1. Quy tắc, biện pháp của Công ước EFTA về chống tình trạng luồng hàng nhập khẩu gia tăng
Trước khi nói về các điều khoản tự vệ của Công uớc EFTA và các Hiệp định thương mại tự do (FTAs) của Hiệp thương mại tự do châu Âu thì cần đề cập một cách ngắn gọn mối quan hệ giữa các biện pháp và các hiệp định ưu đãi ghi tại Điều XIX của Hiệp định GATT được ký kết theo Điều XXIV của Hiệp định GATT. Về nguyên tắc, những biện pháp tự vệ phù hợp với Điều XIX phải được áp dụng đối với tất cả các thành viên của GATT/WTO.
Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, trong các thỏa thuận ưu đãi cảc thành viên của GATT đã miễn cho các đối tác của mình hiệu lực của các biện pháp tự vệ. Nếu như không tính đến những chi tiết chuyên môn pháp lý của các trường hợp đang xem xét thì có thể nói rằng những biện pháp như vậy đã được thảo luận tại GATT nhưng vẫn chưa tìm được một giải pháp ràng buộc.
2. Quy tắc, biện pháp của các hiệp định thương mại tự do do các nước EFTA ký kết
Giữa các nước EFTA với nhau (Công Công ước Stockholm) và với các đối tác FTA thông thường có một quy định giống như Điều XIX của Hiệp định GATT nhưng hơi khác về thủ tục. Ngoài những điều kiện đưa ra trong điều khoản của GATT, những FTAs cũng cho phép các hành động tự vệ khi có những rối loạn nghiêm trọng ở bất kỳ ngành nào hoặc khi có sự suy thoái kinh tế trong một khu vực.
Có một điều khoản đặc biệt vói hiệu lực tương tự một điều khoản tự vệ thường trực trong một số FTAs đối với thời kỳ chuyển tiếp (thường kéo dài 10 năm và trong thời kỳ này tất cả các loại thuế nhập khẩụ đều được bãi bỏ). Điều này cho phép các nước đối tác có nền kinh tế đang chuyển đói hoặc đang phát triển tránh bớt được việc loại bỏ các loại thuế quan, hoặc tái áp dụng các loại thuế này trong những khoảng thời gian khác nhau nhằm tự vệ những ngành công nghiệp non trẻ hoặc các ngành đang cơ cấu lại hoặc đang gặp nhiều khó khăn.
Có những quy định cụ thể đối với một số ngành kinh tế nhất định. Từ khi một số hiệp định của Cộng đồng châu Âu với các nước thứ ba dự kiến khả năng bắt đầu các tham vấn trong trường hợp gia tăng nhập khẩu hàng dệt may nhằm thiết lập giới hạn xuất khẩu tối đa cho các đối tác đó thì các nước EFTA đã bảo lưu cho mình quyền tương tự trong các thoả thuận của mình với các nước này. Diễn biến tương tự đã xảy ra với việc xuất khẩu các sản phẩm thép của vài nước Đông Âu hưởng lợi từ những quy tắc đặc biệt liên quan đến viện trợ đối với ngành đó. Cuối cùng ít nhất trong một Hiệp định FTA do các nước EFTA ký kết, thì nước đối tác (Israel) bảo lưu quyền đưa ra những biện pháp tự vệ nếu các nhượng bộ về vấn đề xuất khẩu cá sẽ dẫn tới những nhiễu loạn hoặc gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho những nhà sản xuất trong nước những sản phẩm tương tự hoặc những sản phẩm cạnh tranh trực tiếp.
Các nước EFTA đưa ra các điều khoản tự vệ đối với xuất khẩu nhằm chống lại những ảnh hưởng tiêu cực ngoài ý muốn khi bãi bỏ những hạn chế xuất khẩu nhằm hai mục đích khác nhau.
Đối với trường hợp thứ nhất là một chứng tích lịch sử của thời kỳ áp dụng rào cản thuế quan cao. Trường hợp thứ hai là một mạng lưới an toàn mà các nước EFTA đã nhất định đòi áp dụng đối với EC nhằm xoá bỏ những giới hạn xuất khẩu đối với phế liệu phi kim loại cuối những năm 80.
