1. Hiểu thế nào về hợp đồng bảo hiểm

Đó là thỏa ước mà một bên cam kết sẽ trả một số tiền khi xảy ra một sự cố, còn bên kia cam kết đồng tiền cho người bảo hiểm .Đó là một hợp đồng về đóng góp và về sự kiện có khả năng có thể xảy ra. Do đó, chưa biết trước là bên nào sẽ được lợi.

Hợp đồng bảo hiểm chỉ có hiệu lực khi có bằng chứng giao kết hợp đồng. Bằng chứng giao kết hợp đồng gồm 2 nội dung:

– Công ty bảo hiểm chấp nhận bảo hiểm và

– Bên mua bảo hiểm đã trả phí bảo hiểm ( trừ khi hợp đồng bảo hiểm quy định khác đi, ví dụ cho phép trả sau).

Hợp đồng bảo hiểm có ba loại :

– Hợp đồng bảo hiểm con người;

– Hợp đồng bảo hiểm tài sản;

– Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự.

2. Tính chất của hợp đồng bảo hiểm

Hợp đồng bảo hiểm có những tính chất như sau:

– Tính may rủi : Khác hẳn với các loại hợp đồng khác, hợp đồng bảo hiểm có tính may rủi. Như trên định nghĩa thì hợp đồng bảo hiểm là phương tiện mà các bên thiết lập quan hệ với nhau.Và trong mối quan hệ đó chủ yếu là chuyển dịch rủi ro từ bên mua sang bên nhận. Bên mua nhằm thông qua quan hệ bảo hiểm để có được sự an toàn và bình ổn về kinh tế khi gặp rủi ro gây ra tổn thất.Nhưng riêng với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ thì không chỉ đơn thuần là chuyển giao rủi ro mà còn đáp ứng những nhu cầu khác như là tích lũy tài chính, đầu tư… của khách hàng bảo hiểm nhân thọ.

–  Tính chất theo mẫu : Tức là bên tham gia khi tham gia bảo hiểm thì không được phép thương lượng, đàm phán đề sửa đổi các điều khoản trong hợp đồng mà doanh nghiệp bảo hiểm đã đưa. Việc duy nhất mà bên tham gia bảo hiểm có thể làm đó là tuân thủ hoặc từ chối ký kết hợp đồng bảo hiểm. Đối với hợp đồng bảo hiểm bắt buộc thì đây là loại hợp đồng do pháp luật quy định về điều kiện bảo hiểm, mức phí, số tiền bảo hiểm mà cả hai bên phải thực hiện. Và loại hợp đồng này có thể coi như là nghĩa vụ bắt buộc phải tham gia để bảo vệ lợi ích cộng đồng và trật tự an toàn xã hội. Đối với hợp đồng bảo hiểm tự nguyện thì là loại hợp đồng không mang tính chất bắt buộc khi tham gia.Và với nội dung trong hợp đồng bảo hiểm đó các cá nhân hoặc tổ chức được phép lựa chọn không tham gia, và cũng không có nghĩa vụ phải thực hiện.

–  Tính song vụ : Là những hợp đồng mà hai bên đều có nghĩa vụ đối với nhau. Bởi vì trong quá trình thực hiện hợp đồng thì các bên thực hiện nghĩa vụ và quyền theo thỏa thuận của hợp đồng bảo hiểm. Quyền của bên này chính là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại.

– Hợp đồng bảo hiểm có tính chất tin tưỏng tuyệt đối: Mối quan hệ giữa bên mua bảo hiểm và người bảo hiểm được thiết lập trong tình trạng tạo ra rủi ro cho nhau. Do đó, để tồn tại và có thể thực hiện thì hai bên phải có sự tin tưởng lẫn nhau. Tính chất tin tưởng tuyệt đối và nguyên tắc trung thực tối đa chỉ là hai mặt của cùng một vấn đề.

– Hợp đồng bảo hiểm có tính chất phải trả tiền: Mối quan hệ quyền và nghĩa vụ giữa hai bên thể hiện ở mối quan hệ tiền tệ. Bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ trả tiền phí bảo hiểm, người bảo hiểm có nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm/bồi thường khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra.

– Hợp đồng bảo hiển có tính chất gia nhập: Hợp đồng bảo hiểm là một hợp đồng theo mẫu. Quy tắc bảo hiểm (nội dung chính của Hợp đồng) do người bảo hiểm soạn thảo trước, bên mua bảo hiểm sau đọc thấy phù hợp với nhu cầu của mình thì gia nhập vào.

– Hợp đồng bảo hiểm có tính dân sự – thường mại hỗn hợp: Bên mua bảo hiểm có thể là một thể nhân hoặc pháp nhân dân sự hay thương mại, người bảo hiểm cũng có thể là một pháp nhân dân sự (hội tương hỗ) hay thương mại (công ty bảo hiểm). Do đó, mối quan hệ giữa họ, cụ thể là hợp đồng bảo hiểm sẽ có thể có tính dân sự hay thương mại thuần túy hoặc dân sự – thương mại hỗn hợp.

3. Quyền của các bên trong hợp đồng

 a) Nghĩa vụ của bên được bảo hiểm

– Cung cấp thông tin cho việc kí kết hợp đồng bảo hiểm

– Thông báo những thay đổi có liên quan đến vấn đề thực hiện hợp đồng bảo hiểm

– Nộp phí bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm

– Thông báo tới bên doanh nghiệp bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra

– Thực hiện các biện pháp để phòng ngừa rủi ro và hạn chế tổn thất.

b) Doanh nghiệp bảo hiểm thì có các quyền

– Thu phí bảo hiểm

– Yêu cầu bên được bảo hiểm cung cấp đầy đủ, trung thực các thông tin liên quan đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm;

– Đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm trong một số trường hợp;

– Từ chối bồi thường bảo hiểm khi sự kiện xảy ra bị loại trừ hoặc không thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm;

– Yêu cầu bên được bảo hiểm thực hiện các biện pháp đề phòng rủi ro, hạn chế tổn thất.

c) Nghĩa vụ mà doanh nghiệp bảo hiểm phải thực hiện

– Giải thích cho bên mua về các điều kiện, điều khoản, quyền và nghĩa vụ mà bên mua phải đáp ứng

– Cấp cho bên mua bảo hiểm giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm ngay sau khi giao kết hợp đồng bảo hiểm;

– Trả tiền bảo hiểm kịp thời cho người thụ hưởng hoặc tiến hành bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;

– Giải thích bằng văn bản lý do về từ chối trả tiền bảo hiểm hoặc từ chối bồi thường cho bên người tham gia hoặc bên thụ hưởng;

– Phối hợp với bên mua bảo hiểm để giải quyết yêu cầu của người thứ ba đòi bồi thường về những thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;

– Và còn các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

d)  Nghĩa vụ của bên doanh nghiệp bảo hiểm thì bên tham gia có những quyền sau

 – Được quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giải thích về các điều kiện, điều khoản, tài liệu liên quan đến hợp đồng bảo hiểm;

– Đồng thời yêu cầu cung cấp thông tin về hợp đồng bảo hiểm đã giao kết; giữ bí mật các thông tin mà bên được bảo hiểm đã cung cấp;

– Được cấp hợp đồng bảo hiểm hoặc bằng chứng của hợp đồng bảo hiểm đã giao kết;

– Được bồi thường, trả tiền bảo hiểm theo thoả thuận của hợp đồng bảo hiểm;

– Đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm trong một số trường hợp;

– Chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm theo thoả thuận của hợp đồng bảo hiểm hoặc theo quy định của pháp luậ

 
4. Hình thức hợp dồng.
Hợp đồng bảo hiểm phải là một văn bản. Nó có thể là văn bản làm theo thể thức công chứng hoặc là chứng thư thường; chứng thư xác nhận bảo hiểm gọi là ‘thẻ bảo hiểm…Khi muốn thêm vào hoặc sửa đổi hợp đồng thì phải làm hợp đồng bổ sung hoặc sửa đổi. 
Ngày của hợp đồng là ngày nhận bảo hiểm. Trong hợp đồng phải ghi rõ: tên,và nơi cư trú của cạc bên, vật hoặc người được bảo hiểm, loại sự cố được bảo hiểm, mức độ rủi ro được bảo hiểm, thời hạn bảo hiểm, số tiền được trả, số tiền góp bảo hiểm.
Những điều khoản thuộc quy tắc bảo đảm trật tự công cộng trong hợp đồng về việc mất quyền hoặc về những trường hợp không bảo hiểm phải viết bằng chữ rõ ràng, nếu không thì không có giá trị, và bị vô hiệu Tòa án sẽ xác định thể thức này có được tôn trọng hay không.
Thời hạn bảo hiểm được định trong hợp đồng bảo hiểm, nhưng người được bạo hiểm có quyền đình chỉ hợp đồng trong 10 năm, dù hợp đồng có định thời hạn dài hơn.Nhưng điềụ khọản về vô hiệu họặc mất quyền chỉ có hiệu lực nếu được ghi bằng chữ thật rõ.Hợp đồng bảo hiểm có thể là hợp đồng được trả cho một người cụ thể, hoặc trả theo lệnh,hoặc trả cho người giữ hợp đồng đó. Hợp đồng trả theo lệnh được truyền cho người khác bằng cách ghi vào mặt sau.
Người bảo hiểm có thể chống lại việc kiện của người giũ hợp đồng hoặc người thứ ba yêu cầu được hưởng quyền lợi, bằng những thủ tục khước từ tranh biện áp dụng, đối với người ký kết bạn đầu . 
Người bảo hiểm và người được bảo hiểm chưa bị ràng buộc khi mới có đề nghị bảo hiểm. Tuy nhiên, nếu người được bảo hiểm có đề nghị bằng thư bảo hiểm về kéo đài hoặc sửa hợp đồng mà người bảo hiểm không từ chối trong hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được thi được coi là đã chấp nhận.

