1. Khái niệm trung gian thanh toán

Quá trình phát sinh và phát triển của các quan hệ thanh toán tiền tệ phục vụ các giao dịch dân sự và thương mại gắn liền với quá trình phát sinh và phát triển của các hình thức tiền tệ trong nền kinh tế. Các quan hệ thanh toán được thực hiện dưới hai hình thức là thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt và thanh toán qua trung gian thanh toán.

Thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt là hình thức thanh toán mà người có nghĩa vụ chi trả (người mua hàng hoá, người nhận cung ứng dịch vụ…) sử dụng tiền mặt để chi trả cho người thụ hưởng (người bán hàng hoá, người cung ứng dịch vụ…). Hình thức thạnh toán trực tiếp bằng tiền mặt ra đời gắn liền với sự xuất hiện của tiền tệ trong đời sống xã hội của các tổ chức trung gian thanh toán trong từng thời kì.

Về không gian, hoạt động trung gian thanh toán có thể là hoạt động trong nước và có thể là hoạt động quốc tế. Thanh toán trong nước là giao dịch thanh toán được xác lập, thực hiện và kết thúc ữên lãnh thổ Việt Nam. Thanh toán quốc tế là hoạt động thanh toán trong đó có ít nhất 1 bên liên quan là tổ chức hoặc cá nhân có tài khoản thanh toán ở ngoài lãnh thổ Việt Nam.

Về tính chất của quan hệ chi trả, quan hệ thanh toán có thể chia làm các loại:

– Dịch vụ thu hộ là việc tổ chức trung gian thanh toán thực hiện uỷ nhiệm của bên trả tiền để chi trả cho bên thụ hưởng trên cơ sở thỏa thuận bằng văn bản giữa tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và bên thụ hưởng (Xem: Nghị định của Chính phủ số 101/2012/NĐ-CP ngày 20/9/2011 vê thanh toán không dùng tiền mặt.

Thông tư của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2014/TT-NHNN ngày 31/12/2014 hướng dẫn về thực hiện dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt).

Dịch vụ chi hộ là việc tổ chức trung gian thanh toán thực hiện ủy nhiệm của bên trả tiền thay mặt mình để chi trả cho bên thụ hưởng trên cơ sở thoà thuận bằng văn bản giữa tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và bên trả tiền (Xem: Nghị định của Chính phủ số 101/2012/NĐ-CP ngày 20/9/2011 vê thanh toán không dùng tiền mặt và Thông tư của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2014/TT-NHNN ngày 31/12/2014 hướng dẫn về thực hiện dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Số vốn tiền tệ có ở một thời điểm cùa chủ tài khoản được ghi nhận trong sổ sách kế toán ờ trung gian thanh toán).

– Dịch vụ chuyển tiền là việc tổ chức trung gian thanh toán theo yêu cầu của bên trả tiền chuyển một số tiền nhất định cho của giấy tờ. Đồng tiền điện tử không phải là hình thức tiền tệ mới mà nó chỉ là công cụ lưu thông đồng tiền ghi sổ.

Trong thanh toán qua trung gian thanh toán, đồng tiền ghi sổ thể hiện ở số dư trên các tài khoản của chủ tài khoản mở tại trung gian thanh toán.(1) Với sự hiện diện của đồng tiền ghi sổ, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán có thể thực hiện việc thanh toán bằng nghiệp vụ kế toán mà không cần sử dụng tiền mặt.

Thứ ba, hoạt động dịch vụ thanh toán của các tổ chức đóng vai trò trung gian thanh toán chịu sự điều chỉnh của pháp Luật ngân hàng và quản lí nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

2. Quy định chung về hoạt động trung gian thanh toán

Trong nền kinh tế thị trường, thanh toán qua tổ chức trung gian thanh toán chủ yếu là thanh toán không dùng tiền mặt nên có vai trò to lớn. Việc thanh toán không dùng tiền mặt không những phục vụ cho quá trình tái sản xuất xã hội mà việc thanh toán này có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất của xã hội. Mặt khác, thanh toán không dùng tiền mặt tạo điều kiện cho các trung gian thực hiện được các dịch vụ trả tiền với khối lượng lớn một cách nhanh chỏng và chính xác. Đồng thời, thông qua việc mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt, các ngân hàng có điều kiện tập trung được lượng vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế làm nguồn vốn tín dụng ngăn hạn.

Không giống như thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt, việc thanh toán không dùng tiền mặt liên quan tới việc phải chấp

Theo quy định của pháp luật, chủ thể tham gia quan hệ dịch vụ thanh toán gồm: Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán và người sử dụng dịch vụ thanh toán.

Chủ tài khoản thanh toán là người đứng tên mở tài khoản. Đổi với tài khoản là cá nhân, chủ tài khoản là cá nhân; chủ tài khoản của tổ chức là người đại diện theo pháp luật hay đại diện theo ủy quyền của tổ chức mở tài khoản.

3. Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán

Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán bao gồm:

– Ngân hàng Nhà nước.

