1. Khái niệm về nơi cư trú

Khi cá nhân không có nơi thường xuyên sinh sống và không có hộ khẩu thường trú, thì nơi cư trú là nơi tạm trú và có đăng kí tạm trú, hoặc là nơi người đó đang sinh sống, làm việc hoặc nơi có tài sản hoặc phần lớn tài sản của cá nhân đó.

Nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha mẹ; nếu cha mẹ cô nơi cư trú khác nhau, thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ mà người đó thường xuyên chung sống. Người chưa thành niên từ đủ mười lăm tuổi trở lên có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của cha mẹ nếu được cha mẹ đồng ý.

Nơi cư trú của người được giám hộ là nơi cư trú của người giám hộ. Người được giám hộ từ đủ mười lăm tuổi trở lên có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của người giám hộ, nếu được người giám hộ đồng ý, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Nơi cư trú của vợ, chồng là nơi vợ, chồng thường xuyên sống chung. Vợ, chồng có thể có nơi cư trú khác nhau, nếu có thoả thuận.

Nơi cư trú của quân nhân đang làm nghĩa vụ quân sự là nơi đơn vị đóng quân; nơi cư trú của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng là nơi đơn vị đóng quân, trừ trường hợp họ có nơi thường xuyên sinh sống và có hộ khẩu thường trú.

Nơi cư trú đối với người hành nghề lưu động trên tàu thuyền, phương tiện hành nghề lưu động là nơi đăng kí tàu thuyền, phương tiện đó, nếu họ không có nơi sinh sống thường xuyên và không có hộ khẩu thường trú.

2. Khái niệm về thường trú?

Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú

Nơi đăng ký thường trú là:

– Công an xã, phường, thị trấn;

– Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã

Như vậy, điều quan trọng nhất khi xác định địa chỉ đăng ký thường trú của một người là việc đăng ký thường trú. Nếu một người sinh sống ổn định, lâu dài tại một địa điểm mà không đăng ký thường trú tại địa điểm đó thì người đó cũng không được coi là có địa chỉ thường trú tại đó.

Ví dụ: Bà B quê ở Thái Bình, rời quê đi làm ăn ở Hà Nội từ năm 1996, đến nay sinh sống ở Hà Nội được 24 năm. Như vậy, Hà Nội là nơi bà B sinh sống lâu dài, ổn định nhưng bà B chưa đăng ký thường trú tại Hà Nội thì đây không phải địa chỉ thường trú của bà B.

3. Những quy định mới của pháp luật về đăng ký thường trú

Luật cư trú 2020 chính thức có hiệu lực ngày 01/7/2020, có một số quy định mới về đăng ký thường trú như sau:

3.1. Diện tích nhà thuê ít nhất 8m2/người được đăng ký thường trú

Theo quy định tại điểm b Khoản 3 Điều 20 Luật cư trú 2020 thì:

“3. Trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
….
b) Bảo đảm điều kiện về diện tích nhà ở tối thiểu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không thấp hơn 08 m2 sàn/người.”

Quy định diện tích nhà ở tối thiểu 08m2 sàn mỗi người nhằm bảo đảm điều kiện sống cho người dân và phù hợp với điều kiện của đa số tỉnh, thành. Hiện hành không có quy định về diện tích tối thiếu được đăng ký thường trú.

Đồng thời, người này phải được chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý cho đăng ký thường trú tại địa điểm thuê, mượn, ở nhờ và được chủ hộ đồng ý nếu đăng ký thường trú vào cùng hộ gia đình đó.

Hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm:

– Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp được cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;

– Hợp đồng cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ hoặc văn bản về việc cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật;

– Giấy tờ, tài liệu chứng minh đủ diện tích nhà ở để đăng ký thường trú theo quy định.

3.2. Giảm thời gian giải quyết đăng ký thường trú

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 22 Luật cư trú 2020 về thủ tục đăng ký thường trú:

“3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”

Hiện hành, thời gian đăng ký thường trú 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Người có thẩm quyền phải cấp sổ hộ khẩu cho người đã nộp hồ sơ đăng ký thường trú. (Khoản 3 Điều 21 Luật cư trú 2006)

Việc bãi bỏ sổ hộ khẩu đã giảm thời gian đăng ký thường trú cho người dân từ 15 ngày xuống còn 07 ngày.

3.3.05 địa điểm không được đăng ký thường trú mới từ 1/7/2020

Theo Điều 23 Luật cư trú 2020 thì địa điểm không được đăng ký thường trú mới

1. Chỗ ở nằm trong địa điểm cấm, khu vực cấm xây dựng hoặc lấn, chiếm hành lang bảo vệ quốc phòng, an ninh, giao thông, thủy lợi, đê điều, năng lượng,”

3.4. Thêm 6 trường hợp bị xóa đăng ký thường trú từ 01/7/2020

Tại Khoản 1 Điều 24 Luật cư trú 2020 thì Người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị xóa đăng ký thường trú:

– Chết; có quyết định của Tòa án tuyên bố mất tích hoặc đã chết;

– Ra nước ngoài để định cư.

4. Các hành vi bị nghiêm cấm về cư trú

Luật Cư trú 2020 quy định rõ 13 hành vi bị nghiêm cấm về cư trú bao gồm:

Một là, cản trở công dân thực hiện quyền tự do cư trú.

Hai là, lạm dụng việc sử dụng thông tin về nơi thường trú, nơi tạm trú làm điều kiện để hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.