5. Ý nghĩa cùa người được bảo hiểm.

a) Khi lập hợp đồng, người được bảo hiểm phải khai chính xác tất cả các tình huống mà người đó biết để người bảo hiểm đánh giá được những rủi ro mà mình bảo hiểm.

Hợp đồng bảo hiểm sẽ vô hiệu nếu người được bảo hiểm quên không khai hoặc khai không đúng,thay đổi đối tượng hoặc làm giảm bớt đối tượng rủi ro, nhằm làm cho người bảo hiểm không đánh giá đúng , dù rằng điều quên không khai hoặc khai không chính xác đó không có ảnh hưởng gì đến sự cố xảy ra.
b) Người được bảo hiểm phải trả tiền bảọ hiểm hoặc góp phí bảo hiểm vào thời gian đã định.
Nếu đến hạn mà không trả thì người bảo hiểm gửi thư bảo đảm hối thúc người được bảo hiểm phải trả trong hạn 20 ngày. Nêu hết hạn đó mà người được bảo hiểm không nộp thì người bảo hiểm có quyền hủy hợp đồng hoặc khởi kiện.
Điều khoản nào trong hợp đồng bảo hiểm miễn cho người bảo hiểm hối thúc người được bảo hiểm đều không có giá trị.
c) Người được bảo hiểm phải khai với người bảo hiểm những tình huống phát sinh trong khi  thi hành hợp đồng có thể gây ra những rủi ro nghiêm trọng hơn, kể cả trường hợp rủi ro nghiêm trọng hơn không phải do người được bảo hiểm gây nên.Người bảo hiểm có quyền hoặc là hủy hợp đồng, hoặc đề nghị một số tiền bảo hiểm khác.
d) Khi biết được sự cố, người được bảo hiểm phải thông báo trong hạn. 5 ngày cho người bảọ hiểm biết. Tuy nhiên, hai bên cũng có thể thỏa thuận về một thời hạn dài hơn hoặc ngắn hơn.
Trong trường hợp thanh toán tư pháp hoặc thanh lý tài sản của người được bảo hiểm thì hợp đồng bảo hiểm vẫn tồn tại và người bảo hiểm phải trả trực tiếp cho khối các chủ nợ và người được bảo hiểm tiền bảo hiểm.
Tuy nhiên, những chủ nợ và người  bảo hiểm .có quyền hủy hợp đồng trong hạn 3 tháng kể từ ngày mở đầu thanh toán tư pháp hoặc thanh lý tài sản của người được bảo hiểm.  Nếu người được bảo hiểm chết thì việc bảo hiểm được đương nhiên chuyển tiếp cho những người thừa kế.Trong trường hợp chuyển nhượng vật được bảo hiểm thì việc bảo hiểm cũng được chuyển tiếp cho người thủ đắc vật đó.
Tuy nhiên, trong trường hợp này, người bảo hiểm và người được bảo hiểm có thể thỏa thuận về việc chuyển bảo hiểm thay thế cho bảo hiểm trước.
Trong bảo hiểm trách nhiệm có liên quan đến xe có động cơ, thì bảo hiểm mặc nhiên bị ngừng lại sau ngày chuyển nhượng xe.
Người được bảo hiểm phải báo bằng thư bảo đảm cho người bảo hiểm biết việc chuyển nhượng đó. Họ có thể hủy hợp đồng bảo hiểm hoặc chuyển bảo hiểm sang cho một xe khác.

6. Tranh chấp trong hợp đồng bảo hiểm

ạ) Thẩm quyền.
Đối với những vụ kiện về xác định hoặc đòi tiền bồi thường, tòa án có thẩm quyền là tòa án nơi cư trú của người được bảo hiểm.
Tuy nhiên, nếu là bảo hiểm bất động sản hoặc động sản thì tòa án có thẩm quyền là tòa án nơi có tài sản đó. Nếu bảo hiểm tai nạn giao thông thì kiện tại tòa án nơi xảy ra tai nạn.
b) Thời hiệu.
Về nguyên tắc, thời hiệu đối với nhũng việc có liên quan đến bảo hiểm là 2 năm, kể từ ngày xảy ra sự cố.

Mọi vướng mắc về các vấn đề pháp lý liên quan đến bài viết Hãy gọi ngay: 1900.0191 để được Luật sư tư vấn pháp luật  trực tuyến qua tổng đài.

Công Ty Luật LVN Group xin cảm ơn!!