1. Khái niệm về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự

Bộ luật dân sự hiện hành đã quy định bảy biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, bao gồm: cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, đặt cọc, kí cược, kí quỹ, bảo lãnh và tín chấp, cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu. Khi các bên lựa chọn một trong các biện pháp này để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì giữa họ phát sinh một quan hệ pháp luật. Việc xác lập biện pháp bảo đảm giữa các chủ thể với nhau được thực hiện thông qua một giao dịch dân sự, vì thể giao dịch dân sự này được gọi là giao dịch bảo đảm và quan hệ hình thành từ giao dịch bảo đảm được gọi là quan hệ bảo đảm.

Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự có thể hiểu theo hai phương diện: Về mặt khách quan là sự quy định của pháp luật, cho phép các chủ thể trong giao dịch dân sự hoặc các quan hệ dân sự khác áp dụng các biện pháp mà pháp luật cho phép để bảo đảm cho một nghĩa vụ chính được thực hiện đồng thời xác định và đảm bảo quyền, nghĩa vụ của các bên trong các biện pháp đó. Về mặt chủ quan là việc thởa thuận giữa các bên nhằm qua đó đặt ra các biện pháp tác động mang tính chất dự phòng để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ đồng thời ngăn ngừa và khắc phục những hậu quả xấu do việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ gây ra.

2.Thế chấp tài sản là gì?

Về phương diện ngữ nghĩa, thế chấp tài sản là một bên dùng tài sản để chấp hành, thay thế một nghĩa vụ trước đó.

Thực tế, khi các bên có nghĩa vụ đối với nhau thường áp dụng một biện pháp nào đó để bảo đảm lợi ích cho bên có quyền.

Hiểu đơn giản thì thế chấp tài sản là việc một bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp.

Điều 317 Bộ luật Dân sự quy định về thế chấp như sau:

“1.Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).

2.Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.”

3. Quy định về hình thức thế chấp tài sản

Việc thế chấp phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính. Nêu việc thế chấp được ghi trong hợp đồng chính thì những điều khoản về thế chấp là những điều khoản cấu thành của hợp đồng chính. Nếu việc thế chấp được lập thành văn bản riêng thì được coi là một hợp đồng phụ bên cạnh hợp đồng chính, hiệu lực của nó phụ thuộc vào hiệu lực của hợp đồng chính. Vì vậy, nội dung của văn bản thế chấp được lập riêng phải phù hợp với hợp đồng chính.

Văn bản thế chấp phải công chứng hoặc chứng thực nếu pháp luật có quy định hoặc các bên có thỏa thuận. Việc công chứng, chứng thực sẽ bảo đảm an toàn về pháp lý của các giao dịch. Mặt khác, Nhà nước càn quản lý các giao dịch liên quan đến bất động sản, cho nên thế chấp bất động sản thì buộc phải công chứng hoặc chứng thực.

4. Đối tượng của thế chấp tài sản

Phạm vi tài sản được dùng để thế chấp rộng hơn so với tài sản cầm cố.

Tài sản thế chấp có thể là vật, quyền tài sản, giấy tờ có giá, có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai, tài sản đang cho thuê hoặc tài sản đang cho mượn.

Nhưng tài sản thế chấp phải là tài sản thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp.

Trong quan hệ thế chấp các bên có thể thỏa thuận thế chấp một phần hoặc toàn bộ bất động sản.

Khi bên thế chấp dùng toàn bộ bất động sản để đảm bảo nghĩa vụ thì những vật phụ của bất động sản cũng nằm trong tài sản thế chấp.

Trong trường hợp thế chấp động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ cũng nằm trong tài sản thế chấp trừ trường hợp các bên thỏa thuận khác.

Tài sản trong hợp đồng thế chấp được quy định tại Điều 318 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

“1.Trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2.Trường hợp thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ gắn với tài sản đó thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

3.Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp thì tài sản gắn liền với đất cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

4.Trường hợp tài sản thế chấp được bảo hiểm thì bên nhận thế chấp phải thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp. Tổ chức bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm trực tiếp cho bên nhận thế chấp khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

Trường hợp bên nhận thế chấp không thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp thì tổ chức bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm và bên thế chấp có nghĩa vụ thanh toán cho bên nhận thế chấp.”

5. Thế chấp phương tiện vận tải

Phương tiện giao thông vận tải bao gồm nhiều loại, gồm phương tiện đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển, hàng không, được phân thành hai nhóm chính là phương tiện giao thông vận tải cơ giới và phương tiện giao thông khác.

Tài sản thế chấp là các phương tiện giao thông vận tải gồm: phương tiện thuỷ nội địa (là tàu, thuyền và các cấu trúc nổi khác, có động cơ hoặc không có động cơ, chuyên hoạt động trên đường thủy nội địa); tàu hay tàu hỏa (là phương tiện giao thông đường sắt được lập bởi đầu máy và toa xe hoặc đầu máy chạy đơn, toa xe động lực, phương tiện động lực chuyên dùng di chuyển trên đường sắt ); tàu bay (là thiết bị được nâng giữ trong khí quyển nhồ tác động tương hỗ với không khí, bao gồm máy bay, trực thăng, tàu lượn, khí cầu và các thiết bị bay khác, trừ thiết bị được nâng giữ trong khí quyển nhờ tác động tương hỗ với không khí phản lại từ bề mặt trái đất1); xe máy, mô tô, ô tô; tàu biển (là phương tiện nổi di động chuyên dùng hoạt động trên biển, không bao gồm tàu quân sự, tàu công vụ, tàu cá, phương tiện thủy nội địa, tàu ngầm, tàu lặn, thủy phi cơ, kho chứa nổi, giàn di động, ụ nổi).