Các FTA được các nước EFTA ký kết thường có một điều khoản với các thủ tục phải được tuân thủ khi áp dụng biện pháp tự vệ hoặc các biện pháp khác. Trước hết, điều khoản này nhắc nhở các bên phải nỗ lực giải quyết những khó khăn giữa họ thông qua tham khảo trực tiếp. Tuy nhiên trong trường hợp các biện pháp được áp dụng, thì các thủ tục quy định thông báo và tham khỏa (ngay từ đầu và đều đặn sau phần áp dụng các biện pháp tự vệ) khẳng định rằng các biện pháp nên được giới hạn về phạm vi cũng như về thời gian và có hạn cuối tuân thủ đối với các yếu tố quan trọng của các biện pháp. Một yếu tố đáng được đề cập là các biện pháp tự vệ chỉ bắt buộc áp dụng đối với nước (hoặc các nước) là xuất xứ của luồng hàng (có lựa chọn) nhập gia tăng.
3. Đôi nét về Hiệp hội thương mại tự do Châu Âu (EFTA)
Hiệp hội thương mại tự do châu Âu (EFTA) được thành lập vào ngày 5 tháng 5 năm 1960 như một sự thay thế cho các quốc gia châu Âu không được phép hoặc không muốn tham gia Cộng đồng châu Âu (nay là Liên minh châu Âu (EU)).
Công ước EFTA được ký kết đến ngày 4 tháng 1 năm 1960 tại Stockholm bởi bảy quốc gia. Ngày nay chỉ có Iceland, Na Uy, Thụy Sĩ và Liechtenstein vẫn là thành viên của EFTA. Công ước Stockholm sau đó đã được thay thế bằng Công ước Vaduz.
Công ước này quy định tự do hóa thương mại giữa các quốc gia thành viên. Ba trong số các quốc gia EFTA là một phần của Thị trường nội bộ Liên minh Châu Âu thông qua Hiệp định về Khu vực kinh tế châu Âu (EEA), có hiệu lực vào năm 1994. Quốc gia thứ tư; Thụy Sĩ, đã chọn ký kết các thỏa thuận song phương với EU. Ngoài ra, các quốc gia EFTA đã cùng ký kết các hiệp định thương mại tự do với một số quốc gia trên toàn thế giới.
Thành viên ban đầu của nó là Vương quốc Anh, Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển, Áo, Thụy Sĩ và Bồ Đào Nha. Phần Lan trở thành thành viên liên kết vào năm 1961 (sau này trở thành thành viên chính thức vào năm 1986) và Iceland gia nhập năm 1970. Vương quốc Anh và Đan Mạch gia nhập Cộng đồng châu Âu vào năm 1973 (cùng với Ireland) và do đó không còn là thành viên EFTA.
Bồ Đào Nha cũng rời EFTA cho Cộng đồng châu Âu vào năm 1986. Liechtenstein gia nhập năm 1991 (trước đây lợi ích của họ đối với EFTA đã được đại diện bởi Thụy Sĩ). Cuối cùng, Áo, Thụy Điển và Phần Lan gia nhập Liên minh châu Âu vào năm 1995 và do đó không còn là thành viên của EFTA.
4. Đôi nét về Hiệp định thương mại tự do (FTAs)
Theo thống kê của Tổ chức Thương mại thế giới, có hơn 200 Hiệp định thương mại tự do đang có hiệu lực.
Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam chính thức bước chân vào trường quốc tế và đang nỗ lực hội nhập kinh tế thế giới. Sự góp mặt của Việt Nam trên sân chơi kinh tế toàn cầu thể hiện qua việc Việt Nam đã ký kết 12 Hiệp định Thương mại tự do, 4 Hiệp định đang trong vòng đàm phán và 1 Hiệp định đang trong quá trình xem xét (số liệu tính đến tháng 01/2016).
FTA – Free Trade Agreement hay Hiệp định Thương mại tự do được xác lập trên cơ sở tự do đàm phán, thỏa thuận về các ưu đãi đối với thuế nhập khẩu, xuất khẩu; hạn ngạch và lệ phí đối với hàng hóa theo lộ trình chung hướng tới cắt giảm và xóa bỏ hàng rào thuế quan giữa các quốc gia tham gia Hiệp định, nhằm tiến tới xây dựng một khu vực mậu dịch tự do.
Có thể chia FTA bao gồm 04 loại như sau: FTA song phương: đàm phán và ký kết giữa hai quốc gia; FTA đa phương: đàm phán và ký kết giữa nhiều quốc gia khác nhau; FTA khu vực: đàm phán và ký kết giữa các quốc gia trong cùng một khu vực; FTA giữa một quốc gia với một tổ chức.
