Kính gửi Luật LVN Group! Tôi có vấn đề cần được tư vấn như sau: trường tôi có làm đơn kiến nghị tập thể (đơn chưa gửi đến cơ quan). Trong trường có người chụp lại toàn bộ lá đơn đó gửi đến trưởng phòng nên trưởng phòng đã mắng chúng tôi làm đơn tập thể như vậy là sai.Sau đó cắt thi đua chủ tịch công đoàn vì chủ tịch công đoàn có tham gia đánh đơn cho tập thể kí. Vậy cho tôi xin hỏi: chúng tôi làm đơn như vậy có đáng để bị cắt thi đua không? Trong khi đó đơn chúng tôi làm chưa hoàn chỉnh, chưa gửi đi mà tại sao kỉ luật chúng tôi?

Mong nhận được sự tư vấn của Luật sư của LVN Group.

Tôi xin cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật dân sự công ty Luật LVN Group.

>>Luật sư tư vấn pháp luật dân sự gọi: 1900.0191

Trả lời:

Chào bạn! Công ty Luật LVN Group đã nhận được câu hỏi của bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi tới công ty. Vấn đề của bạn, Công ty xin giải đáp như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Luật tố cáo 2011

Luật khiếu nại 2011

Nghị định 27/2012/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức

2. Nội dung tư vấn:

Theo Điều 3 Nghị định 27/2012/NĐ-CP quy định: Nguyên tắc xử lý kỷ luật

“Điều 3. Nguyên tắc xử lý kỷ luật

1. Khách quan, công bằng, nghiêm minh, đúng pháp luật.

2. Mỗi hành vi vi phạm pháp luật chỉ bị xử lý một hình thức kỷ luật. Nếu viên chức có nhiều hành vi vi phạm pháp luật hoặc tiếp tục có hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian đang thi hành quyết định kỷ luật thì bị xử lý kỷ luật về từng hành vi vi phạm pháp luật và chịu hình thức kỷ luật năng hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng với hành vi vi phạm nặng nhất, trừ trường hợp có hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc.

3. Thái độ tiếp thu, sửa chữa và chủ động khắc phục hậu quả của viên chức có hành vi vi phạm pháp luật là yếu tố xem xét tăng nặng hoặc giảm nhẹ khi áp dụng hình thức kỷ luật.

4. Thời gian chưa xem xét xử lý kỷ luật đối với viên chức trong các trường hợp quy định tại Điều 5 Nghị định này không tính vào thời hạn xử lý kỷ luật.

5. Không áp dụng hình thức xử phạt hành chính thay cho hình thức kỷ luật.

6. Cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể, danh dự, nhân phẩm của viên chức trong quá trình xử lý kỷ luật”.

Các trường hợp xử lý kỷ luật quy định tại Điều 4 Nghị định 27/2012/NĐ-CP:

“Điều 4. Các trường hợp xử lý kỷ luật

Viên chức bị xử lý kỷ luật khi có hành vi vi phạm pháp luật trong các trường hợp sau:

1. Vi phạm việc thực hiện nghĩa vụ của viên chức và những việc viên chức không được làm quy định tại Luật viên chức;

2. Vi phạm các nghĩa vụ khác cam kết trong hợp đồng làm việc đã ký kết với đơn vị sự nghiệp công lập;

3. Vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật;

4. Vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội và các quy định khác của pháp luật liên quan đến viên chức nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự”.

Trường bạn có làm đơn kiến nghị tập thể (đơn chưa gửi đến cơ quan). Trong trường có người chụp lại toàn bộ lá đơn đó gửi đến trưởng phòng nên trưởng phòng đã mắng tập thể làm đơn như vậy là sai. Sau đó cắt thi đua chủ tịch công đoàn vì chủ tịch công đoàn có tham gia đánh đơn cho tập thể kí. Hành vi của trưởng phòng như trên là không phù hợp với nguyên tắc xử lý kỷ luật. Mặt khác, chủ tịch công đoàn chỉ bị xử lý kỷ luật khi thuộc các trường hợp theo quy định của pháp luật.

