1. Quyết định hình phạt
Khách hàng: Thưa Luật sư, khi Tòa án quyết định hình phạt Tòa án sẽ căn cứ vào Điều luật đã quy định vào Bộ luật thôi đúng không ạ?
Xin cảm ơn!
Trả lời:
Theo Điều 50 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định như sau:
Điều 50. Căn cứ quyết định hình phạt
1. Khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ vào quy định của Bộ luật này, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự.
2. Khi quyết định áp dụng hình phạt tiền, ngoài căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án căn cứ vào tình hình tài sản, khả năng thi hành của người phạm tội.
Theo Điều luật trên Tòa án sẽ căn cứ vào rất nhiều căn cứ để ra quyết định hình phạt.
Thứ nhất, Tòa án căn cứ vào quy định của Bộ luật này. Theo Luật hình sự Việt Nam thì nội dung các quy định của Bộ luật Hình sự mà Toà án phải tuân thủ nghiêm chỉnh khi quyết định hình phạt bao gồm:
– Các quy định có tính nguyên tắc về tội phạm và hình phạt trong Phần chung của Bộ luật Hình sự.
– Điều luật quy định hình phạt đối với từng tội phạm cụ thể trong Phần các tội phạm của Bộ luật Hình sự hiện hành.
Trước khi quyết định hình phạt, Toà án phải xác định xem bị cáo bị xét xử về tội gì và trên cơ sở điều khoản nào của Bộ luật Hình sự.
thứ hai, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội.
Tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm là căn cứ để phân chia tội phạm thành tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng.
Theo khoản 1 Điều 9 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định:
Điều 9. Phân loại tội phạm
1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:
a) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
b) Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;
c) Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;
d) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
Rơi vào tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm nào thì Tòa cũng sẽ căn cứ vào đó để quyết định hình phạt.
Thứ ba, nhân thân người phạm tội.
Nhân thân người phạm tội có thể hiểu là những đặc điểm dấu hiệu đặc trưng nhất phản ánh bản chất của người phạm tội, những đặc điểm dấu hiệu này tác động với những tình huống và hoàn cảnh khách quan khác đã tạo ra xử sự phạm tội của người đó.
Nhân thân của người phạm tội trong luật hình sự được hiểu là tổng hợp những đặc điểm riêng biệt của người phạm tội có ý nghĩa đối với việc giải quyết đúng đắn vấn đề trách nhiệm hình sự của họ.
Những đặc điểm đó có thể là tuổi, nghề nghiệp, thái độ làm việc, thái độ trong quan hệ với những người khác, trình độ văn hóa, lối sống, hoàn cảnh gia đình và đời sống kinh tế, thái độ chính trị, ý thức pháp luật, tôn giáo, tiền án, tiền sự…
Khi một người có nhân thân tốt, chưa phạm tội lần nào thì căn cứ vào nhân thân đó Tòa án có thể giảm ở khung hình phạt thấp nhất và ngược lại.
thứ tư, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự
Theo Điều 51 và Điều 52 Bộ luật này Tòa án cũng sẽ có thể quyết định hình phạt cho người phạm tội dễ dang.
ví dụ: A đã phạm tội nhiều lần rồi lại tiếp tục phạm tội giết người. Trường hợp phạm tội nhiều lần sẽ là tình tiết tăng nặng cho A.
Hơn nữa nếu trường hợp Tòa án căn cứ quyết định áp dụng về hình phạt tiền, ngoài căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án căn cứ vào tình hình tài sản, khả năng thi hành của người phạm tội.
Trân trọng!
2. Xác định tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
Khách hàng: Thưa Luật sư, chị tôi đã xúc phạm danh dự của H, cụ thể là đã dùng những lời lẽ thô bỉ, tục tĩu đế nhục mạ làm cho H bị thiệt hại về danh dự, nhân phẩm. Họ đã tố cáo chị tôi và giờ tôi muốn hỏi chị tôi sẽ phạm tội gì ạ? vì chị tôi chưa lần nào phạm tội ạ.
