1. Biên chế là gì

Biên chế là một từ phổ biến thông dụng khi được nhiều người sử dụng cũng như đề cập trong các văn bản về cán bộ, công chức, viên chức, tuy nhiên tại Luật Cán bộ, Công chức, Luật Viên chức hay trong các văn bản về tinh giản biên chế… không hề có khái niệm về “biên chế” là gì?

Căn cứ theo Khoản 1, Điều 3, Nghị định 108/2014/NĐ-CP đề cập đến định nghĩa của biên chế. Cụ thể:

1. “Biên chế” sử dụng trong Nghị định này được hiểu gồm: biên chế cán bộ, biên chế công chức, số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và lao động hợp đồng được cấp có thẩm quyền giao theo quy định của pháp luật”.

 

Theo đó, chúng ta có thể hiểu rằng khái niệm ” biên chế” là số lượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động mà cấp có thẩm quyền (hiện nay là Bộ Nội vụ, Bộ, cơ quan ngang Bộ…) xem xét, quyết định. Mỗi người thuộc biên chế sẽ được nhận lương từ ngân sách Nhà nước.

 

2. Tinh giản biên chế là gì?

Căn cứ theo Khoản 2, Điều 3, Nghị định 108/2014/NĐ-CP  thì thuật ngữ “tinh giản biên chế” được hiểu là việc đánh giá, phân loại, đưa ra khỏi biên chế những người dôi dư, không đáp ứng yêu cầu công việc, không thể tiếp tục bố trí sắp xếp công tác khác và giải quyết chế độ, chính sách đối với những người thuộc diện tinh giản biên chế.

Như vậy, quyết định “tinh giản biên chế” là quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thông qua công tác đánh giá, xếp loại, đưa ra khỏi chế độ biên chế với đối tượng do dôi dư, hạn chế năng lực hoặc không hoàn thiện, nhiệm vụ công việc được giao, không thể bố trí sắp xếp được công việc khác. 

Hơn nữa, căn cứ theo Điều 4, Nghị định 108/2014/NĐ-CP quy định về nguyên tắc tinh giản biên chế như sau:

  • Phải bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò giám sát của các tổ chức chính trị – xã hội và nhân dân trong quá trình thực hiện tinh giản biên chế.
  • Phải được tiến hành trên cơ sở rà soát, sắp xếp lại tổ chức và thực hiện đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng không xác định thời hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
  • Phải bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch và theo quy định của pháp luật.
  • Phải bảo đảm chi trả chế độ, chính sách tinh giản biên chế kịp thời, đầy đủ và đúng theo quy định của pháp luật.
  • Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện tinh giản biên chế trong cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý theo thẩm quyền.

 

3. Tiêu chuẩn về trình độ của giáo viên trong hệ thống giáo dục 

Theo Khoản 1, Điều 72, Luật Giáo dục 2019 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2020 quy định tiêu chuẩn mới về trình độ đào tạo của giáo viên các cấp:

  • Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên đối với giáo viên mầm non.
  • Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.

Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.

Những giáo viên chưa đạt trình độ đào tạo còn thời gian công tác từ 1 đến 5 năm. Bộ giáo dục và Đào tạo sẽ chỉ đạo các địa phương phối hợp các trường sư phạm thiết kế các khóa bồi dưỡng thường xuyên, nâng cao năng lực dạy học để đáp ứng yêu cầu đổi mới.

Đối với những giáo viên chưa đạt chuẩn trình độ đào tạo là đại học thời gian công tác còn trên 5 năm, Bộ sẽ chỉ đạo các trường đại học sư phạm phối hợp chặt chẽ các địa phương xây dựng lộ trình nâng chuẩn cụ thể với mỗi địa phương.

Nếu không thực hiện nâng chuẩn hoặc bồi dưỡng, giáo viên đó sẽ rơi vào diện tinh giản biên chế theo quy định về việc chưa đạt trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ quy định đối với vị trí việc làm đang đảm nhiệm, nhưng không có vị trí việc làm khác phù hợp để bố trí và không thể bố trí đào tạo lại để chuẩn hóa về chuyên môn, nghiệp vụ hoặc được cơ quan bố trí việc làm khác, cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.

 

4. Những trường hợp giáo viên sẽ bị tinh giản biên chế

Căn cứ theo Điều 6 Văn bản hợp nhất 01/VBHN-BNV năm 2018 hợp nhất Nghị định về chính sách tinh giản biên chế do Bộ Nội vụ ban hành quy định về các trường hợp tinh giản biên chế thì giáo viên thuộc các trường hợp sau cũng sẽ bị tinh giản:

1. Cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế và cán bộ, công chức cấp xã hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là cán bộ, công chức, viên chức), thuộc đối tượng tinh giản biên chế nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Dôi dư do rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền của Đảng, Nhà nước hoặc do đơn vị sự nghiệp công lập sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự để thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy và nhân sự;
  • Dôi dư do cơ cấu lại cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm, nhưng không thể bố trí, sắp xếp được việc làm khác;
  • Chưa đạt trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ quy định đối với vị trí việc làm đang đảm nhiệm, nhưng không có vị trí việc làm khác phù hợp để bố trí và không thể bố trí đào tạo lại để chuẩn hóa về chuyên môn, nghiệp vụ hoặc được cơ quan bố trí làm việc khác, cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý;
  • Có chuyên ngành đào tạo không phù hợp với vị trí làm việc hiện đang đảm nhiệm nên bị hạn chế về năng lực hoàn thành công việc được giao, nhưng không thể bố trí việc làm khác hoặc được cơ quan bố trí việc làm khác, cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý;
  • Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, cán bộ, công chức được phân loại, đánh giá xếp vào mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực hoặc có 01 năm hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ nhưng không thể bố trí việc làm khác phù hợp hoặc không hoàn thành nhiệm vụ trong năm trước liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý;
  • Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, viên chức có 01 năm được phân loại đánh giá xếp vào mức hoàn thành nhiệm vụ và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ nhưng không thể bố trí việc làm khác phù hợp hoặc không hoàn thành nhiệm vụ trong năm trước liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.
  • Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, mà trong từng năm đều có tổng số ngày nghỉ làm việc bằng hoặc cao hơn số ngày nghỉ tối đa do ốm đau theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội, có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh và của cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp ốm đau theo quy định hiện hành của pháp luật hoặc trong năm trước liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế có tổng số ngày nghỉ làm việc bằng hoặc cao hơn số ngày nghỉ tối đa do ốm đau theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội, cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.
  • Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý thôi giữ chức vụ do sắp xếp tổ chức bộ máy theo quyết định của cơ quan có thẩm quyển, tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.

2. Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ) dôi dư do sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự để thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy và nhân sự.

3. Viên chức, người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn tại các đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự dôi dư do sắp xếp lại tổ chức theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc do đơn vị sự nghiệp công lập sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự để thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy và nhân sự.

Như vậy ngoài việc không đáp ứng những yêu cầu về trình độ chuyên môn thì giáo viên sẽ bị tinh giản biên chế trong các trường hợp sau:

  • Dôi dư cơ cấu lại theo vị trí việc làm, nhưng không thể bố trí, sắp xếp được việc làm khác.
  • Chuyên ngành đào tạo không phù hợp với vị trí việc làm đang đảm nhiệm nên bị hạn chế năng lực, không thể bố trí việc làm khác hoặc giáo viên đó tự nguyện tinh giản và được cơ quan, đơn vị quản lý đồng ý.
  • Tại thời điểm tinh giản biên chế, có 1 năm được phân loại hoàn thành nhiệm vụ, 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ nhưng không thể bố trí việc làm khác phù hợp.
  • Năm trước liền kề thời điểm xét tinh giản biên chế, giáo viên bị đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ và tự nguyện tinh giản biên chế, được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.
  • Trong 2 năm liên tiếp liền kề thời điểm xét tinh giản biên chế có tổng số ngày nghỉ từng năm lớn hoặc bằng số ngày nghỉ tối đa do ốm đau, có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh và được chi trả trợ cấp ốm đau…
  • Viên chức lãnh đạo, quản lý thôi giữ chức vụ do sắp xếp tổ chức bộ máy, tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.

 

5. Chế độ của giáo viên khi thuộc trường hợp theo tinh giản biên chế:

Theo Nghị định 113/2018/NĐ-CP, trong trường hợp tinh giản biên chế, giáo viên vẫn được hưởng các chính sách, hỗ trợ bằng tiền lương của tháng hiện hưởng, cụ thể như sau:

  • Chính sách về hưu trước tuổi: Được trợ cấp nhiều nhất là 5 tháng tiền lương cho 20 năm đầu công tác, có đóng đủ bảo hiểm xã hội;
  • Chính sách chuyển sang làm việc tại các tổ chức không hưởng lương thường xuyên từ ngân sách Nhà nước. Được trợ cấp 03 tháng tiền lương hiện hưởng và 1/2 tháng tiền lương cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội.
  • Chính sách thôi việc ngay: Được trợ cấp 03 tháng lương để tìm việc làm và 1,5 tháng tiền lương cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội;
  • Chính sách thôi việc sau khi đi học nghề. Giáo viên thuộc diện tinh giản biên chế, có tuổi đời dưới 45, có nguyện vọng đi học nghề để tìm việc làm mới được hưởng nguyên tiền lương tháng hiện hưởng, được cơ quan, đơn vị đóng BHXH trong thời gian đi học. Thời gian hưởng tối đa 6 tháng. 

Và được trợ cấp một khoản kinh phí học nghề bằng chi phí cho khóa học nghề tối đa là 6 tháng tiền lương hiện hưởng sau khi kết thúc học nghề. Trợ cấp 3 tháng lương hiện hưởng sau khi kết thúc học nghề. Được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương cho mỗi năm công tác đóng BHXH. 

Ngoài ra, trong thời gian đi học nghề được tính thời gian công tác liên tục nhưng không được tính thâm niên để nâng lương hàng năm. Được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội và cấp sổ bảo hiểm xã hội hoặc nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.

Theo đó, những giáo viên đáp ứng được các yêu cầu trên thì sẽ được hưởng trợ cấp và được hỗ trợ bằng tiền lương hiện hưởng theo mức của chính sách đó.

Mọi vướng mắc Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 1900.0191 để được Luật sư tư vấn pháp luật. của Luật LVN Group hỗ trợ kịp thời.