dỡ (F.I.O): Người chuyên chở được miễn cả chi phí bốc vác hàng, chỉ chịu chi phí san xếp hàng trong hầm tàu. Nếu miễn luôn cả chi phí san xếp cho người chuyên chỗ thì quy định theo cách miễn chi phí bốc dỡ, san xếp (F.I.O.S, F.I.O.t).

+ Theo điều kiện tàu chợ (lines terms): người chuyên chở phải chịu toàn bộ chi phí bốc dỡ san xếp.

Thông thường chi phí bóc dỡ san xếp được ghi ở đằng sau giá cước.

–        Điều khoản về cước phí: cần thỏa thuận mức cước (rate of freight) là số tiền tính cho mỗi đơn vị tính cước (tấn phổ thông, mét khối, gallon, bushels…), số lượng hàng hóa tính cước, đồng tiền tính cước, đồng tiền thanh toán, phương thức, thời gian thanh toán, cước phí trả trước (freight prepaid) hay cước phí trả sau (freight to collect), hoặc trả trước một phần, trả sau một phần.

–        Điều khoản về trách nhiệm của người chuyên chở đối với hàng hóa: có thể quy định một cách tương đối cụ thể về các vấn đề như: người chuyên chở phải hưống dẫn, chỉ huy việc bốc dỡ san xếp, chăm sóc bảo quản hàng hóa, những căn cứ miễn trách nhiệm cho người chuyên chở… Song cũng có thể quy định bằng cách dẫn chiếu tới một nguồn luật điều chỉnh, chẳng hạn, trách nhiệm của người chuyên chở đối với hàng hóa áp dụng theo Công ước Brucxen 1924.

Ngoài ra hai bên còn có thể quy định trong hợp đồng các điều khoản khác như: tổn thất chung, hai tàu đâm va đểu có lỗi, cầm giữ hàng, trọng tài v.v…

4. Nghĩa vụ của người chuyên chở

a)       Nghĩa vụ liên quan đến tàu

Người chuyên chở có nghĩa vụ cung cấp tàu theo đúng như hợp đồng quy định, cụ thể là:

–        Cung cấp tàu có đủ khả năng đi biển, trang bị và cung ứng đầy đủ cho tàu.

Nghĩa vụ này của người chuyên chở trong hợp đồng vận chuyển theo chuyến cũng giống nghĩa vụ của người chuyên chở trong hợp đồng lưu khoang tàu chợ.

–        Cung cấp tàu đúng thời gian và địa điểm.

Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2015 quy định rằng người vận chuyển chuyến có nghĩa vụ đưa tàu biển đến cảng nhận hàng trong trạng thái sẵn sàng để nhận hàng đúng thời điểm và địa điểm, lưu tàu biển tại nơi bốc hàng theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa.

Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2015 cũng lưu ý các bên ký kết hợp đồng rằng nếu trong hợp đồng không quy định cụ thể về nơi bốc hàng tại cảng nhận hàng thì người vận chuyển phải đưa tàu biển đến địa điểm được coi là nơi bốc hàng theo tập quán địa phương (Điều 178, khoản 3).

Nếu người chuyên chở đưa tàu đến trước hạn thì người thuê chở không bắt buộc phải bốc hàng lên tàu ngay. Nếu người chuyên chở chậm trễ trong việc đưa tàu đến cảng bốc hàng thì người thuê chở có thể xử lý bằng cách chờ đợi tàu đến để bộc hàng và đòi bổi thường thiệt hại phát sinh hoặc là tuyên bố hủy hợp đồng và đòi bồi thường thiệt hại phát sinh.

Đưa tàu đến đúng cảng bốc hàng quy định nếu có từ hai cảng bốc hàng trở lên thì người chuyên chở phải đưa tàu đến các cảng này theo thứ tư địa lý. Khi trong hợp đống có quy đinh tàu thay thế thì người chuyên chở có quyền thay thế tàu, nhưng không được làm phương hại đến quyền lợi của ngươi thuê chở, Nếu việc thay thế không được quy định trong hợp đồng thì người chuyển chở không được hay thế tàu, muốn thay thế phải thông báo trước cho người thuê chở và phải được sự đồng ý của người thuê chở.

b)      Nghĩa vụ liên quan đến hàng

–        Bốc hàng lên tàu: không phải là nghĩa vụ đương nhiên của người chuyên chở. Người chuyên chỗ phải thực hiện nghĩa vụ bốc hàng lên tàu và chịu chi phí nếu hợp đồng có quy định.

–        San xếp hàng trong hầm, khoang tàu: là nghĩa vụ của người chuyên chở khi có quy định trong hợp đồng. Nếu hợp đồng không quy định cụ thể gì thì người chuyên chở không phải làm. Tuy nhiên trong mọi trường hợp người chuyên chở, mà thuyền trưởng là người đại diện, phải chỉ huy, giám sát việc san xếp hàng nhằm mục đích đảm bảo thăng bằng cho tàu và tránh gây hư hỏng hàng.

