1. Hoạch định chính sách

Hoạch định chính sách là khâu đầu tiên của quy trình chính sách xã hội. Nó có vai trò là cơ sở, là tiền đề cho toàn bộ hoạt động tiếp sau, bởi vì hoạch định chính sách xã hội quyết định nội dung, cách thức, tiến độ thực hiện, cũng như mục tiêu chính sách và cuối cùng là kết quả chính sách. Mặt khác, hoạch định chính sách giúp toàn bộ quá trình thực hiện đi đúng hướng, không bị chệch mục tiêu do dự tác động và thay đổi của hoàn cảnh môi trường. Hoạch định chính sách còn đem lại khả năng tiết kiệm nguồn lực. Một hành động khi được tính toán kỹ lưỡng, theo định hướng rõ ràng và phân công hợp lý sẽ đạt được hiệu quả cao trong lao động vì không bị lãng phí thời gian và nguồn lực. Cuối cùng, hoạch định chính sách cung cấp thang đo đánh giá chính xác mức độ hoàn thành công việc, làm cho việc kiểm tra được dễ dàng hơn.

Tóm lại, hoạch định chính sách được thực hiện theo tuần tự như sau:

Trước tiên, các chuyên gia của các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền dựa trên những vấn đề xã hội đang nảy sinh, ảnh hưởng đến một bộ phận động đảo dân cư sẽ tiến hành nghiên cửu, đánh giá tác động của chúng để đề xuất vấn đề nào sẽ trở thành vấn đề chính sách xã hội. Đe xuất này được xét duyệt, chấp nhận bởi các cơ quan có thẩm quyền cao hơn để cho phép xây dựng một chính sách xã hội nhằm giải quyết vấn đề số. Kết quả của công đoạn này là một quyết định về xây dựng chính sách được giao cho những cơ quan, chuyên gia xây dựng dự thảo chính sách.

Tiếp theo, các nhà phân tích chính sách tiến hành phân tích vấn đề, phân tích cây mục tiêu, phân tích giải pháp để lựa chọn phương án chính sách tối ưu. Sau khi đã phân tích kỹ lưỡng, họ thiết kế dự án chính sách (dự thảo chính sách) để đệ trình lên cơ quan có thẩm quyền. Cơ quan, cá nhân có thẩm quyền sẽ xem xét, đánh giá dự thảo chính sách để đi đến kết luận cuối cùng là thông qua quyết định chính sách.

Sau khi chính sách xã hội được thông qua, Nhà nước tiến hành thể chế hóa chính sách xã hội bằng văn bản quy phạm pháp luật – ra quyết định chính sách. Cuối cùng, chính sách được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng để đông đảo nhân dân được biết.

2. Phối hợp chỉ đạo trong quá trình thực hiện chính sách

Kết quả của hoạch định chính sách là một chính sách giải quyết vấn đề cụ thể đã được thể chế hóa, có hiệu lực pháp lý. Để chính sách “đi vào cuộc sống”, có giá trị thực tiễn thì cần tiến hành tổ chức thực hiện chính sách. Nó bao gồm một loạt các hoạt động như:

– Tổ chức cơ cấu bộ máy thực thi (phân công phân nhiệm cán bộ phụ trách, đào tạo bồi dưỡng cán bộ thực thi chính sách, tập huấn cho người trực tiếp thực hiện chính sách và phổ biến chính sách cho những đối tượng thụ hưởng.

– Xây dựng chương trình hành động, chuẩn bị các nguồn lực cần thiết và thời gian để thực thi chính sách.

Giai đoạn này, cơ quan có thẩm quyền sẽ ban hành các văn bản pháp quy để cụ thể hóa các chính sách xã hội, hướng dẫn cấp dưới triển khai thực hiện đúng yêu cầu.

Chính sách xã hội là một chính sách mang tầm vĩ mô, để triển khai thực hiện nó cần rất nhiều chủ thể cùng tham gia. Tuy nhiên, điều này cũng gây ra sự khó khăn nhất định như sự chồng chéo hoặc bỏ sót công việc do phân định nhiệm vụ không rõ ràng. Vì vậy, một nhiệm vụ quan trọng nhà lãnh đạo cấp cao phải thực hiện là tạo cơ chế để tăng cường sự phối hợp trong hoạt động của các chủ thể khác nhau như:

– Sự phối hợp theo chiều dọc: Là sự thống nhất chỉ đạo và phân công thực hiện nhiệm vụ giữa cấp cao và cấp dưới quyền thuộc cùng một cơ quan, tổ chức.

– Sự phối hợp theo chiều ngang: Là sự hợp tác trong công việc giữa các cơ quan, tổ chức cùng cấp song ở các lĩnh vực chuyên môn khác nhau.