Thông tin mà bạn cung cấp không nêu rõ là khiếu nại hay tố cáo. Ngoài ra, đơn kiến nghị tập thể trên chưa hoàn chỉnh và cũng chưa được gửi đi cho cơ quan nào. Do đó, đơn kiến nghị trên chưa đạt yêu cầu về hình thức.

Trong trường hợp khiếu nại theo Điều 8 Luật khiếu nại 2011 quy định:

Điều 8. Hình thức khiếu nại

1. Việc khiếu nại được thực hiện bằng đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp.

2. Trường hợp khiếu nại được thực hiện bằng đơn thì trong đơn khiếu nại phải ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại. Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ.

3. Trường hợp người khiếu nại đến khiếu nại trực tiếp thì người tiếp nhận khiếu nại hướng dẫn người khiếu nại viết đơn khiếu nại hoặc người tiếp nhận ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản và yêu cầu người khiếu nại ký hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Trường hợp nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung thì thực hiện như sau:

a) Trường hợp nhiều người đến khiếu nại trực tiếp thì cơ quan có thẩm quyền tổ chức tiếp và hướng dẫn người khiếu nại cử đại diện để trình bày nội dung khiếu nại; người tiếp nhận khiếu nại ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản, trong đó ghi rõ nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều này. Việc tiếp nhiều người cùng khiếu nại thực hiện theo quy định tại Chương V của Luật này;

b) Trường hợp nhiều người khiếu nại bằng đơn thì trong đơn phải ghi rõ nội dung quy định tại khoản 2 Điều này, có chữ ký của những người khiếu nại và phải cử người đại diện để trình bày khi có yêu cầu của người giải quyết khiếu nại.

c) Chính phủ quy định chi tiết khoản này.

5. Trường hợp khiếu nại được thực hiện thông qua người đại diện thì người đại diện phải là một trong những người khiếu nại, có giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của việc đại diện và thực hiện khiếu nại theo quy định của Luật này”.

Trường hợp khiếu nại được thực hiện bằng đơn thì trong đơn khiếu nại phải ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại. Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ.

Trường hợp nhiều người khiếu nại bằng đơn thì trong đơn phải ghi rõ nội dung quy định tại khoản 2 Điều 8, có chữ ký của những người khiếu nại và phải cử người đại diện để trình bày khi có yêu cầu của người giải quyết khiếu nại.

Trường hợp tố cáo thì theo Điều 19 Luật tố cáo 2011 quy định:

Điều 19. Hình thức tố cáo

1. Việc tố cáo được thực hiện bằng đơn tố cáo hoặc tố cáo trực tiếp.

2. Trường hợp tố cáo được thực hiện bằng đơn thì trong đơn tố cáo phải ghi rõ ngày, tháng, năm tố cáo; họ, tên, địa chỉ của người tố cáo; nội dung tố cáo. Đơn tố cáo phải do người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ. Trường hợp nhiều người cùng tố cáo bằng đơn thì trong đơn phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ của từng người tố cáo, có chữ ký hoặc điểm chỉ của những người tố cáo; họ, tên người đại diện cho những người tố cáo để phối hợp khi có yêu cầu của người giải quyết tố cáo.

3. Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo viết đơn tố cáo hoặc người tiếp nhận ghi lại việc tố cáo bằng văn bản và yêu cầu người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp nhiều người đến tố cáo trực tiếp thì người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo cử đại diện để trình bày nội dung tố cáo”.

Trường hợp tố cáo được thực hiện bằng đơn thì trong đơn tố cáo phải ghi rõ ngày, tháng, năm tố cáo; họ, tên, địa chỉ của người tố cáo; nội dung tố cáo. Đơn tố cáo phải do người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ. Trường hợp nhiều người cùng tố cáo bằng đơn thì trong đơn phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ của từng người tố cáo, có chữ ký hoặc điểm chỉ của những người tố cáo; họ, tên người đại diện cho những người tố cáo để phối hợp khi có yêu cầu của người giải quyết tố cáo.