– Ngân hàng thưorng mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là Ngân hàng).

– Quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô

– Các tổ chức không phải là ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

Theo nguyên tắc chung, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán có nghĩa vụ thực hiện đúng, kịp thời các uỷ nhiệm của khách hàng đồng thời giúp người trả tiền và người nhận tiền thực hiện việc giám sát các điều kiện thanh toán đã được thoả thuận.

Trong số các trung gian thực hiện dịch vụ thanh toán thì Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước là hai chủ thể cung cấp các dịch vụ thanh toán không thuần túy mang tính chất kinh doanh.

Ngân hàng Nhà nước cung cấp các dịch vụ thanh toán, tổ các quy định của pháp luật về thanh toán qua các trung gian thanh toán như: trình tự, thủ tục lập và nộp các chứng từ thanh toán vào các trung gian thanh toán, xác định nhũng điều kiện chi trả tiền của mình và những điều kiện ấy phải phù hợp với những cam kết hoặc theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, người trả tiền có quyền khước từ hoặc khiếu nại về số tiền đã trả nếu các chủ thể khác vi phạm những cam kết hay những quy định của pháp luật.

Người nhận tiền (người thụ hưởng thanh toán) là người được hưởng một khoản tiền do đã giao hàng hay cung ứng dịch vụ hoặc do luật định hoặc do thiện chí của người khác.

Nhóm II: Các quy phạm pháp luật quy định về chứng tự thanh toán, hình thức, phương tiện thanh toán và trật tự cung ứng các phương tiện thanh toán.

Chứng từ thanh toán là loại chứng từ kế toán ngân hàng dùng làm căn cứ để thực hiện dịch vụ thanh toán.

Chứng từ thanh toán là cơ sở để thực hiện giao dịch thanh toán. Chứng từ thanh toán có thể được lập dưới hình thức chứng từ giấy, chứng từ điện tử hoặc các hình thức khác. Loại chứng từ, các yếu tố của chứng từ, việc lập, kiểm soát, luân chuyển, bảo quản lưu trữ chứng từ, trách nhiệm của người sử dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và các quy định của pháp luật có liên quan đến chứng từ thanh toán. Chứng từ sử dụng trong thanh toán phải được lập, kí, kiểm soát, luân chuyển, quản lí và bảo quản theo đúng chế độ về chế độ chửng từ kế toán ngân hàng. Chứng từ sử dụng trong thanh toán qua Ngân hàng Nhà nước thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước quy định của pháp luật, yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán trích một số tiền từ tài khoản thanh toán của mình để trả-cho người thụ hưởng và có tên ghi trên séc hoặc trả cho người cầm séc.

– Uỷ nhiệm chi hoặc lệnh chi: Là phương tiện thanh toán mà người trả tiền lập lệnh thanh toán theo mẫu do tô chức cung ứng dịch vụ thanh toán quy định, gửi cho tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nơi mình mở tài khoản yêu cầu tổ chức đó trích một số tiền nhất định trên tài khoản của mình để trả cho người thụ hưởng.

– Uỷ nhiệm thu hoặc nhờ thu: Là phương tiện thanh toán mà người thụ hưởng lập lệnh thanh toán theo mẫu do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán quy định gửi cho tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán uỷ thác thu hộ mình một số tiền nhất định.

– Thẻ ngân hàng: Là phương tiện thanh toán do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phát hành và cấp cho người sử dụng dịch vụ thanh toán để sử dụng theo hợp đồng kí kết giữa tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và người sử dụng dịch vu thanh toán.

– Các phương tiện thanh toán khác như hối phiếu, lệnh phiếu… theo quy định của pháp luật có liên quan.

Tuỳ theo việc sử dụng loại phương tiện thanh toán, pháp luật có các quy định cụ thể về trật tự cung ứng phương tiện thanh toán. Ví dụ: đối với việc cung ứng phương tiện thanh toán bằng tiền mặt, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán có nghĩa vụ đáp ứng đầy đủ kịp thời các yêu cầu gửi và rút tiền mặt của người sử dụng dịch vụ thanh toán trong phạm vi số dư trên tài khoản và hạn mức thấu chi đã thoả thuận của chủ tài khoản.

4. Nguyên tắc cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán

Ngày 11/12/2014, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ký ban hành Thông tư số 39/2014/TT-NHNN Hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán.

Thông tư quy định, các loại dịch vụ trung gian thanh toán gồm: Dịch vụ cung ứng hạ tầng thanh toán điện tử (gồm dịch vụ chuyển mạch tài chính, dịch vụ bù trừ điện tử, dịch vụ cổng thanh toán điện tử) và dịch vụ hỗ trợ dịch vụ thanh toán (gồm dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ, dịch vụ hỗ trợ chuyển tiền điện tử, dịch vụ Ví điện tử).

4.1. Quản lý rủi ro, đảm bảo an toàn, bảo mật

Thông tư nêu rõ, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải xây dựng và thực hiện quy định nội bộ và tuân thủ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về các nguyên tắc quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử, tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành về phòng, chống rửa tiền và các quy định khác.

Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải thực hiện các yêu cầu đảm bảo an toàn, bảo mật hệ thống công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng; an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Đồng thời, phải tuân thủ các quy định về việc lập, sử dụng, bảo quản, lưu trữ chứng từ điện tử theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng.

4.2. Đảm bảo khả năng thanh toán

Tổ chức cung ứng dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ và tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử phải mở tài khoản đảm bảo thanh toán để đảm bảo cho việc cung ứng các dịch vụ này. Số dư trên tài khoản đảm bảo thanh toán phải được duy trì không thấp hơn so với tổng số tiền đã nhận của khách hàng mà chưa thực hiện thanh toán cho đơn vị chấp nhận thanh toán (đối với dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ) hoặc tổng số dư của tất cả các Ví điện tử của các khách hàng (đối với dịch vụ Ví điện tử) tại cùng một thời điểm.

Tài khoản đảm bảo thanh toán chỉ được sử dụng vào việc thanh toán tiền cho các đơn vị chấp nhận thanh toán; hoàn trả tiền cho khách hàng sử dụng dịch vụ khi có yêu cầu.

4.3. Không được phép phát hành hơn 1 Ví điện tử cho 1 tài khoản

Ngoài ra, Thông tư cũng quy định tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử không được phép phát hành hơn 1 Ví điện tử cho 1 tài khoản thanh toán của khách hàng tại một ngân hàng và cấp tín dụng cho khách hàng sử dụng Ví điện tử, trả lãi trên số dư Ví điện tử hoặc bất kỳ hành động nào có thể làm tăng giá trị tiền tệ trên Ví điện tử.

Tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử phải có công cụ để Ngân hàng Nhà nước kiểm tra, giám sát theo thời gian thực hiện tổng số tiền của khách hàng trên các Ví điện tử và tổng số tiền trên tài khoản đảm bảo thanh toán của tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử tại các ngân hàng.

5. Điều kiện cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đối với các tổ chức không phải là ngân hàng

– Có giấy phép thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp

– Có phương án kinh doanh dịch vụ trung gian thanh toán được phê duyệt theo đúng quy định về thẩm quyền đầu tư tại điều lệ hoạt động của tổ chức, trong đó tối thiểu phải có các nội dung: Quy trình nghiệp vụ kỹ thuật của dịch vụ đề nghị cấp phép; cơ chế đảm bảo khả năng thanh toán; quy trình kiểm tra, kiểm soát nội bộ; quản lý rủi ro, đảm bảo an toàn, bảo mật; các nguyên tắc chung và quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền; quy trình và thủ tục giải quyết yêu cầu tra soát, khiếu nại, tranh chấp; quyền và nghĩa vụ của các bên có liên quan trong quá trình cung ứng dịch vụ

– Có vốn điều lệ tối thiểu là 50 tỷ đồng;

– Người đại diện theo pháp luật, Tổng Giám đốc (Giám đốc) của tổ chức xin phép phải có trình độ chuyên môn hoặc kinh nghiệm thực tế trong quản trị kinh doanh hoặc lĩnh vực phụ trách.

– Đội ngũ cán bộ thực hiện dịch vụ trung gian thanh toán có trình độ chuyên môn về lĩnh vực đảm nhiệm

– Điều kiện về kỹ thuật: Có cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, hệ thống công nghệ thông tin, giải pháp công nghệ phù hợp với yêu cầu của hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán; hệ thống kỹ thuật dự phòng xây dựng độc lập với hệ thống chính đảm bảo cung cấp dịch vụ an toàn và liên tục khi hệ thống chính có sự cố và tuân thủ các quy định khác về đảm bảo an toàn, bảo mật hệ thống công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng;

– Đối với dịch vụ chuyển mạch tài chính, dịch vụ bù trừ điện tử, tổ chức cung ứng dịch vụ phải được một tổ chức thực hiện quyết toán kết quả bù trừ giữa các bên liên quan;

– Đối với dịch vụ hỗ trợ dịch vụ thanh toán cho các khách hàng có tài Khoản tại nhiều ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ phải kết nối với một tổ chức cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính và dịch vụ bù trừ điện tử được Ngân hàng Nhà nước cấp phép để thực hiện chuyển mạch và xử lý bù trừ các nghĩa vụ phát sinh trong quá trình cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán của tổ chức;

– Trong quá trình cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải có hệ thống thông tin kế toán quản trị đảm bảo theo dõi riêng được nguồn vốn, tài sản và xác định được kết quả của hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

Nếu doanh nghiệp bạn muốn kinh doanh dịch vụ trung gian thanh toán mà không phải là ngân hàng, doanh nghiệp bạn cần đáp ứng tất cả các điều kiện chúng tôi đã nêu ở trên. Nếu doanh nghiệp không đảm bảo đáp ứng được các điều kiện, doanh nghiệp bạn sẽ không được tiên hành hoạt động kinh doanh, nếu cố tình vi phạm, sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật