1. Vấn đề chung về tài sản bảo đảm

Tài sản bảo đảm cũng chính là tài sản nói chung theo quy định của pháp luật, gồm 4 loại là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai. Trong pháp luật kế toán, bất động sản và động sản có thể được phân chia thành tài sản cố định và tài sản lưu động. Tài sản cố định gồm tài sản cố định hữu hình và vô hình. Tài sản cố định hữu hình có thời hạn sử dụng trên 1 năm và nguyên giá tài sản có giá trị từ 30 triệu đồng trở lên .

Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì tài sản bảo đảm đòi hòi một số yêu cầu và điều kiện như sau:

Thứ nhất, điều kiện đầu tiên và quan trọng nhất đốỉ vối tài sản bảo đảm là “phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trưòng hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu”. Quyền sồ hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật. Quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ, chi phôi tài sản. Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản. Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sồ hữu tài sản, từ bsở quyền, sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản. Trong trường hợp bên bảo đảm dùng tài sản không thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự thì chủ sồ hữu có quyền đòi lại tài sản .

Sau đây là một ví dụ về trường hợp tài sản thế chấp tuy vẫn đứng tên sở hữu nhưng không thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp: Ngày 29/6/2007, Công ty trách nhiệm hữu hạn H. được ủy ban nhân dân tỉnh s. cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đốĩ với 73,4 m2 đất tại khóm 1, phường 7, thành phố. Ngày 14-2-2009, Công ty H. đã bán cho vợ chồng ông Hứa Long A. và bà Quách Lệ T. 1 căn nhà gắn liền với thửa đất trên với giá 450 triệu đồng. Hai bên đã thanh toán đủ và giao nhận nhà, nhưng chưa làm thủ tục sang tên trước bạ. Ngày 16/8/2011, Công ty H. đã ký hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất cho Ngân hàng thương mại cổ phần P. Chi nhánh S., có công chứng và đăng ký thê chấp hợp pháp cùng với 2 tài sản khác để vay 2,1 tỷ đồng, nhưng vợ chồng ông A. và bà T. không biết về việc thế chấp. Ngày 13/9/2013, Toà án nhân dân thành phố S., đã tuyên hợp đồng thế chấp vô hiệu, vì tài sản thế chấp tuy vẫn đứng tên sở hữu nhưng thực tế đã không còn thuộc sở hữu của Công ty H.. Trường hợp này, muốh nhận thế chấp hợp pháp thì người đứng tên sở hữu, dù không còn sở hữu nhưng vẫn phải ký hợp đồng thế chấp, đồng thời phải có sự đồng ý của cả người đang số hữu thực tế, không có trên giấy chứng nhận quyền sở hữu;

Thứ hai, chủ sở hữu có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện giao dịch bảo đảm;

Thứ ba, tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai. Tài sản hình thành trong tương lai gồm các động sản và bất động sản, trừ quyền sử dụng đất;

Thứ tư, tài sản bảo đảm có thể được mô tả chung, nhưng phải xác định được1; tức là phải được xác định một cách rõ ràng, cụ thể, có cơ sở. Riêng đối vởi tài sản hình thành trong tương lai thì nhiều khi không xác định được một cách rõ ràng, hay nói cách khác chỉ là tương đối;

Thứ năm, giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhsở hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm. Việc xác định này cũng chỉ là tương đôì, đến khi xử lý tài sản để thực hiện nghĩa vụ thì có thể thay đổi. Điều này cũng phù hợp với quy định, một tài sản bảo đảm có thể sử dụng để bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ của một người hoặc nhiều người nhận bảo đảm.

– Bảng tổng hợp quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 về tài sàn bảo đảm sử dụng cho các biện pháp bảo đảm

TT

Biện pháp bảo đảm

Tài sản bảo đảm

1

Cầm cố tài sản

Vật, tiến, giấy tò có giá vầ quyền tài sản.

2

Thế chấp tài sản

Vật, tiến, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

3

Đặt cọc

Tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác.

4

Ký cược

Tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác.

5

Ký quỹ

Tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá.

6

Bảo lưu quyền sở hữu

Vật, tiến, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

7

Bảo lãnh

Vật, tiền, giấy tò có giá và quyền tài sản (trường hợp bảo lãnh bằng tài sản).

8

Tín chấp

Không có tài sản

9

Cầm giữ tài sản

Vật, tiền, giấy tờ có giá, quyền tài sản.