– Sự phối hợp lồng ghép: Đây là sự phối hợp không quan tâm đến thứ bậc mà chú ý đến lĩnh vực chuyên môn của tổ chức đối tác có giúp ích được gì cho công việc của mình đang thực hiện hay không.

Sự phối hợp hoạt động không chỉ dừng lại giữa các chủ thể chính thức thực hiện chính sách mà còn ở những tổ chức cá nhân bên ngoài có khả năng giúp đỡ quá trình thực hiện. Đó chính là các tổ chức xã hội và phi Chính phủ, các tổ chức sự nghiệp hoặc dịch vụ xã hội. Để làm công tác huy động nguồn lực, phối họp hoạt động này, cần sử dụng hệ thống thông tin đại chúng vào tuyên truyền thực hiện chính sách và có cơ chế pháp lý cho việc phối kết hợp.

3. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách

Kiểm tra là quá trình đo lường kết quả hoạt động của một chủ thể nhất định dựa trên cơ sở những tiêu chuẩn, thang đo được xác định từ trước để phát hiện những sai lệch nhằm đưa ra các tác động điều chỉnh kịp thời, góp phần hoàn thành muc tiêu chung.

Thông qua kiểm tra, nhà quản lý sẽ nắm được toàn bộ tình hình hoạt động: biết được tiến độ công việc hoàn thành tới đâu, trách nhiệm và khối lượng công việc ra sao.

Nội dung và tiến trình kiểm tra gồm các bước cơ bản sau đây:

Thứ nhất, thiết lập thang đo. Thang đo có nguồn gốc từ những yêu cầu, đỏi hỏi đối với công việc cần kiểm tra. Khi tiến hành một nhiệm vụ cụ thể, bao giờ người ta cũng đưa ra một mục tiêu nhất định và nhiệm vụ được hoàn thành khi các mục tiêu đó được thực hiện. Như vậy, có thể hiểu thang đo là những yêu cầu để hoàn thành nhiệm vụ, được biểu hiện bằng những thông số định tính hoặc định lượng làm cơ sở đo lường kết quả của một hoạt động nhất định.

Việc thiết lập thang đo rất quan trọng, quyết định đến đúng sai của công tác đánh giá. Do đó, nó cần được thực hiện bởi các chuyên gia hay có người có năng lực, phẩm chất, am hiểu tình hình của đơn vị được đánh giá cũng như tình hình chung của vấn đề đó.

– Thứ hai, tiến hành đo lường kết quả. Đo lường kết quả là quá trình so sánh đối chiếu kết quả thực tế với tiêu chuẩn (thang đo) đã đặt ra để phát hiện những sai lệch của hoạt động. Việc đo lường kết quả có chính xác hay không phụ thuộc vào một số yếu tố sau:

+ Tiêu chuẩn đo/thang đo

+ Chủ thể đo lường

+ Công cụ và phương tiện đo

+ Đối tượng đo

Thứ ba, phát hiện sai lầm. Trong quá trình đo lường kết quả, nếu có sự không trùng khớp giữa thực tế công việc và thang đo, thường là gây ảnh hưởng xấu hơn so với dự kiến, thì đó chính là sự sai lệch của khâu thực hiện. Mục đích của kiến tra là phát hiện những sai lầm đó để xử lý kịp thời.

Để công tác thanh tra, kiểm tra phát huy được tác dụng, cần thực hiện đầy đủ các công việc như:

– Tổ chức thanh tra, kiểm tra thường xuyên và định kỳ tình hình thực hiện chính sách xã hội thông qua hệ thống thanh tra, giám sát của Nhà nước.

– Thiết lập hệ thống thông tin báo cáo từ dưới lên trên về tình hình thực hiện chính sách xã hội.

– Sơ kết, tổng kết thực hiện chính sách xã hội trong thực tế và đề ra những kiến nghị hoàn thiện chính sách xã hội.

4. Điều chỉnh chính sách

Trên cơ sở kết quả thanh tra, kiểm tra, số liệu điều tra, khảo sát và tổng kết thực hiện chính sách xã hội, các nhà hoạch định chính sách nghiên cứu, phân tích và các định các tồn tại, bất hợp lý, thiếu sót, để đưa ra các kiến nghị bổ sung, sửa đổi chính sách. Sau khi đưa ra các giải pháp điều chỉnh sai lầm và thực hiện chúng, chúng ta thu được các kết quả mới. Không chỉ dừng lại ở đó, bước tiếp theo đòi hỏi phải đối chiếu kết quả mới với thang đo ban đầu, nhằm kiểm tra lại mức độ đáp ứng của hoạt động với mục tiêu đề ra. Nếu kết quả đã thỏa mãn tiêu chuẩn đo, hoạt động đó được công nhận là đã hoàn thành với mức độ được đánh giá cụ thể. Nếu kiểm tra mà vẫn phát hiện thấy sai lệch thì cần tiếp tục tìm nguyên nhân, đưa giải pháp và sửa chữa lại.

