Đặc biệt, không phải chỉ có báo cáo minh bạch của TI công bố điều này mà thậm chí trong báo cáo cạnh tranh toàn cầu của diễn đàn kinh tế thế giới (World Economic Forum’s) cũng đã khẳng định những nguy cơ xảy ra tham nhũng nhiều nhất trong ngành toà án.

Có rất nhiều cách giải thích nguyên nhân dẫn đến nạn tham nhũng trong hệ thống tòa án ở các quốc gia tuy nhiên tác giả Stefan Voigt – Giáo sư thuộc Viện nghiên cứu kinh tế quốc tế trường đại học Marburg – Đức có một cách đặt vấn đề khá thú vị đó là ông đã đưa ra các giả thuyết về các nguyên nhân dẫn đến tham nhũng trong hệ thống tòa án. Hy vọng sẽ đem lại cho bạn đọc cái nhìn rõ hơn vì sao ngành tòa án lại có nguy cơ tham nhũng nhiều nhất trong năm.

Những nguyên nhân dẫn đền tham nhũng trong ngành tòa án

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi:  1900.0191

1. Lương dành cho cán bộ ngành tòa án thấp tăng khả năng tham nhũng: Giả thuyết này được nhiều người chấp nhận là lý do để ngành tòa án đứng đầu trong bảng xếp hạng chỉ số tham nhũng năm 2007. Điều này là tất yếu, bởi lẽ lương dành cho các thẩm phán, công tố viên quá thấp, do đó các khoản tiền hối lộ sẽ dễ được họ chấp nhận hơn. Điều này đúng ở hầu hết các nước được công bố trong báo cáo minh bạch toàn cầu năm 2007. Đặt một giả thuyết ngược lại nếu lương dành cho công chức ngành tòa án cao, giúp họ đảm bảo cuộc sống thì khi đó, việc nhận hối lộ chắc chắn sẽ khó xảy ra hơn. Tuy nhiên việc đặt giả thuyết lương cao sẽ không tham nhũng cũng không hoàn toàn đúng bởi có thể lấy một ví dụ như Campuchia, với mức thu nhập hàng năm của thẩm phán mới vào nghề là 3,804 đô la trong khi đó mức thu nhập bình quân đầu người năm 2006 chỉ có 380 đô la, nhưng Camphuchia vẫn đứng thứ 156 trên 163 quốc gia trong bảng xếp hạng chỉ số tham nhũng năm 2006? Như vậy giả thuyết lương thấp dẫn đến khả năng tham nhũng cao là một lý do hợp lý không chỉ trong ngành tòa án nói riêng mà hầu như ở các ngành khác.

2. Sự phức tạp của hệ thống tư pháp làm cho tham nhũng dễ xảy ra hơn: Một số quốc gia có hệ thống tòa án quá phức tạp, điều này có nghĩa là có quá nhiều thủ tục, tầng nấc mà người dân phải tiếp xúc khi gặp một vấn đề liên quan đến ngành toà án. Trên thực tế, một hệ thống phức tạp bao giờ cũng đi kèm sự thiếu minh bạch, dẫn đến khó kiểm soát. Điều này đã khuyến khích cho tệ hối lộ xảy ra bởi rất nhiều điều có thể được làm sai lệch từ một hệ thống như thế. Trong báo cáo minh bạch năm 2007 của TI đưa ra Bangladesh là một ví dụ cụ thể, có tới 2/3 số người sử dụng các dịch vụ của tòa án khẳng định từng hối lộ ít nhất 1 lần. Nhiều quốc gia đang được khuyến khích để cải cách nền tòa án nhằm loại bỏ một số thủ tục phiền toái và phức tạp đồng nghĩa với việc hạn chế tham nhũng.

3. Việc ra quyết định cũng như các tiến trình của hệ thống tòa án được công khai và minh bạch khi đó mức độ tham nhũng sẽ giảm bt. Điều này dường như có vẻ là một giải pháp thì đúng hơn, tuy nhiên chúng ta nhận thấy các quyết định của  tòa án, viện kiểm sát thì mức độ minh bạch cũng chỉ là giả thuyết bởi vậy việc thiếu minh bạch trong quá trình ra quyết định bao giờ cũng là điều kiện tốt để phát sinh tham nhũng.