Ba là, đưa, môi giới, nhận hối lộ trong việc đăng ký, quản lý cư trú.

Bốn là, không tiếp nhận, trì hoãn việc tiếp nhận hồ sơ, giấy tờ, tài liệu, thông tin đăng ký cư trú hoặc có hành vi nhũng nhiễu khác; không thực hiện, thực hiện không đúng thời hạn đăng ký cư trú cho công dân khi hồ sơ đủ điều kiện đăng ký cư trú; xóa đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú trái với quy định của pháp luật.

Năm là, thu, quản lý, sử dụng lệ phí đăng ký cư trú trái với quy định của pháp luật.

Sáu là, tự đặt ra thời hạn, thủ tục, giấy tờ, tài liệu, biểu mẫu trái với quy định của pháp luật hoặc làm sai lệch thông tin, sổ sách, hồ sơ về cư trú.

Bảy là, cố ý cấp hoặc từ chối cấp giấy tờ, tài liệu về cư trú trái với quy định của pháp luật.

Tám là, lợi dụng việc thực hiện quyền tự do cư trú để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Chín là, làm giả giấy tờ, tài liệu, dữ liệu về cư trú; sử dụng giấy tờ, tài liệu, dữ liệu giả về cư trú; cung cấp thông tin, giấy tờ, tài liệu sai sự thật về cư trú; khai man điều kiện, giả mạo hồ sơ, giấy tờ, tài liệu để được đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú; mua, bán, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, cầm cố, nhận cầm cố, hủy hoại giấy tờ, tài liệu về cư trú.

Mười là, tổ chức, kích động, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, giúp sức, cưỡng bức người khác vi phạm pháp luật về cư trú.

Mười một là, giải quyết cho đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú khi biết rõ người đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú không sinh sống tại chỗ ở đó.

Mười hai là, đồng ý cho người khác đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú vào chỗ ở của mình để vụ lợi hoặc trong thực tế người đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú không sinh sống tại chỗ ở đó.

Mười ba là, truy nhập, khai thác, hủy hoại, làm cản trở, gián đoạn hoạt động, thay đổi, xóa, phát tán, cung cấp trái phép thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú.

5. Phân biệt cư trú, thường trú, tạm trú, lưu trú

Khái niệm

Cư trú là việc công dân sinh sống tại một địa điểm thuộc đơn vị hành chính cấp xã hoặc đơn vị hành chính cấp huyện ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã

Nơi cư trú gồm: Nơi thường trú và nơi tạm trú.

Nơi cư trú của người không có cả nơi thường trú và nơi tạm trú do không đủ điều kiện đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú là nơi ở hiện tại của người đó; trường hợp không có địa điểm chỗ ở cụ thể thì nơi ở hiện tại được xác định là đơn vị hành chính cấp xã nơi người đó đang thực tế sinh sống.

Thường trú

Tạm trú

Lưu trú

Là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú

Là nơi công dân sinh sống từ 30 ngày trở lên ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú

Là việc công dân ở lại một địa điểm không phải nơi thường trú hoặc nơi tạm trú trong thời gian ít hơn 30 ngày

Bản chất

Sinh sống thường xuyên, lâu dài chủ yếu tại nơi ở thuộc sở hữu của bản thân, gia đình hoặc thuê, mượn, ở nhờ

Sinh sống thường xuyên nhưng có thời hạn nhất định chủ yếu là nhà thuê, mượn

Nghỉ lại tạm thời vì lý do công việc, du lịch, thăm hỏi… trong thời gian ngắn

Thời hạn cư trú

Không có thời hạn

– Có thời hạn, tối đa 02 năm
– Được gia hạn nhiều lần

Thời hạn ngắn, dưới 30 ngày, mang tính nhất thời

Nơi đăng ký cư trú

– Công an xã, phường, thị trấn;

– Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã

– Công an xã, phường, thị trấn;

– Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã

– Công an xã, phường, thị trấn;

– Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã

Điều kiện đăng ký

Thuộc một trong các trường hợp sau:

– Có chỗ ở hợp pháp;

– Nhập hộ khẩu về nhà người thân

– Đăng ký thường trú tại nhà thuê, mượn, ở nhờ

– Đăng ký thường trú tại cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo có công trình phụ trợ là nhà ở

– Đăng ký thường trú tại cơ sở trợ giúp xã hội

– Đăng ký thường trú tại phương tiện lưu động

Xem thêm: Điều kiện đăng ký thường trú từ 01/07/2021

Đáp ứng 02 điều kiện:

– Sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú
– Sinh sống từ 30 ngày trở lên

– Nghỉ lại tại một địa điểm nhất định điểm nhất định không phải nơi thường trú

– Không thuộc trường hợp phải đăng ký tạm trú

Thời hạn thực hiện

Trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới và đủ điều kiện đăng ký thường trú

– Không quy định.
– Sinh sống trên 30 ngày phải đăng ký

Trước 23 giờ, nếu người đến lưu trú sau 23 giờ thì thông báo lưu trú trước 8h ngày hôm sau

Kết quả đăng ký

Được cập nhật thông tin về nơi thường trú mới vào Cơ sở dữ liệu về cư trú

Được cập nhật thông tin về nơi tạm trú mới, thời hạn tạm trú của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú

Được ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú

Mức phạt nếu vi phạm

100.000 – 300.000 đồng (điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-CP)