1. Khái niệm về vụ việc dân sự

Để tạo thuận lợi cho hoạt động xét xử của Tòa án, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, cơ quan, tổ chức trong các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động, v.v. trước khi có Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 Nhà nước ta đã ban hành nhiều vặn bản pháp luật về tố tụng, trong đó có Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự (năm 1989) , Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế (năm 1994) , Pháp lệnh thủ tục giải quyết các trạnh chấp lao động (năm 1996) , Pháp lệnh công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài (năm 1993) và Pháp lệnh công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài (năm 1995) . Các pháp lệnh này đã phát huy tôì đa tác dụng trong quá trình giải quyết các tranh chấp và yêu cầu của các bên.

Ở thời điểm các pháp lệnh này có hiệu lực chưa có khái niệm về việc dân sự và đương nhiên không có thủ tực cho loại việc này; cũng chưa có khái niệm về vụ việc dân sự. Lúc đó, chỉ có khái niệm vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, vụ án kinh tế, vụ án lao động và Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động, các pháp lệnh này đã có quy định về trình tự, thủ tục giải quyết cho từng loại việc tương ứng. Các trình tự, thủ tục giải quyết vụ án được quy định trong ba pháp lệnh nêu trên vừa có những điểm chung giống nhau, nhưng trong mỗi pháp lệnh lại có những quy định đặc thù rất khác nhau.

Qua thực tiễn cho thấy, có những điểm quy định khác trong các Pháp lệnh nói trên là không hợp lý, không phù hợp với thực tiễn nên rất khó áp dụng. Chúng ta đều biết, bản chất các tranh chấp về kinh doanh, thương mại và tranh chấp về lao động có cùng sự bắt nguồn từ dân sự, trong một số trường hợp việc phần biệt thẩm quyền giữa dân sự và kinh doanh, thương mại, lao động là rất khó khăn nên rất hay nhầm lẫn. Hơn nữa, để đáp ứng sự phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế đòi hỏi luật nội dung cũng như luật tố tụng phải có sự tương thích của pháp luật trong nưdc với các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết, hoặc gia nhập. Vì vậy, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 đã quy định một thủ tục chung về việc giải quyết các tranh chấp, yêu cầu về kinh doanh thương mại, về dân sự, hôn nhân và gia đình, về lao động và đồng thời Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 cũng quy định những điểm đặc thù cho mỗi loại việc một cách hợp lý.

Trong đó có phân chia ra hai loại thủ tục đó là trình tự, thủ tục khỏi kiện để Tòa án giải quyết các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi chung là vụ án dân sự) và trình tự, thủ tục yêu cầu để Tòa án giải quyết các yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi chung là việc dân sự).

Như vậy, theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì vụ việc dân sự được hiểu là các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và các việc về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.

2. Phân loại thẩm quyền của Tòa án

2.1. Thẩm quyền của Tòa án theo loại việc

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo loại việc là tổng hợp các loại vụ việc về dân sự mà Tòa án có thẩm quyền thụ lý và giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự (TTDS). Thẩm quyền về loại việc của Tòa án sẽ phân định với những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan khác.

Bộ luật Tố tụng Dân sự (BLTTDS) năm 2015 được xây dựng dựa trên Hiến pháp năm 2013 và theo đó nguyên tắc quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể được ghi nhận tại Điều 4 BLTTDS năm 2015. Đáng chú ý là sự bổ sung khoản 2 Điều luật này: “Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng”, đây có thể nói là sự thay đổi quan trọng nhất của BLTTDS năm 2015 so với BLTTDS năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011) nhằm đảm bảo quyền con người, quyền công dân, quyền tiếp cận công lý của người dân được thực hiện.

2.2. Thẩm quyền của Tòa án theo cấp

Theo quy định của Luật Tổ chức Tòa án năm 2014 quy định về hệ thống tổ chức Tòa án thì TAND cấp huyện và TAND cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử sơ thẩm đối với các VADS. Do vậy, việc xác định đúng thẩm quyền của Tòa án theo cấp chỉnh là việc xác định xem đối với một VADS cụ thể TAND cấp huyện hay TAND cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền giải quyết. Việc xác định thẩm quyền của Tòa án theo cấp được quy định tại Điều 35, 37 BLTTDS năm 2015 dựa trên tính chất phức tạp của từng loại vụ việc, dựa vào điều kiện cơ sở vật chất, trình độ chuyên môn nghiệp vụ thực tế của đội ngũ cán bộ Tòa án.