Các từ “hoặc” được sử dụng trong cụm từ, tài sản đặt cọc và tài sản ký cược là “tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác” theo quy định nêu trên1 là không chính xác, vì hoàn toàn có thể cùng một lúc sử dụng 2 hoặc cả 3 loại tài sản để đặt cọc, ký cược, chứ không bị hạn chế việc đã dùng tiền thì loại trừ kim khí quý hay đã dùng đá quý thì không được đồng thời dùng vật có giá trị khác để đặt cọc, ký cược.

Cũng tương tự như đôì với tài sản đặt cọc, ký cược, Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định, tài sản ký quỹ là “tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá” là không chính xác, vì cùng một lúc hoàn toàn có thể ký quỹ bằng 2 hoặc cả 3 loại tài sản, chứ không phải đã dùng tiền thì phải loại trừ kim khí quý, đá quý hay giấy tò có giá để ký quỹ.

Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về “Giao dịch bảo đảm”, sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010 và Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 của Chính phủ (sau đây gọi tắt là Nghị định số 163/2006/NĐ-CP) quy định, trong trường hợp người thứ ba giữ tài sản thế chấp phải bồi thường thiệt hại do làm mất tài sản thế chấp, làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị tài sản thế chấp thì số tiền bồi thường trỗ thành tài sản bảo đảm1.

2. Tài sản bảo đảm là vật

Vật gồm bất động sản và động sản tồn tại dưới hình thái vật chất (là một bộ phận của thế giới vật chất, tồn tại khách quan mà con người có thể cảm giác được bằng các giác quan của mình, tức là có thể nắm giữ, quản lý được và có thể đang tồn tại hoặc sẽ hình thành trong tương lai), cả ba Bộ luật Dân sự năm 1995, 2005 và 2015 đều giải thích bất động sản bao gồm đất đai; nhà, công trình xây dựng gắn liền vói đất đai; tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng; các tài sản khác theo quy định của pháp luật . Tuy nhiên, cho đến nay chưa có quy định nào của pháp luật xác định “các tài sản khác” là bất động sản.

Đồng thời, cả ba Bộ luật Dân sự năm 1995, 2005, 2015 cũng đều chỉ giải thích theo kiểu loại trừ, động sản là những tài sản không phải là bất động sản1. Như vậy, động sản bao gồm tiền; giấy tờ có giá; quyền tài sản; các vật là vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, hàng hoả, nguyên nhiên vật liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, đồ gia dụng và mọi tài sản khác không phải là bất động sản.

Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý nhìn chung đều có thể là tài sản bảo đảm. Theo quy định hiện hành thì chỉ cấm việc “sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán”. Riêng hoạt động kinh doanh vàng thì phải đáp ứng được các điều kiện nhất định. Còn lại, vàng không bị cấm đối với các giao dịch khác như sử dụng vàng góp vốn thành lập doanh nghiệp ; cầm cố, thế chấp, đặt cọc, ký cược, ký quỹ. Vàng, kim khí quý, đá quý không những được sử dụng cầm cố, mà còn có thể thế chấp , tuy nhiên, vì thiếu sự bảo đảm cần thiết, nên không diễn ra trên thực tế.

Hàng hoá bao gồm tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai; nhà ở, công trình xây dựng và những vật khác gắn liền với đất đai (trừ đất đai) . Hàng hoá có thể là hàng thành phẩm, bán thành phẩm hay dưới dạng vật tư, nguyên nhiên vật liệu vật tư trong kho, đang trong quá trình sản xuất, vận chuyển.

Máy móc, thiết bị sản xuất, kinh doanh gồm máy móc, dây chuyền sản xuất, trang thiết bị văn phòng và các loại máy móc, thiết bị khác.

Phương tiện vận tải gồm ô tô, tàu biển, tàu thuỷ, tàu sông, tàu hoả, tàu điện, tàu bay và các phương tiện vận tải khác. Riêng tàu cá thì vừa là phương tiện vận tải, vừa là phương tiện đánh bắt thuỷ hải sản.