Ví dụ, Điều 183 Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2015 quy định: hàng hóa phải được sắp xếp theo Sơ đồ hàng hóa do thuyền trưởng quyết định. Việc xếp hàng trên boong phải được người thuê vận chuyển đồng ý bằng văn bản. Người vận chuyển có nghĩa vụ chăm sóc chu đáo việc bốc hàng, sắp xếp, chằng buộc và ngăn cách hàng hóa ở trên tàu biển. Các chi phí liên quan do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng.

–        Bảo quản, chăm sóc hàng hóa trong hành trình, là nghĩa vụ đương nhiên của người chuyên chở. Người chuyên chở phải thường xuyên theo dõi hàng, thông hơi thông gió cho hàng khi cần thiết.

–        Dỡ hàng ra khỏi tàu ở cảng đến, là nghĩa vụ của người chuyên chở và người chuyên chở chịu luôn cả chi phí này chỉ khi hợp đồng có quy định cụ thể.

Về điềụ này Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2015 quy định: Việc dỡ hàng do thuyền trưởng quyết định. Người vận chuyển có nghĩa vụ chăm sóc chu đáo việc dỡ hàng (Điều 187, khoản 1).

c)       Nghĩa vụ liên quan đến vận đơn đường biển

Sau khi hàng được bốc lên tàu, người chuyên chở phải cấp cho người gửi hàng một bộ vận đơn đường biển. Việc ký phát vận đơn trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa theo chuyến có một số điểm khác với hợp đồng lưu khoang tàu chợ.

Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2015 quy định rằng nếu vận đơn được ký phát theo hợp đồng vận chuyển chuyên và người giữ vận đơn không phải là người thuê vận chuyển thì các quyên và nghĩa vụ của người vận chuyên và ngươi giữ vận đơn sẽ được điều chỉnh bằng các điều khoản của vận đơn. Nếu các điều khoản của hợp đồng vận chuyển theo chuyên đã được đưa vào vận đơn thì các điều khoản này được áp dụng (Điểu 177).  

d)      Nghĩa vụ liên quan đến hành trình

Người chuyên chở phải cho tàu đi theo tuyến đường thường lệ từ cảng bốc hàng đến cảng dỡ hàng trong một thời gian hợp lý để vừa bảo vệ quyền lợi về khai thác tàu, vừa bảo vệ quyền lợi cho chủ hàng. Song người chuyên chở vẫn có quyền cho tàu đi chệch đường hợp lý. Việc đi chệch đưồng của tàu trong hành trình có thể được quy định trong hợp đồng.

Chẳng hạn, theo mẫu GENCON 1922 (Điều 3) người chuyên chở có quyền tự do cho tàu ghé vào bất kỳ cảng nào, theo bất kỳ trật tự nào, nhằm bất kỳ mục đích gì, dắt và cứu hộ tàu khác trong mọi tình huống, cũng như đi chệch đưòng nhằm mục đích cứu hộ sinh mệnh người và tài sản.

Khi hợp đồng không có quy định gì thì người chuyên chở vẫn có quyền cho tàu đi chệch đường hợp lý như: đi chệch đường để cứu ngươi và tàu khác đang bị tai nạn lâm nguy, đi chệch đường để tránh bão, để sửa chữa tạm thời tàu v.v… Chịu mọi chi phí liên quan đến con tàu: cảng phí, dầu nhờn, dầu chạy máy, phí hoa tiêu, phí đại lý môi giới…

Về vấn để này, Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2015 quy định (tại Điều 185, khoản 2) rằng “người chuyên chở không bị coi là vi phạm hợp đồng nếu tàu biển phải đi chệch đường để cứu người gặp nạn trên biển hoặc vì lý do chính đáng khác. Người chuyên chở không phải chịu trách nhiệm bồi thường tổn thất hàng hóa phát sinh do tàu biển phải đi chệch đường trong các trường hợp này”.

5. Nghĩa vụ của người thuê chở

a)       Nghĩa vụ cung cấp hàng

Người thuê chở phải cung cấp hàng hóa đúng như hợp đồng quy định, cụ thể là:

–        Đúng loại hàng, muốn thay hàng khác phải báo trước cho người chuyên chở và phải được ngươi chuyên chở đồng ý, trừ khi việc thay thế hàng khác đã được quy định trong hợp đồng.