Phương tiện giao thông vận tải cơ giới được Nhà nước quản lý và cấp giấy đăng ký vì đó là nguồn nguy hiểm cao độ. Giấy đăng ký phương tiện giao thông vận tải là giấy chứng nhận lưu hành, không phải là giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản vì không có quy định cũng như không thể hiện nội dung quyền sở hữu trên giấy. Tuy nhiên, trên thực tế, giấy đăng ký phương tiện giao thông vận tải có vai trò tương tự như giấy chứng nhận quyền sở hữu và là cơ sỏ để thực hiện giao dịch bảo đảm.

Giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2011, các tổ chức tín dụng nhận thế chấp được giữ bản chính giấy đăng ký và chỉ cấp cho chủ sở hữu phương tiện bản sao.

Từ năm 2012 trồ đi, khi thế chấp các phương tiện giao thông vận tải trên thì bên thế chấp giữ bản chính các Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông trong thời hạn hợp đồng thế chấp có hiệu lực. Đồng thời, việc thế chấp còn phải thực hiện một số thủ tục liên quan đến các cơ quan đăng ký phương tiện như Bộ Công an, Bộ Giao thông – Vận tải.

Với tình trạng môi trường xã hội và pháp lý hiện nay nếu bên nhận thế chấp ô tô không được giữ bản chính giấy đăng ký phương tiện giao thông vận tải thì sẽ là một rủi ro rất lớn. Tuy vẫn được pháp luật bảo vệ, nhưng bên nhận thế chấp xe ô tô phải đôì mặt với rủi ro quá cao, vì tài sản thế chấp là phương tiện giao thông được di chuyển khắp nơi trên cả nước, thậm chí ra nước ngoài, nên không dễ gì theo dõi, quản lý. Đặc biệt là đối với mô tô, xe máy thì trên thực tế gần như chỉ nhận cầm cố, mà không thể nhận thế chấp. Số lượng mô tô, xe máy đang lưu hành được mua bán trao tay, không làm thủ tục sang tên, đổi chủ có thể lên đến vài chục phần trăm.

Ngay cả khi bên nhận thế chấp giữ bản chính giấy đăng ký phương tiện giao thông thì cũng vẫn rất khó khăn trong việc quản lý và xử lý tài sản bảo đảm. Việc kiểm soát phương tiện giao thông tuân thủ quy định về giấy đăng ký khi lưu hành trên thực tế còn rất hạn chế, cho nên xe ô tô vẫn cứ lưu hành được trong nhiều năm ngay cả khi không có bản chính cũng như bản sao (còn hiệu lực) giấy đăng ký xe do tổ chức tín dụng cấp theo quy định.

Xin nêu một vụ việc thực tế về việc này. Đó là thông báo “truy tìm” xe ô tô thế chấp đã được đăng tải trên một tờ báo giấy vào khoảng năm 2010 như sau: Ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà thành phố H đang nhận thế chấp 2 chiếc xe ô tô, ghi rõ biển số, số khung, số máy và “hiện các tài sản nêu trên được chủ sở hữu mang đi cất giấu không cho Ngân hàng H biết thông tin tài sản. Nếu cá nhân, tổ chức nào biết được thông tin chính xác về các tài sản này, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 08.6290XXX. Chúng tôi xin cảm ơn và hậu tạ 50.000.000 đồng”.

Như vậy, mặc dù pháp luật đã xác định rõ một trong các quyền của bên nhận thế chấp là được yêu cầu, đồng thời cũng là nghĩa vụ của bên thế chấp là phải cung cấp “thông tin về thực trạng tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp”1 nhưng ngân hàng nhận thế chấp đã phải bỏ ra tới 50 triệu đồng chỉ để “mua” thông tin về 2 chiếc xe ô tô thế chấp đang ỗ đâu. Đặc biệt, trong trường hợp này, thì chủ xe chỉ giữ bản sao, còn ngân hàng nhận thế chấp giữ bản chính giấy đăng ký xe ô tô.

Sau khi có quy định về việc bên thế chấp giữ bản chính giấy đăng ký phương tiện vận tải thì nhiều tổ chức tín dụng buộc phải từ chối nhận thế chấp xe ô tô hoặc nếu nhận thế chấp thì vẫn yêu cầu bên thế chấp “phải tự nguyện” giao cho tổ chức tín dụng bản chính giấy đăng ký. Việc làm trái quy định của pháp luật này cũng là điều dễ hiểu, vì tổ chức tín dụng giữ bản chính giấy đăng ký xe ô tô, chiếc xe thế chấp được ví như con gà bị buộc vào chuồng mà vẫn còn không bắt được, thì liệu ai dám chấp nhận cuộc chơi thả gà ra mà đuổi? Khi bên nhận thê chấp không giữ giấy đăng ký xe ô tô thì bên thế chấp dễ dàng mang bán, gán nợ, cầm cố, thế chấp, dù tài sản đang được thế chấp hợp pháp.

