1. Khái quát chung về học phí các trường

Giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo là số tiền mà người sử dụng dịch vụ phâỉ trả cho từng dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và giáo dục nghề nghiệp, bao gồm: học phí (theo cấp độ và trình độ đào tạo) và giá các dịch vụ khác trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo (giá dịch vụ tuyển sinh; giá dịch vụ kiểm định chất lượng giáo dục; giá cấp phát các loại phôi văn bằng; chứng chỉ; giá dịch vụ hỗ trợ đào tạo, cung ứng nguồn nhân lực thông qua việc nghiên cứu xây dựng chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch về đào tạo nhân lực theo nhu cầu xã hội; giá dịch vụ điều tra, phân tích và dự báo nhu cầu nhân lực thông qua việc kết nối cơ sở đào tạo với đơn vị sử dụng lao động nhằm khai thác các nguồn lực cho hoạt động đào tạo phát triển nguồn nhân lực; giá dịch vụ bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; giá dịch vụ tư vấn cho các tổ chức, cá nhân xây dựng kế hoạch, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực, tham gia bồi dưỡng phát triển các kỹ năng cần thiết cho người học; giá các dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo). 

Học phí là khoản tiền mà phải học phải nộp để chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí của dịch vụ giáo dục, đào tạo. Mức học phí được xác định theo lộ trình bảo đảm chi phí dịch vụ giáo dục, đào tạo theo quy định của pháp luật.  

Nguyên tắc xác định học phí 

– Giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo được xác định theo các quy định của pháp luật về giá và quy định của Chính phủ về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập. Giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo được điều chỉnh theo lộ trình phù hợp tương xứng với chất lượng dịch vụ giáo dục, đào tạo nhưng tỷ lệ tăng mức giá dịch không quá 15%/năm. 

– Đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập

+ Mức thu học phí được xây dựng theo nguyên tắc chia sẻ giữa nhà nước và người học, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của từng địa bàn dân cư, khả năng đóng góp thực tế của người dân và tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm, lộ trình tính giá dịch vụ giáo dục, đào tạo theo quy định và bảo đảm chất lượng giáo dục.

– Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học công lập 

 + Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập do nhà nước bảo đảm chi thường xuyên (sau đây gọi là cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên) xác định mức học phí không vượt mức trần học phí theo quy định của pháp luật. Mức trần học phí năm học 2021 – 2022, cụ thể như sau:

TT Nhóm ngành, nghề đào tạo

Năm học 2021 – 2022

1 Khoa học xã hội nhân văn, nghệ thuật, giáo dục và đào tạo, báo chí, thông tin và kinh doanh  
1.1 Khoa học xã hội nhân văn, giáo dục và đào tạo, báo chí, thông tin và kinh doanh 780.000/sinh viên/ tháng
1.2 Nghệ thuật  940.000/sinh viên/ tháng
2 Khoa học, pháp luật và toán 940.000/sinh viên/ tháng
3 Kỹ thuật và công nghệ thông tin 940.000/ sinh viên/ tháng
4 Sản xuất, chế biến và xây dựng  940.000/sinh viên/tháng 
5 Nông, lâm, ngư nghiệp và thú ý  780.000/sinh viên/ tháng
6 Sức khoẻ 1.140.000/sinh viên/ tháng
7 Dịch vụ, du lịch và môi trường 940.000/sinh viên/tháng
8 An ninh, quốc phòng  940.000/sinh viên/ tháng

+ Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên xác định mức thu học phí từng ngành theo hệ số điều chỉnh so với mức trần; cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư được tự xác định mức thu học phí đảm bảo bù đắp chi phí, có tích luỹ theo quy định.

– Học phí đối với cơ sở giáo dục đại học công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên: Căn cứ danh mục ngành, nghề đào tạo cấp IV trình độ cao đẳng, trung cấp do Bộ trưởng Bộ Lao động thương binh và xã hội quy định, mcs trần học phí được xác định theo định mức kinh tế – kỹ thuật và được tính theo lộ trình đến năm 2025 – 2026. Mức trần học phí như sau:

TT Nhóm ngành nghề đào tạo Năm 2022 -2023 Năm 2023-2024 Năm 2024-2025 Năm 2025-2026
1 Khoa học xã hội nhân văn, nghệ thuật, giáo dục và đào tạo, báo chí, thông tin và kinh doanh 1.248.000 1.328.000 1.360.000 1.600.000
2 Khoa học, pháp luật và toán 1.326.000 1.411.000 1.445.000 1.700.000
3 Kỹ thuật và công nghệ thông tin 1.870.000 1.992.000 2.040.000 2.400.000
4 Sản xuất, chế biến và xây dựng 1.794.000 1.909.000 1.955.000 2.300.000
5 Nông, lâm. ngư nghiệp và thú y 1.287.000 1.370.000 1.400.000 1.650.000
6 Sức khỏe 2.184.000 2.324.000 2.380.000 2.800.000
7 Dịch vụ, du lịch và môi trường 1.560.000 1.660.000 1.700.000 2.000.000
8 An ninh, quốc phòng 1.716.000 1.820.000 1.870.000 2.200.000