3. Tài sản bảo đảm là tiền

Tiền gồm tiền Việt Nam (nội tệ) và tiền nước ngoài (ngoại tệ). Các đồng tiền ảo như Bitcoine, Onecoine, Octa chưa được pháp luật Việt Nam thừa nhận là tiền, thậm chí còn chưa rõ là loại tài sản gì. Tiền là tài sản có thể được sử dụng trong nhiều loại bảo đảm nghĩa vụ dân sự nhất (6 trên tổng số 7 loại giao dịch bảo đảm). Khi có sự tham gia của các tổ chức tín dụng thì đều có thể sử dụng tiền để thực hiện giao dịch ký quỹ. Khi thuê động sản thì có thể sử dụng tiền để thực hiện giao dịch ký cược. Khi giao kết và thực hiện mọi hợp đồng thì đều có thể sử dụng tiền để thực hiện giao dịch đặt cọc hoặc cầm cố. Và trường hợp nào có thể sử dụng tiền để thực hiện giao dịch cầm cố, thì cũng có thể sử dụng tiền để thực hiện giao dịch thế chấp. Tất nhiên việc thê chấp bằng tài sản là tiền không xuất hiện trên thực tế vì gần như không có ý nghĩa bảo đảm đôì với bên nhận thế chấp. Khi giao dịch bảo lãnh bằng đôì vật thì có thể sử dụng tiền làm tài sản bảo đảm giao dịch bảo lãnh.

Riêng bảo đảm việc vay vôh bằng tín chấp thì hoàn toàn không sử dụng đến tiền cũng như mọi tài sản khác để thực hiện giao dịch tín chấp;

Khi thực hiện biện pháp bảo lưu quyền sở hữu, thì chỉ xuất hiện tài sản đang được bảo lưu quyền sở hữu, chứ không đặt ra vấn đề sử dụng tiền hay tài sản nào khác để bảo đảm cho nghĩa vụ trong bảo lưu quyền sồ hữu (nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng mua bán tài sản).

Cuối cùng, khi thực hiện biện pháp cầm giữ tài sản thì cũng tương tự như việc thực hiện biện pháp bảo lưu quyền sở hữu. Tức là cũng chỉ xuất hiện tài sản đang được cầm giữ, chứ không đặt ra vấn đề sử dụng tiền hay tài sản nào khác để bảo đảm cho nghĩa vụ trong việc cầm giữ (nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng song vụ).

Ngoại tệ là đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực , về nguyên tắc, ngoại tệ bị hạn chế giao dịch nói chung, giao dịch bảo đảm nói riêng theo quy định của Pháp lệnh Ngoại hốì năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2013): trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thsởa thuận và các hình thức tương tự khác (bao gồm cả quy đổi hoặc điều chỉnh giá hàng hoá, dịch vụ, giá trị của hợp đồng, thsởa thuận), trừ các trường hợp được phép theo quy định của pháp luật1. Cũng theo quy định của pháp luật, ngoại tệ có thể được sử dụng để góp vôh thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã. Đối với ngoại tệ tiền mặt thì cá nhân được quyền cất giữ, mang theo người, cho, tặng, thừa kế; mua, bán và gửi tại tổ chức tín dụng; chuyển, mang ra nưốc ngoài và thanh toán cho các đốỉ tượng được phép thu ngoại tệ tiền mặt .

Từ những quy định nêu trên về ngoại tệ, có thể suy luận là người sồ hữu ngoại tệ tiền mặt cũng được cầm cố, đặt cọc, ký cược, ký quỹ tại tổ chức tín dụng và các tổ chức khác được phép giao dịch ngoại tệ. Tuy nhiên lại không được cầm cố, đặt cọc, ký cược, ký quỹ cho cá nhân hay pháp nhân khác, ví dụ như tại công ty chứng khoán.

Một vấn đề mới xuất hiện chưa có lòi giải là, việc sử dụng ngoại tệ để giao dịch nói chung, để bảo đảm hay cầm cố nói riêng đôì với các đối tượng không được phép sử dụng ngoại tệ thì giao dịch đó có vô hiệu hay không? Nếu theo quy định trước đây của Bộ luật Dân sự năm 2005, thì giao dịch này là vô hiệu do “vi phạm điều cấm của pháp luật”. Tuy nhiên, nó lại không thuộc trường hợp bị vô hiệu theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, do chỉ vi phạm điều cấm của Pháp lệnh ngoại hối, chứ không “vi phạm điều cấm của luật”.

