1. Văn bản pháp luật là gì?
Văn bản pháp luật hay văn bản quy phạm pháp luật là một loại giấy tờ tồn tai dưới hình thức văn bản với một số đặc điểm cơ bản sau đây:
+ Về nội dung: là các quy tắc xử sự chung, mang tính chất bắt buộc chung phải thực hiện.
+ Về đối tượng áp dụng: Tùy thuộc vào phạm vi điều chỉnh của mỗi văn bản pháp luật mà có đối tượng điều chỉnh là các cá nhân, tổ chức, cơ quan khác nhau có trách nhiệm cũng như nghĩa vụ bị ảnh hưởng trực tiếp từ khi văn bản quy phạm pháp luật được ban hành và bắt đầu có hiệu lực.
+ Về phạm vi điều chỉnh: Có thể là trên cả nước, toàn lãnh thổ Việt Nam hoặc cũng có thể chỉ có hiệu lực điều chỉnh trong phạm vi một hay một số đơn vị hành chính nhất định nào đó.
+ Về thẩm quyền ban hành: là các cơ quan nhà nước nói chung và một số người cụ thể có quy định trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật nói riêng.
+ Những văn bản quy phạm pháp luật này thì sẽ được đảm bảo thực hiện dựa trên chính quyền lực và sức mạnh của Nhà nước.
2. Đặc điểm của văn bản pháp luật
Văn bản pháp luật có những đặc điểm cơ bản sau đây:
– Văn bản pháp luật do những chủ thể có thẩm quyền ban hành
Ở Viêt Nam những chủ thể có thẩm quyền của cơ quan nhà nước bao gồm: Các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp. Các cơ quan nhà nước chỉ được ban hành văn bản pháp luật trong phạm vi, lĩnh vực do mình quản lý mà pháp luật quy định. Ngoài ra, pháp luật còn quy định cho một số chủ thể khác cũng có thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật như: Người đứng đầu các cơ quan nhà nước, thủ trưởng một số đơn vị trực thuộc các cơ quan nhà nước,…
Những VBPL mà được ban hành bởi chủ thể không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về thẩm quyền ban hành thì không có hiệu lực pháp luật.
– Văn bản pháp luật có hình thức do pháp luật quy định
Hình thức văn bản pháp luật bao gồm hai yếu tố cấu thành là tên gọi và thể thức của văn bản.
+ Về tên gọi: Hiện nay pháp luật quy định rất nhiều loại văn bản pháp luật có tên gọi khác nhau như: Hiến pháp, luật, pháp lệnh, nghị định, nghị quyết, thông tư,…
+ Về thể thức: VBPL là quy định cách trình bày văn bản theo một khuôn mẫu, kết cấu nhất định, tạo sự liên kết chặt chẽ giữa hình thức với nội dung và đảm bảo sự thống nhất trong hoạt động của hệ thống cơ quan nhà nước.
– Văn bản pháp luật được ban hành theo trình tự, thủ tục nhất định
VBPL được ban hành theo thủ tục, trình tự theo quy định của pháp luật như Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật khiếu nại, tố cáo,…Với mỗi VBPL cụ thể thì có các quy định về thủ tục riêng nhưng nhìn chung đều bao gồm những hoạt động mang tính chuyên môn, nghiệp vụ có vai trò trợ giúp cho người soạn thảo, tạo cơ chế trong việc phối hợp, kiểm tra giám sát của những cơ quan có thẩm quyền đối với việc ban hành VBPL.
– Văn bản pháp luật chứa đựng ý chí của chủ thể
Nội dung của VBPL chứa đựng ý chí của chủ thể ban hành. Ý chí được biểu hiện qua hai hình thức đó là qua các quy phạm pháp luật thì bao gồm cấm, cho phép, bắt buộc hoặc qua những mệnh lệnh của chủ thể là người có thẩm quyền.
– Văn bản pháp luật mang tính bắt buộc và được nhà nước đảm bảo thực hiện
Nhà nước có thể áp dụng nhiều biện pháp khác nhau như: tuyên truyền, giáo dục hoặc cưỡng chế. Nếu các tổ chức, cá nhân có liên quan không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các nội dung của văn bản pháp luật thì phải chịu trách nhiệm pháp lý trước nhà nước.
3. Phân loại văn bản pháp luật
Văn bản pháp luật gồm 03 nhóm như sau: Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản áp dụng pháp luật và văn bản hành chính.
– Văn bản quy phạm pháp luật
Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015.