– Đối với cơ sở giáo dục dân lập, tư thục

+ Cơ sở giáo dục dân lập, tư thục được quyền chủ động xây dựng mức thu học phí và giá các dịch vụ khác trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo bảo đảm bù đắp chi phí có tích luỹ hợp lý, có trách nhiệm công khai, giải trình với người học và xã hội vef mức thu học phí, giá các dịch vụ do mình quyết định;

+ Cơ sở giáo dục dân lập, tư thục có trách nhiệm thuyết minh chi phí giáo dục, đào tạo bình quân một học sinh, mức thu học phí hằng năm, mức thu học phí toàn cấp học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và toàn khoá học đối với cơ sở giáo dục đại học; thuyết minh lộ trình và tỷ lệ tăng học phí các năm tiếp theo (tỷ lệ  tăng hằng năm không quá 15% đối với đào tạo đại học; tỷ lệ tăng tăng không quá 10% đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông) và thực hiện công khai theo quy định pháp luật và giải trình với người học, xã hội;

+ Hộc sinh thuộc đối tượng miễn, giảm học phí, hỗ trợ tiền đóng học phí tại các cơ sở giáo dục dân lập, tư thục được nhà nước chi trả tối đa bằng mức học phí đối với học sinh cơ sở giáo dục công lập chưa tư bảo đảm chi thường xuyên trên địa bàn;

+ Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục tiều học, quy mô học sinh tiểu học trên địa bàn và định mức học sinh/ lớp cấp tiểu học theo quy định để xây dựng tiêu chí xác định các địa bàn không đủ trường công lập trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và quyết định mức hỗ trợ tiền đóng học phí cho học sinh tiểu học tại các trường tư thục ơt địa bàn không đủ trường công lập theo từng năm học; kinh phí hỗ trợ tiền đóng học phí do ngân sách nhà nước cấp theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bnả hướng dẫn thực hiện.

 

2. Các ngành học sinh viên được miễn, giảm 70% học phí

– Đối tượng sinh viên được miễn học phí

Theo quy định tại Điều 15 của Nghị định 81/2021/NĐ-CP có quy định về đối tượng sinh viên được miễn học phí bao gồm:

– Sinh viên chuyên ngành Mác – Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh;

– Học sinh, sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh học một trong các chuyên ngành Lao, Phong, Tâm thần, Giám định pháp Y, Pháp y tâm thần và Giải phẫu bệnh tại các cơ sở đào tạo nhân lực y tế công lập theo chỉ tiêu đặt hàng của Nhà nước;

Bên cạnh đó, các sinh viên là người đồng bào dân tộc thiểu số rất ít người bao gồm: Pu Péo, Cống, Mảng, Si La, Bố Y, Cờ Lao, La Hơ, Ơ Đu, Ngái, Chứt, Brâu, Rơ Măm, Lự, Pà Thẻn, La Hủ, Lô Lô (theo quy định tại khoản 1. Điều 2 Nghị định 57/2017/NĐ-CP)

– Đối tượng được giảm 70% học phí:

+ Học sinh, sinh viên học các ngành nghệ thuật truyền thống và đặc thù trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đạu học công lập, tư thục có đào tạo về văn hoá – nghệ thuật bao gồm:

– Nhạc công kịch hát dân tộc, nhạc công truyền thống Huế, đờn ca tài tử Nam Bộ, diễn viên sân khấu kịch hát, nghệ thuật biểu diễn dân ca, nghệ thuật ca trù, nghệ thuật bài chòi, biểu diễn nhạc cụ truyền thống;

– Các chuyên ngành nhã nhạc cung đình, tuồng, chèo, cải lương, múa, xiếc.

– Một số nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với giáo dục nghề nghiệp theo danh mục nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ lao động thương binh xã hội quy định.

 

3. Hồ sơ thủ tục thực hiện miễn giảm học phí cho sinh viên

3.1 Hồ sơ

Đối tượng sinh viên được liệt kệ tại mục 2 của bài viết này sẽ phải chuẩn bị một bộ hồ sơ để làm căn cứ xem xét miễn học phí, hồ sơ được nộp bao gồm:

– Đơn đề nghị miễn, giảm học phí theo Phụ lục V, Nghị định 81/2021/NĐ-CP

– Bản sao chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao từ sổ gốc giấy tờ chứng minh theo quy định tại điểm b, Khoản 1, Điều 19 của Nghị định 81/2021/NĐ-CP.

 

3.2 Trình tự thực hiện

Trong vòng 45 ngày làm việc kể từ ngày khai giảng năm học, các bạn sinh viên chuẩn bị một bộ hồ sơ được hướng dẫn tại mục 3.1 Của bài viết này đến trực tiếp phòng quản lý sinh viên. Trong 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn đề nghị miễn, giảm học phí, Thủ trưởng cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập có trách nhiệm duyệt hồ sơ và quyết định miễn, giảm học phí đối với học sinh, sinh viên và học viên. 

Trên đây là trao đổi của công ty Luật LVN Group về vấn đề “Những ngành nghề được miễn, giảm 70% học phí cho sinh viên”, nếu quý Khách hàng có vướng mắc có thể liên hệ trực tiếp đến tổng đài: 1900.0191 để được hỗ trợ, tư vấn.