Như vậy, thiếu sót có thể xảy ra ở bất cứ khâu nào của quy trình chính sách, do đó điều chỉnh chính sách đặt ra yêu cầu xem xét lại có thể ở tất cả các khâu: hoạch định, tổ chức thực hiện và phối hợp trong qua và ban hành dưới hình thức một chính sách kinh tế xã hội. Như vậy, sản phẩm của quá trình hoạch định chính sách là một chính sách cụ thể được thể chế hoá.

Như vậy, hoạch định chỉnh sách xã hội là một quá trình bao gồm việc nghiên cứu đề xuất ra một chỉnh sách với các mục tiêu, giải pháp và công cụ nhằm giải quyết vấn đề chính sách và thế chế hóa chính sách đó.

Khái niệm này đã khái quát những đặc điểm, nội dung của hoạch định chính sách xã hội, cũng như vai trò của nó. Qua khái niệm này có thể hiểu hoạch định chính sách xã hội gồm các giai đoạn như nghiên cứu vấn đề, xây dựng các chương trình hành động dựa trên chủ trương của Đảng, Nhà nước và thể chế hóa chương trình hành động đó.

5. Vai trò của hoạch định chính sách

Trong quy trình của chính sách xã hội, khâu hoạch định chính sách xã hội có vai trò quan trọng đối với việc nâng cao tính khoa học và thực tiễn của chính sách xã hội. Hoạch định chính sách xã hội nhằm tạo ra những chính sách hợp lý, đáp ứng một số yêu cầu nhất định của giải quyết vấn đề xã hội. Các chính sách xã hội hợp lý phải được thể chế hóa, thông qua những văn bản quy phạm pháp luật nhất định. Trên thực tế thì kết quả của giai đoạn hoạch định chính sách xã hội chưa phải hoàn toàn đầy đủ để giải quyết các vấn đề thực tiễn, mà chỉ là một sản phẩm dưới dạng văn bản đã được cấp có thẩm quyền thông qua để đưa vào áp dụng trong thực tiễn. Muốn đưa chính sách vào cuộc sống, muốn biến mục tiêu chính sách thành hiện thực, tiếp theo phải tổ chức thực hiện chính sách.

Tuy nhiên, việc hoạch định chính sách xã hội vẫn là giai đoạn đầu tiên có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ chu trình chính sách, bởi những lý do sau đây:

Thứ nhất, Nếu coi chính sách là một loại văn bản kế hoạch thì hoạch định chính sách chính là giai đoạn lập kế hoạch, mở đường cho cả chu trình chính sách. Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích tình hình đất nước, quá ưình hoạch định sẽ xác định trước mục tiêu cần đạt, cách thức, biện pháp tiến hành và công cụ cần thiết để đạt tới mục tiêu đó. Nói một cách khác, giai đoạn hoạch định chính sách là cơ sở, tiền đề để tiến hành các giai đoạn sau của chu trình chính sách. Không thể có một chính sách đúng nếu chính sách hoạch định chính sách làm không tốt. Và khi chính sách xã hội được hoạch định không đúng thì tổ chức thực thi chính sách xã hội là không có ý nghĩa, thậm chí còn gây ra những hậu quả tiêu cực.

Thứ hai, sản phẩm của giai đoạn hoạch định chính sách là căn cứ để đánh giá toàn bộ chu trình chính sách. Sau khi thực hiện một chính sách kinh tế – xã hội, người ta chỉ có thể đánh giá chính sách đó trên cơ sở so sánh các kết quả của hoạt động thực tiễn với mục tiêu và các yêu cầu của chính sách được đề ra trong giai đoạn hoạch định chính sách đó, so sánh quá trình thực hiện chính sách với các biện pháp, nguồn lực và thời hạn đã được nêu ra trong văn bản chính sách của Nhà nước.

Thứ ba, việc hoạch định chính sách xã hội nhằm đáp ứng đòi hỏi cần giải quyết những vấn đề xã hội trong từng thời kỳ phát triển của một quốc gia. Trong đó, đối với nước ta đó là những đòi hỏi giải quyết các vấn đề xã hội trong quá trình vận hành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đáp ứng quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập mạnh mẽ vào quá trình toàn cầu hóa.

Thứ tư, hoạch định chính sách xã hội nhằm tạo ra cơ hội cho người lao động và dân cư tiếp cận được các dịch vụ xã hội và quản lý các rủi ro xã hội một cách đúng đắn, hiệu quả. Đồng thời, hoạch định chính sách xã hội còn nhằm tận dụng các cơ hội thuận lợi trong nước và quốc tế để giải quyết các vấn đề xã hội của đất nước, nhằm đạt được các mục tiêu xã hội nhất định.