4. Sự chậm chạp của hệ thống tòa án: Với 3 giả thuyết nêu ở trên thì chắc chắn rất dễ dẫn đến việc xử lý các công việc của ngành tòa án chậm. Đây là một con đường dẫn tham nhũng đến gần hệ thống tòa án hơn.

5. Tăng cường cán cân công lý sẽ hạn chế mức độ tham nhũng: Biều tượng của hầu hết ngành tòa án các nước chính là cán cân công lý, tuy nhiên danh giới giữa sự cân bằng và thiếu cân bằng thường rất mong manh, tại nhiều quốc gia đôi khi cũng có trường hợp các cán cân công lý nghiêng (một chút thôi) về phía những bị cáo mong giảm tội xuống mức thấp nhất trong khung hình phạt cho phép. Hợp lý trong khoảng hợp pháp cho phép là nguyên nhân dẫn đến tham nhũng ở ngành này.

6. Hệ thống các cơ quan chống tham nhũng tăng cường kiểm tra, giám sát sẽ làm cho tham nhũng được hạn chế: Nếu các cơ quan tòa án tăng cường hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát sẽ góp phần hạn chế tham nhũng, chính họ là những nhân tố quan trọng trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở hầu hết các quốc gia trên toàn thế giới. Tuy nhiên tại một số nơi trên thế giới việc thanh tra, kiểm tra trong chính nội bộ ngành lại không được đặt lên hàng đầu và các cơ quan chống tham nhũng trong ngành dường như rất ít quan tâm tới việc giám sát các quy trình và các hệ thống vốn dĩ rất phức tạp được đề cập tới ở trên. Nên chăng cần đặt ra một quy chế giám sát nghiêm khắc và độc lập hơn nữa trong ngành tòa án? Đây chính là câu hỏi khá hóc búa đối với các nhà cải cách tòa án ở nhiều nước trên thế giới.

7. Tính đơn nhất trong hệ thống truy tố – xét xử và tuyên án: Nói theo một số chuyên gia gọi là sự độc quyền trong ngành tòa án. Giả thuyết này nghe có vẻ hài hước nhưng theo nhiều học thuyết kinh tế thì việc độc quyền – đơn nhất chỉ phục vụ tốt nhất cho một số ít người. Số người dùng dịch vụ tăng lên thì chính đối tượng độc quyền này sẽ phục vụ kém đi. Nhiều như ở Anh thì cũng có khoảng trung bình hơn 3 thẩm phán/100.000 dân, hay như ở Zambia chỉ có 0,4 thẩm phán/100.000 dân. Bạn nghĩ gì về những con số này?

Ở nhiều nước trên thế giới thì mức độ hài lòng của dân chúng trong các dịch vụ tòa án, công tố thường rất thấp. Một điều chắc chắn rồi sẽ xảy ra đó là tính đơn nhất – độc quyền dẫn đến nguy cơ lợi dụng và lạm dụng quyền lực trong ngành tòa án trở nên cao hơn. Một số quốc gia giảm việc độc quyền trong ngành tòa án bằng cách tách quá trình truy tố sang cho ngành công an, chuyển một số vụ việc đặc thù cho từng ngành xử lý, thông qua trọng tài kinh tế, các tổ chức trung gian hoặc chính các tổ chức phi chính phủ cũng tham gia giải quyết quá trình này./.

SOURCE: TẠP CHÍ THANH TRA SỐ 12 NĂM 2009 – HỒNG THANH

(Theo báo cáo minh bạch toàn cầu năm 2007)

(LVN GROUP FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích nghiên cứu, giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo và có thể một số thông tin pháp lý đã hết hiệu lực tại thời điểm  hiện tại vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến Luật sư của LVN Group, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)