5. Phân tích Điều XIX của Hiệp định GATT
– Nếu do hậu quả của những diễn tiến không lường trước được và do kết quả của những nghĩa vụ, trong đó có những nhân nhượng thuế quan của một bên ký kết theo Hiệp định này, một sản phẩm được nhập khẩu vào lãnh thổ của bên ký kết đó với số lượng gia tăng và với các điều kiện đến mức gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại nghiêm trọng cho các nhà sản xuất những sản phẩm tương tự hay sản phẩm cạnh tranh trực tiếp trong nước, bên ký kết đó có quyền ngừng hoàn toàn hay một phần các cam kết của mình, rút bỏ hay điều chỉnh nhân nhượng thuế quan, đối với sản phẩm đó và trong thời gian cần thiết để ngăn chặn hoặc khắc phục tổn hại đó.
– Nếu một bên ký kết đã chấp nhận một sự nhân nhượng liên quan tới một sự ưu đãi và sản phẩm là đối tượng ưu đãi được nhập khẩu vào lãnh thổ của bên ký kết có tình huống như nêu tại điểm a) của khoản này tới mức mà nhập khẩu đó đã gây tổn hại hoặc đe doạ gây tổn hại nghiêm trọng cho các nhà sản xuất những sản phẩm tương tự hay trực tiếp cạnh tranh là các nhà sản xuất trên lãnh thổ của bên ký kết đang được hưởng hay đã được hưởng sự ưu dãi đó, bên ký kết này có thể đề nghị bên ký kết đang nhập khẩu và bên ký kết đang nhập khẩu có quyền tạm ngừng hoàn toàn hay một phần các cam kết của mình, rút bỏ hay điều chỉnh nhân nhượng thuế quan đối với sản phẩm đó và trong thời gian cần thiết để ngăn ngừa và khắc phục tổn hại đó.
Trước khi một bên ký kết áp dụng những biện pháp phù hợp với các quy định của khoản đầu điều khoản này, bên đó sẽ thông báo trước bằng văn bản sớm nhất có thể cho Các Bên Ký Kết biết. Bên ký kết đó sẽ dành cho Các Bên Ký Kết cũng như các bên ký kết khác với tư cách là nước xuất khẩu các sản phẩm nói trên cơ hội cùng xem xét các biện pháp được dự kiến áp dụng. Nếu thông báo về một nhân nhượng liên quan tới một ưu đãi, trong thông báo sẽ nêu rõ tên bên ký kết đã đề nghị áp dụng biện pháp đó. Trong các hoàn cảnh khó khăn mà mọi sự chậm trễ sẽ dẫn đến những hậu quả khó có thể khắc phục được, các biện pháp đã dự kiến tại khoản đầu tiên của điều khoản này có thể được tạm thời áp dụng mà không cần tham vấn trước, với điều kiện là tham vấn được tiến hành ngay sau khi các biện pháp được áp dụng.
– Nếu các bên ký kết liên quan không đi đến nhất trí, bên ký kết đề nghị áp dụng và duy trì biện pháp đó có quyền tiếp tục hành động. Nếu hành động đó được áp dụng hay tiếp tục được áp dụng, trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày các biện pháp được áp dụng và sau 30 ngày kể từ khi Các Bên Ký Kết nhận được thông báo trước bằng văn bản, các bên ký kết chịu tác động của các biện pháp đó có quyền ngừng không cho thương mại của bên ký kết đang áp dụng các biện pháp đó hoặc trong trường hợp đã dự liệu tại điểm b) của khoản đầu tiên điều khoản này không cho thương mại của bên ký kết đã yêu cầu áp dụng các biện pháp đó hưởng các nhân nhượng hay ngừng các nghĩa vụ tương ứng đáng kể khác thuộc Hiệp định này và việc ngừng đó sẽ không bị Các Bên Ký Kết phản đối.
– Không làm tổn hại đến các quy định của điểm a) thuộc khoản này, nếu các biện pháp đã áp dụng theo tinh thần khoản 2 điều khoản này, không có tham vấn trước, gây thiệt hại hay đe doạ gây thiệt hại nghiêm trọng cho các nhà sản xuất trong nước, trên lãnh thổ của một bên ký kết khác chịu tác động của các biện pháp đó, khi mỗi sự chậm trễ có thể gây ra những thiệt hại khó có thể khắc phục được, bên ký kết này có quyền ngừng cho hưởng các nhân nhượng hay ngừng các nghĩa vụ khác trong thời hạn cần thiết để ngăn ngừa hay khắc phục thiệt hại đó, có hiệu lực ngay từ khi các biện pháp nói trên được áp dụng hay trong suốt thời kỳ tham vấn.
Trên đây là nội dung Luật LVN Group sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng!
Luật LVN Group (Sưu tầm và biên tập).