Trả lời:
Chào bạn, chị bạn đã xúc phạm người khác và làm H bị thiệt hại về nhân phẩm, danh dự, vậy bạn chị sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình, cụ thể theo như Điều 155 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định:
Điều 155. Tội làm nhục người khác
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người đang thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%75.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên76;
b) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Theo đó bạn chị sẽ chịu hình phạt bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Tuy nhiên theo Điều 55 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định:
Điều 51. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
…
h) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
i) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
vậy có thể và có căn cứ thì bạn chị sẽ được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Trân trọng!
3. Xác định tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trên thực tế
Khách hàng: Kính thưa Luật sư, vào năm ngoái tôi bị bắt về tội đánh bạc và tôi bị phạt tiền. Bây giờ tôi lại bị bắt về tội mua bán trái phép chất ma túy, cụ thể là tôi mua Heroine (6 gam) vậy tôi sẽ bị phạt bao nhiêu năm tù ạ?
Cảm ơn!
Trả lời:
Theo như thông tin bạn cung cấp, bạn vừa bị bắt mua Heroine với khối lượng là 6 gam. Vậy bạn sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự hiện hành. Cụ thể bạn sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 251 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định như sau:
Điều 251. Tội mua bán trái phép chất ma túy
1. Người nào mua bán trái phép chất ma túy, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
…
h) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 500 gam đến dưới 01 kilôgam;
i) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 05 gam đến dưới 30 gam;
k) Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 25 kilôgam;
Với hình phạt bạn phải chịu là khung hình phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
Trân trọng!
4. Quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành về tái phạm và tái phạm nguy hiểm
– Cơ sở pháp lý: Điều 53 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định như sau:
Điều 53. Tái phạm, tái phạm nguy hiểm
1. Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.
2. Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm:
a) Đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;
b) Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý.
Thứ nhất, tái phạm được quy định là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý. Ta có thể hiểu những trường hợp đó như sau:
– Kết án có thể hiểu là Tòa án ra bản án tuyên bố một người phạm tội do hành vi của mình gây ra theo quy định của Bộ luật hình sự.
– Án tích được hiểu là hậu quả pháp lý của việc phạm tội và là một trong những hình thức thực hiện trách nhiệm hình sự. Đây là đặc điểm xấu về nhân thân của người bị kết án nhưng không có tính vĩnh viễn. Án tích tồn tại trong quá trình người phạm tội bị kết án về một tội phạm cho đến khi được xóa án tích.
Sau khi chấp hành bản án, trải qua một thời hạn nhất định và đáp ứng được các điều kiện của pháp luật, người có án tích sẽ được xóa án tích. Người được xóa án tích được coi là người chưa bị kết án.
Một là đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;
Hai là đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý.
5. Xác định trường hợp tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm
Khách hàng: Thưa Luật sư, ông B bị kết án về tội hành hạ người khác và chịu 2 năm tù chưa được xóa án tích nhưng ông B lại tiếp tục giết C chết thì trường hợp của ông là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm ạ?
Cảm ơn!
Trả lời:
Thứ nhất, tôi hành hạ người khác quy định như sau:
Điều 140. Tội hành hạ người khác
1. Người nào đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 185 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% trở lên49;
c) Đối với 02 người trở lên.
Ông B chưa được xóa án tích thì ông B lại giết C, hành vi giết C được thực hiện với lỗi cố ý, ngang nhiên. Vậy ông B sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người theo khoản 2 Điều 123 của Bộ luật hình sự hiện hành.
Theo đó, Điều 53 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định như sau:
“Điều 53. Tái phạm, tái phạm nguy hiểm
1. Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.
2. Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm:
a) Đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;…”
Với trường hợp ông B sẽ là tái phạm. Bởi vì ông B đã bị kết án về tội hành hạ người khác, chưa được xóa án tích nhưng ông lại tiếp tục phạm tội iết người (hoàn toàn cố ý).
Trân trọng!