4. Tài sản bào đảm là giấy tờ có giá

Giấy tờ có giá mối chỉ xuất hiện trong Bộ luật Dân sự năm 2005. Trước đó, Bộ luật Dân sự năm 1995 gọi là “giấy tờ trị giá được bằng tiền” . Nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác đã từng gọi là chứng từ có giá như: Nghị định số 39/CP ngày 27/6/1995 quy định, công ty tài chính là doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty, thực hiện một trong các nhiệm vụ là “phát hành cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu công trình, mua bán giấy tờ và chứng từ có giá”1; Quyết định số 71/1998/QĐ-NHNN21, quy định một trong các tài sản dùng để cầm cô là “các chứng từ có giá như: tín phiếu, trái phiếu kho bạc, tín phiếu, trái phiếu Ngân hàng Nhà nưốc” ; Thông tư số 189/1998/TT-BTC quy định một trong các khoản doanh thu từ hoạt động khác của tổ chức tín dụng cổ phần là “Thu lãi từ hoạt động tài chính: mua bán tín phiếu, trái phiếu, cổ phiếu, các chứng từ có giá, hoạt động Hên doanh, mua cổ phần…” .

Giấy tờ có giá bao gồm công cụ chuyển nhượng, chứng khoán và giấy tờ có giá khác như cổ phiếu, trái phiếu (chính phủ và doanh nghiệp), kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, chứng chỉ quỹ, giấy tò có giá khác theo quy định của phâp luật, trị giá được thành tiền và được phép giao dịch1. Giấy tờ có giá không bao gồm giấy nhận nợ thông thường, giấy xác nhận (chứng nhận) phần vốn góp vào công ty trách nhiệm hữu hạn hay cồng ty hợp danh.

Công cụ chuyển nhượng gồm hốì phiếu đòi nợ, hốì phiếu nhận nợ, séc, công cụ chuyển nhượng khác .

Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của ngưòi sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốh của tổ chức phát hành, được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử, bao gồm các loại sau đây: cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ; quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tượng lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán; hợp đồng góp vốn đầu tư; các loại chứng khoán khác do Bộ Tài chính quy định .

Một số giấy tờ có giá và công cụ chuyển nhượng còn được gọi là công cụ nợ, là các sản phẩm tài chính xâc lập nghĩa vụ nợ bao gồm trái phiếu (trái phiếu Chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu doanh nghiệp), tín phiếu kho bạc, công trái xây dựng Tổ quốc, khoản vay ngân hàng và các công cụ (sản phẩm tài chính) khác làm phát sinh nghĩa vụ trả nợ.

Giấy tờ có giá theo đúng nghĩa là một loại tài sản phải là loại giấy tờ vô danh, có giá trị như tiền như công trái vô danh (không ghi tên) , ai nắm giữ sẽ đồng nghĩa với việc có quyền sở hữu, còn hiện nay đang được hiểu theo nghĩa mồ rộng. Khái niệm về giấy tò có giá “trị giá được thành tiền và được phép giao dịch” chỉ là rất tương đôì, khó hiểu và không hoàn toàn chính xác. Chẳng hạn, cổ phiếu trị giá được bằng tiền, nhưng giao dịch mua bán cổ phiếu theo Luật Chứng khoán năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2010, 2018) thì chỉ là một trường hợp mua bán cổ phiếu giữa công ty với cổ đông, còn mua bán giữa các cổ đông với nhau thì lại chỉ là giao dịch chuyển nhượng. Và cho dù là chuyển nhượng hay mua bán thì bản chất không phải là mua bán chính cổ phiếu đó, mà là mua bán quyền sở hữu đôì với số cổ phần được tính bằng đơn vị số lượng cổ phần, cổ phiếu.

5. Tài sản bảo đảm là quyền tài sản

Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đốì với đốỉ tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất, quyền sử dụng khu vực biển và các quyền tài sản khác.

Quyền tài sản, bao gồm quyền tác giả; quyền sở hữu công nghiệp; quyền đối với giống cây trồng;

Quyền tài sản có thể là quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền khác phát sinh từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đối tượng sở hữu trí tuệ có thể xác định được giá trị. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ, Quỹ đổi mổi công nghệ quốc gia, tổ chức tín dụng được nhận quyền tài sản này để bảo đảm cho giao dịch vay vốn đầu tư cho các dự án khoa học và công nghệ, khsởi nghiệp sáng tạo, phát triển sản xuất, kinh doanh từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ .

Quyền tài sản cũng có thể là quyền đòi nợ (khoản phải thu) phát sinh từ hợp đồng mua bán, cho thuê tài sản hoặc cung cấp dịch vụ; quyền được nhận số tiền bảo hiểm; quyền tài sản đối với phần vốn góp trong doanh nghiệp; quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng (như quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ỗ, hợp đồng chuyển nhượng dự án và các quyền tài sản khác liên quan đến nhà sở, dự án đầu tư xây dựng nhà sở)1; quyền khai thác tài nguyên; giá trị quyền sử dụng khu vực biển được giao; quyền tài sản khác.

Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đôì với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả (quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu); quyền liên quan đến quyền tác giả (quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa); quyền sở hữu công nghiệp (quyền của tổ chức, cá nhân đốỉ vối sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chông cạnh tranh không lành mạnh); quyền đối với giống cây trồng (quyền của tổ chức, cá nhân đôì với giống cây trồng mói do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu) .

Có nhiều loại quyền tài sản có thể phát sinh từ các hợp đồng như:

Thứ nhất, quyền tài sản phát sinh từ các hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, hợp đồng thuê dài hạn bất động sản là đất biệt thự, đất phân lô, nhà sở, căn hộ tại các dự án khu đô thị;

Thứ hai, quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán, thuê nhà thương mại, toà nhà, trung tâm thương mại, chợ;

Thứ ba, quyền tài sản phát sinh từ các hợp đồng mua bán, chuyển nhương, thuê bất động sản của người thứ ba (không ký kết trực tiếp giữa khách hàng vay vốn và chủ đầu tư);

Thứ tư, quyền tài sản phát sinh từ các hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, thuê bất động sản của bên thế chấp ký vối chủ đầu tư thứ cấp. Chủ đầu tư thứ cấp là chủ đầu tư cấp 2 hoặc chủ đầu tư các cấp tiếp theo tham gia đầu tư vào dự án đầu tư phát triển đô thị thông qua việc thuê, giao hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã có hạ tầng thuộc dự án đầu tư phát triển đô thị để đầu tư xây dựng công trình .

Việc nhận tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ không nhất thiết phải có sự đồng ý của ngưòi có nghĩa vụ trả nợ, vì trách nhiệm về tài sản vẫn không thay đổi, mà chỉ thay đổi vể địa chỉ trả nợ.

cả ba Bộ luật Dân sự năm 1995, 2005 và 2015 đều không quy định cụ thể áp dụng biện pháp bảo đảm nào đốì vổi quyền tài sản. Nghị định số 165/1999/NĐ-CP là văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên quy định cụ thể về việc cầm cố các quyền tài sản1. Nghị định số 163/2006/NĐ-CP là văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên quy định về việc thế chấp quyền đòi nợ .

Pháp luật về đầu tư cũng quy định, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) gồm: Hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT); hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh (BTO); hợp đồng xây dựng – chuyển giao (BT); hợp đồng xây dựng – sở hữu – kinh doanh (BOO); hợp đồng xây dựng – chuyển giao – thuê dịch vụ (BTL); hợp đồng xây dựng – thuê dịch vụ – chuyển giao (BLT); hợp đồng kinh doanh – quản lý (O&M) và dự án ppp khác, ngoài việc được thế chấp tài sản, quyền sử dụng đất, còn được phép thế chấp “quyền kinh doanh công trình dự án tại bên cho vay” theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về dân sự .

Khác với tài sản là vật phụ và hoa lợi, lợi tức đã có quy định có thể cũng là tài sản bảo đảm kèm theo, một vấn đê’ không rõ là tiền lãi, tiền phạt phát sinh từ quyền đòi nợ có phải là tài sản bảo đảm không? Tuy nhiên, nếu các bên có thsởa thuận về việc các quyền này cũng là tài sản bảo đảm hoặc chuyển quyền thụ hưsởng quyền lợi vật chất phát sinh từ quyền tài sản cho bên nhận thế chấp quyền tài sản thì nhiều khả năng sẽ được Toà án hoặc Trọng tài công nhận.

Nếu bên có nghĩa vụ không trả nợ thì xử lý tài sản thế chấp là quyền đòi nợ thế nào? Trong trường hợp này, khác với các tài sản khác, không thể thu giữ và phát mại được tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ. Nếu phát mại, thì chỉ có thể là bán khoản nợ được bảo đảm bằng quyền đòi nợ cho chủ nợ khác để tiếp tục thực hiện quyền đòi nợ.