Việc này đã làm cho các tổ chức tín dụng hạn chế việc nhận thế chấp phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, dẫn đến khó khăn cho giao dịch vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh. Còn khi nhận thế chấp phương tiện vận tải là ô tô, mô tô, xe máy chưa được bán cho người mua và chưa đăng ký lưu hành, thì vẫn chỉ là việc thế chấp hàng hóa và được mồ tả theo số khung, số máy, giấy chứng nhận đăng kiểm.

Để giải quyết khó khăn, vướng mắc thực tế, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các cơ quan chức năng hướng dẫn cho phép người lưu hành phương tiện giữ bản sao, các tổ chức tín dụng được giữ bản chính Giấy đăng ký phương tiện giao thông1.

Tuy nhiên việc tổ chức tín dụng giữ bản chính Giấy đăng ký phương tiện giao thông là không có căn cứ pháp lý (trái luật), nên Ngân hàng nhà nưốc không ban hành Thông tư, mà chỉ ban hành Công văn số 7000/NHNN-PC hướng dẫn .

Riêng đối vối tàu cá (là phương tiện thủy có lắp động cơ hoặc không lắp động cơ bao gồm tàu đánh bắt nguồn lợi thủy sản, tàu hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản theo Luật Thủy sản năm 2017), cũng đi lại và vận chuyển hàng hoá, thuyền viên như các phương tiện giao thông khác, thuộc sự quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (trước kia thuộc Bộ Thủy sản) nhưng lại không được xác định là phương tiện giao thông vận tải. Như vậy thì vấn đề đặt ra là, khi thế chấp tàu cá thì bên thế chấp hay bên nhận thế chấp giữ Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá? Luật Thuỷ sản năm 2017 quy định, trong quá trình hoạt động khai thác thủy sản phải mang theo bản chính hoặc bản sao chứng thực, Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá .

Ngoài ra, có sự không thông nhất trong việc quy định về biện pháp cầm cố và thế chấp các phương tiện giao thông vận tải, dù chúng đều có tính chất tương tự nhau. Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 1990 quy định cả hai biện pháp cầm cố và thế chấp tàu biển. Tuy nhiên, Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2005 và 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2018) thì lại chỉ quy định biện pháp thế chấp tàu biển. Luật Thủy sản năm 2003 chỉ quy định biện pháp thế chấp tàu cá. Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) thì quy định cả 2 biện pháp cầm cố, thế chấp tàu bay. Luật Giao thông đường thủy nội địa năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2014, 2015), Luật Đường sắt năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2015) và Luật Giao thông đưòng bộ năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2018) thì không có quy định về biện pháp cầm cố, thế chấp tàu sông, tàu hỏa và phương tiện giao thông đường bộ. Điều này có nghĩa là có thể được cầm cố hay thế chấp tuỳ thuộc vào việc thỏa thuận chuyển giao hay không chuyển giao tài sản bảo đảm. Như vậy, nhìn chung, phương tiện giao thông vận tải có thể sử dụng để cầm cố hoặc thế chấp, trừ đối vối tàu biển và tàu cá thì chỉ có thể thế chấp.

Nghị định số 163/2006/NĐ-CP quy định về thông báo việc thế chấp phương tiện như sau :

Thứ nhất, sau khi đăng ký thế chấp phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện thủy nội địa, phương tiện giao thông đường sắt và người yêu cầu đăng ký đã nộp phí yêu cầu cấp bản sao văn bản chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm thì cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm gửi một bản sao văn bản chứng nhận đăng ký đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký lưu hành phương tiện giao thông. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký phương tiện giao thông phải cập nhật thông tin về việc phương tiện giao thông đang được thế chấp ngay trong ngày nhận được bản sao văn bản chững nhận đăng ký giao dịch bảo đảm;

Thứ hai, sau khi xóa đăng ký thế chấp và người yêu cầu xóa đăng ký đã nộp phí yêu cầu cấp bản sao văn bản chứng nhận xóa đăng ký giao dịch bảo đảm thì cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm gửi một bản sao văn bản chứng nhận xóa đăng ký đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký phương tiện giao thông để cập nhật thông tin về việc phương tiện giao thông đó đã được xóa thế chấp;

Thứ ba, trong trường hợp có yêu cầu cấp lại, cấp đổi Giấy đăng ký phương tiện giao thông hoặc chuyển quyền sở hữu đối với phương tiện giao thông đang được ghi nhận là tài sản thế chấp mà chưa có văn bản chứng nhận xóa đăng ký giao dịch bảo đảm thì chủ sở hữu phương tiện giao thông phải xuất trình 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao để đôi chiếu với bản chính văn bản giải chấp hoặc văn bản đồng ý của bên nhận thế chấp phương tiện giao thông đó.