–        Đủ số lượng, trọng lượng, nếu cung cấp thiếu thì người thuê chở phải trả cước khống,

–        Đúng thời gian. Khi tàu đã đến cảng bốc hàng đúng hạn mà người thuê chở chậm cung cấp hàng thì người chuyên chở có quyền xử lý hoặc là hủy hợp đồng chuyên chở và đòi bồi thường thiệt hại, hoặc là chờ đợi để bốc hàng với điều kiện là thời gian tàu đứng chờ được tính vào thời gian bốc hàng, hoặc chờ đợi để bốc hàng và đòi bồi thường thiệt hại phát sinh cho những ngày tàu đứng chờ.

Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2015 quy định rất cụ thể về thời hạn bốc hàng ở cảng bốc hàng, trong đó có thời hạn gián đoạn. Quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan đến thời hạn gián đoạn và thời hạn dôi nhật được quy định tại Điều 179, 180 Bộ luật Hàng hải năm 2015.

b)      Nghĩa vụ bốc dỡ, san xếp hàng

Nghĩa vụ bốc dỡ, san xếp hàng là nghĩa vụ của người thuê chở nếu hợp đồng quy định. Khi hợp đồng chuyên chở chuyến không có quy định gì về chi phí bốc dỡ, san xếp thì người thuê chỗ phải tiến hành bốc dỡ, san xếp và chịu chi phí về việc này.

Khi phải làm nghĩa vụ bốc dỡ, san xếp thì người thuê chở phải chịu chi phí và rủi ro về công việc đó.

c)       Nghĩa vụ trả tiền cước phí chuyên chở

Người thuê chở phải trả cước phí chuyên chở theo đúng quy định của hợp đồng về số tiền phải trả, đồng tiền thanh toán, phương thức thanh toán, thời gian và địa điểm thanh toán.

Khi người thuê chở chậm trả, trả thiếu hoặc cố tình không trả tiền cước phí, người chuyên chở có quyền thực hiện quyền cầm giữ hàng để đòi nợ cước (lien on cargo). Quyền cầm giữ hàng thường được quy định trong hợp đồng.

Nếu hợp đồng không quy định thì theo luật chuyên chở hàng hóa bằng đưòng biển và tập quán hàng hải, người chuyên chở vẫn có quyền làm việc này.

Ví dụ, Điều 157 khoản 2 của Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2015 quy định rằng người vận chuyển có quyển từ chối trả hàng và có quyền lưu giữ hàng nếu người gửi hàng và người nhận hàng chưa thanh toán đủ các khoản nợ hoặc chưa nhận được sự bảo đảm thỏa đáng. Bộ luật cũng giải thích rõ là các khoản nợ này bao gồm cước vận chuyển và các chi phí khác được ghi trong chứng từ vận chuyển.

Quyền cầm giữ hàng đòi nợ cước có thể được tiến hành tạm thời hoặc chính thức.

Việc cầm giữ hàng chính thức được tiến hành bằng cách dõ hàng ra khỏi tàu và cầm giữ hàng tại kho cảng. Thông thường muôn cầm giữ hàng chính thức người chuyên chở phải xin lệnh của Tòa án câp tỉnh nơi cầm giữ.

Khi không có quy định cụ thể trong hợp đồng, người chuyên chở chỉ cầm giữ hangtrong một thời gian hợp lý để đòi người thuê chở trả tiền cước phí. Sau thời gian hợp lý đó người thuê chở vẫn không trả thì người chuyên chở lại xin lệnh của Tòa án về việc thanh lý hàng bị cầm giữ để bán hàng đó nhằm thu tiền cước phí.

Hậu quả của biện pháp cầm giữ hàng:

–        Đối với người chuyên chở, biện pháp cầm giữ hàng luôn luôn bảo vệ được quyền lợi chính đáng cho mình, bởi vì cuối cùng người chuyên chở vẫn thu được cước và phí chuyên chở.

–        Đối với người thuê chở, biện pháp cầm giữ hàng mang lại hậu quả bất lợi cho người thuê chở, thể hiện người thuê chở phải chịu trách nhiệm về chi phí liên quan đến việc cầm giữ, chi phí lưu kho, chi phí bán hàng, cước phí chưa trả. Tất cả những khoản tiền này người thuê chở phải trả lại cho chủ hàng kể cả tiền hàng của số hàng bị thanh lý. Nếu không trả chủ hàng sẽ kiện người thuê chở ra Tòa án hoặc Trọng tài thương mại và cuôì cùng người thuê chở cũng phải trả.

–        Đối với chủ hàng (người nhận hàng), trước hết bị liên lụy vì hàng bị cầm giữ, khôngiấy được hàng kịp thời để sử dụng hoặc bấn lại, phải ứng trước các chi phí để trả cho người chuyên chở, hoặc thậm chí hàng của mình bị bán đi. Tất nhiên, tất cả các khoản tiền đó, sau này đòi người thuê chỗ nhưng cũng phải sau một thời gian nhất định. Vì vậy khi hàng bị tuyên bố cầm giữ, chủ hàng phải nhanh chóng xử lý linh hoạt để lấy được hàng.