Văn bản quy phạm pháp luật có chứa đựng các quy phạm pháp luật được áp dụng nhiều lần trong thực tiễn, là cơ sở để ban hành ra các văn bản áp dụng pháp luật và văn bản hành chính.
Ví dụ: Hiến pháp, Luật, Bộ luật,…
– Văn bản áp dụng pháp luật
Văn bản áp dụng pháp luật là văn bản do những chủ thể có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục quy định, có chứa đựng những mệnh lệnh cá biệt, áp dụng một lần trong một trường hợp cụ thể.
Khác với văn bản quy phạm pháp luật, văn bản áp dụng pháp luật chứa đựng quy tắc xử sự cụ thể, áp dụng cho một chủ thể xác định và được abn hành trên cơ sở văn bản quy phạm pháp luật.
Ví dụ: Quyết định bổ nhiệm, quyết định khen thưởng,…
– Văn bản hành chính
Văn bản hành chính là những văn bản được ban hành nhằm triểm khai thực hiện văn bản pháp luật của cấp trên đối với cấp dưới trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước. Văn bản hành chính không quy định cụ thể về tên gọi, thẩm quyền, nội dung.
Ví dụ: Quyết định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm Luật giao thông đường bộ.
3. Thêm văn bản được coi là văn bản quy phạm pháp luật
Ngoài các văn bản quy phạm pháp luật như hiện nay, khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật còn bổ sung thêm một số văn bản khác. Cụ thể là:
Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Không ban hành thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ
4. Văn bản có thể bị bãi bỏ bởi văn bản của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền
Nếu như khoản 1 Điều 12 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định: Văn bản quy phạm pháp luật chỉ được sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ bằng văn bản quy phạm pháp luật của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó hoặc bị đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ bằng văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên có thẩm quyền.
Thì khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã điều chỉnh nội dung này theo hướng phù hợp với thực tiễn, đảm bảo giá trị cho các văn bản được ban hành:
Văn bản quy phạm pháp luật chỉ được sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ bằng văn bản quy phạm pháp luật của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó hoặc bị đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ bằng văn bản của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền.
5. Mở rộng thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở cấp huyện, xã
Nếu như Điều 30 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 quy định Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã ban hành nghị quyết, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã ban hành quyết định để quy định những vấn đề được luật giao.
Thì tại khoản 7 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định:
– Hội đồng nhân dân cấp huyện ban hành nghị quyết, Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định để quy định những vấn đề được luật, nghị quyết của Quốc hội giao hoặc để thực hiện việc phân cấp cho chính quyền địa phương, cơ quan nhà nước cấp dưới theo quy định của Luật tổ chức chính quyền địa phương.
– Hội đồng nhân dân cấp xã ban hành nghị quyết, Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành quyết định để quy định những vấn đề được luật, nghị quyết của Quốc hội giao.
6. Bổ sung trường hợp ngoại lệ cho phép địa phương được quy định thủ tục hành chính
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định (sửa đổi, bổ sung khỏa 4 Điều 14 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật) những hành vi bị nghiêm cấm:
Quy định thủ tục hành chính trong thông tư, thông tư liên tịch, quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước, nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định của Ủy ban nhân dân, văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt, trừ trường hợp được luật, nghị quyết của Quốc hội giao hoặc trường hợp cần thiết phải quy định thủ tục hành chính trong nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định tại khoản 4 Điều 27 của Luật này.
7. Bổ sung trường hợp văn bản được ban hành theo thủ tục rút gọn
So với hiện nay, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã bổ sung thêm 03 trường hợp văn bản được xây dựng, ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn.
Và như vậy, tới đây, sẽ có 05 trường hợp xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo trình tự, thủ tục rút gọn. Cụ thể:
– Trường hợp khẩn cấp theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp; trường hợp đột xuất, khẩn cấp trong phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cháy, nổ; trường hợp cấp bách để giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tiễn.
– Trường hợp cần ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần của văn bản quy phạm pháp luật để kịp thời bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
– Trường hợp cần sửa đổi ngay cho phù hợp với văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành; trường hợp cần ban hành ngay văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
– Trường hợp cần bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật trái pháp luật hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế – xã hội.
– Trường hợp cần kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phần của văn bản quy phạm pháp luật trong một thời hạn nhất định để giải quyết những vấn đề cấp bách phát sinh trong thực tiễn.
Trên đây là một số điểm nổi bật của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật so với Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 hiện hành.