3. Lý do cần làm đơn kiến nghị

Việc trình bày những mẫu đơn khiếu nại tập thể để gửi tới các cơ quan có thẩm quyền với mong muốn giải quyết những vấn đề bức bách chung của cả một tập thể nơi bạn sinh sống hoặc làm việc. Việc này nhằm đấu tranh lại những điều sai trái, trái với những đường lối, chính sách, chủ trương, công tác quản lý trong những lĩnh vực thuộc trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó.

4. Những nội dung cơ bản thường có trong đơn kiến nghị

– Thông tin cơ quan nhà nước nơi bạn gửi đơn: địa chỉ, thuộc huyện nào, tỉnh nào, địa chỉ nơi cơ quan đó đang làm việc

– Thông tin người đứng ra làm đơn kiến nghị cho tập thể: họ và tên khai sinh, ngày tháng năm sinh, số căn cước công dân, ngày cấp, nơi cấp, hộ khẩu thường trú, nơi ở hiện tại.

– Nội dung cần giải quyết trong đơn: nên trình bày rõ ràng, mạch lạc, chi tiết những vấn đề bạn cần cơ quan nhà nước. Nguyên nhân dẫn đến vụ việc, lý do viết đơn

– Yêu cầu cụ thể: nêu những yêu cầu của bản thân cũng như tập thể của mình mong muốn được giải quyết như thế nào, hướng giải quyết ra sao.

– Tài liệu có kèm theo: bằng chứng văn bản, hình ảnh, thông tin những cá nhân trong tập thể cùng đồng ý làm đơn kiến nghị cũng như những giấy tờ kèm theo

– Cam kết của bản thân: cam kết tất cả những trình bày, tài liệu, bằng chứng gửi lên cơ quan có thẩm quyền là hoàn toàn đúng sự thật. Nếu có sai sót thì bản thân sẵn sàng chịu trách nhiệm với pháp luật. Có chữ ký cá nhân.

5. Những điều cần chú ý khi thực hiện đơn kiến nghị

Về mục đích làm đơn bạn cần hiểu chính xác mục đích của tập thể , cá nhân đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết vấn đề của mình đúng với quyết định hành chính, hành vi hành chính đã ban hành trước đó ảnh hưởng đến lợi ích của cá nhân, tập thể của bạn. Hạn chế những rủi ro khi đơn không hợp lệ,bị trả lại. Hoặc những quyết định, hành vi hành chính đã được ban hành nhưng có cá nhân, tập thể không thực hiện đúng như với quyết định của cơ quan có nhà nước ảnh hưởng đến lợi ích của cá nhân, tập thể.

Tìm hiểu về cá nhân, tập thể mà bạn muốn làm đơn kiến nghị để họ làm đúng với quyết định hành chính, quy định của pháp luật không làm ảnh hưởng đến lợi ích của cá nhân, tập thể khác.

Hiểu được ưu điểm, nhược điểm cũng như khả năng thắng kiện của cá nhân hoặc cơ quan của mình khi gửi đơn đến các cơ quan có thẩm quyền. Đối với những cá nhân muốn thưa kiện nhưng không có những hiểu biết nhất định về luật pháp, thông tư thì có thuê những đơn vị Luật sư của LVN Group để làm người đại diện cho mình để chắc chắn thắng kiện. Còn những tổ chức, cơ quan gửi kiện nếu có những người đại diện bên pháp luật rồi thì có thể ủy quyền cho đơn vị này giải quyết những vấn đề trên cũng như giao tiếp, trình bày với pháp luật.

 

 

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn đang quan tâm. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra bản tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách hoặc tổng đài tư vấn trực tuyến 1900.0191. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng!

BỘ PHẬN TƯ VẤN PHÁP LUẬT DÂN SỰ.