2.3. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ và theo sự lựa chọn của các bên đương sự

Về nguyên tắc việc phân định thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ phải được tiến hành dựa trên cơ sở bảo đảm việc giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án được nhanh chóng, đúng đắn, bảo đảm việc bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự nhưng vẫn đảm bảo Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án thuận lợi nhất cho việc tham gia tố tụng của đương sự, là Tòa án có điều kiện thuận lợi nhất để giải quyết vụ án. Về căn bản các quy định về thẩm quyền theo lãnh thổ tại Điều 39 và Điều 40 BLTTDS năm 2015 đã kế thừa các quy định của BLTTDS trước đây.

3. Chuyển vụ việc dân sự cho Tòa án có thẩm quyển

Khi xét thấy vụ việc đân sự được thụ lý không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình mà thuộc thẩm quyền giải quyết của Tồa án nhân dân địa phương khác cùng cấp hoặc khác cấp thì Tòa án đã thụ lý vụ việc dân sự ra quyết định chuyển hồ sơ vụ việc dân sự cho Tòa án nơi có thẩm quyền và xóa sổ thụ lý. Trong trường hợp đương sự đã nộp tiền tạm ứng án phí thì Tòa án chuyển hồ sơ vụ việc dân sự không phải trả lại tiền tạm ứng án phí cho đương sự mà tiền tạm ứng án phí đã nộp được xử lý khi Tòa án có thẩm quyển giải quyết vụ việc dân sự. Quyết định chuyển hồ sơ vụ việc dân sự do Thẩm phán được phân công vụ việc dân sự ký tên đóng dấu của Tòa án. Quyết định này phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp, đương sự, cá nhân, cơ quan tổ chức có liên quan, V.V.. Tòa án có thẩm quyền sau khi nhận được quyết định chuyển vụ việc dân sự và hồ sơ Vụ việc dân sự phải vào sổ thụ lý và tiếp tục giải quyết vụ việc đó theo quy định chung.

Việc chuyển hồ sơ vụ việc dân sự cho toà án có thẩm quyền giải quyết được thực hiện bằng hình thức quyết định. Sau khi ra quyết định chuyển hồ sơ vụ việc dân sự cho toà án có thẩm quyền giải quyết, toà án xoá sổ thụ lý và gửi ngay quyết định này cho viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên qụan.

Đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan có quyền khiếu nại, viện kiểm sát có quyền kiến nghị quyết định này trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại, kiến nghị chánh án toà án đã ra quyết định chuyển vụ việc dân sự phải giải quyết khiếu nại, kiến nghị. Quyết định của chánh án là quyết định cuối cùng.

Hiện nay, việc chuyển vụ việc dân sự cho Tòa án khác; giải quyết tranh chấp về thẩm quyền trong tố tụng dân sự được quy định tại Điều 41 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 với nội dung như sau:

– Vụ việc dân sự đã được thụ lý mà không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án đã thụ lý thì Tòa án đó ra quyết định chuyển hồ sơ vụ việc dân sự cho Tòa án có thẩm quyền và xóa tên vụ án đó trong sổ thụ lý. Quyết định này phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp, đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị quyết định này trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại, kiến nghị, Chánh án Tòa án đã ra quyết định chuyển vụ việc dân sự phải giải quyết khiếu nại, kiến nghị. Quyết định của Chánh án Tòa án là quyết định cuối cùng.

– Tranh chấp về thẩm quyền giữa các Tòa án nhân dân cấp huyện trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết.

– Tranh chấp về thẩm quyền giữa các Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác nhau hoặc giữa các Tòa án nhân dân cấp tỉnh thuộc thẩm quyền giải quyết theo lãnh thổ của Tòa án nhân dân cấp cao thì do Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao giải quyết.

– Tranh chấp về thẩm quyền giữa các Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác nhau hoặc giữa các Tòa án nhân dân cấp tỉnh thuộc thẩm quyền giải quyết theo lãnh thổ của các Tòa án nhân dân cấp cao khác nhau do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao giải quyết.

4. Giải quyết khiếu nại của đượng sự về việc chuyển vụ án

Đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan có quyển khiếu nại quyết định này trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định khiếu nại, Chánh án Tòa án đã ra quyết định chuyển vụ việc dân sự phải giải quyết khiếu nại.

5. Giải quyết tranh chấp vể thẩm quyền giữa Tòa án các cấp theo Bộ luật tố tụng dân sự

a) Tranh chấp thẩm quyển giữa Tòa án nhân dân cấp huyện trong cùng một tỉnh do Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết.

b) Tranh chấp thẩm quyền giữa các Tòa án nhân dân cấp huyện không cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc thẩm quyền giữa các Tòa án cấp tỉnh do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao giải quyết.

5. Nhập và tách vụ án dân sự

Việc nhập vụ án chỉ thực hiện trong trường hợp có nhiều quan hệ pháp luật cần phải giải quyết và việc nhập các quan hệ pháp luật để giải quyết ữong cùng một vụ án vẫn đảm bảo đúng pháp luật và không ảnh hưởng tới kết quả giải quyết các qúan hệ pháp luật đó. Việc tách vụ án chỉ thực hiện trong trường hợp vụ án có nhiều quan hệ pháp luật có thể giải quyết một cách độc lập mà không ảnh hưởng tới việc giải quyết các quan hệ pháp luật khác. Việc tách vụ án phải đảm bảo việc giải quyết nhanh chóng và đúng pháp luật các yêu cầu của đương sự.

Việc nhập, tách vụ án dân sự hiện nay được quy định tại Điều 42 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Thực tiễn tố tụng tại toà án cho thấy việc nhập, tách vụ án dân sự có thể được thực hiện trong những trường họp sau đây:

Trường hợp bị đơn có nghĩa vụ riêng biệt với nhiều nguyên đơn về cùng một loại quan hệ pháp luật thì toà án chỉ nên nhập các vụ án nếu các quan hệ pháp luật tranh chấp có liên quan với nhau và việc nhập không gây khó khăn cho toà án giải quyết nhanh chóng, đúng đắn vụ án. Trong trường hợp các quan hệ pháp luật có tranh chấp độc lập với nhau và việc nhập các quan hệ pháp luật để giải quyết trong cùng một vụ án sẽ gây khó khăn cho việc giải quyết vụ án thì toà án nên tách các quan hệ pháp luật để giải quyết trong các vụ án khác nhau.

Ví dụ: Nhiều ngựời khởi kiện đòi nợ đối với một người về những khoản nợ riêng biệt được vay vào các thời điểm khác nhau.

Trường hợp bị đơn có yêu cầu ngược lại đối với nguyên đơn và có sự đối trừ nghĩa vụ cùng loại thì toà án chỉ nên nhập vụ án, nếu:

– Trong tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng mà cà hai bên cùng bị thiệt hại khi sự kiện xảy ra và bị đơn cũng yêu cầu toà án buộc nguyên đơn phải bồi thường.

Ví dụ: Yêu cầu bồi thường thiệt hại trong cùng một vụ tai nạn giao thông hoặc trong vụ gây thương tích mà chưa tới mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự;

– Trong tranh chấp về hợp đồng mà bị đơn có yêu cầu ngược lại đối với nguyên đơn về cùng loại quan hệ và việc nhập vụ án không gây khó khăn cho việc giải quyết.

Ví dụ: A khời kiện đòi nợ B và ngược lại B cũng khởi kiện yêu cầu toà án buộc A phải ttả nợ cho mình.

Đối với các vụ án có nhiều quan hệ pháp luật hoàn toàn khác nhau thì toà án không nên nhập vụ án.

Ví dụ: Các đồng thừa kế khởi kiện yêu cầu toà án xác nhận tài sản đang do người khác chiếm hữu, sử dụng là di sản thừa kế và yêu cầu toà án chia thừa kế tài sản đó.