1. Các hình học đơn giản, các chữ số, các chữ không có khả năng đọc lên được, chữ nước ngoài mà thuộc các ngôn ngữ không thông dụng (trừ trường hợp các dấu hiệu này được sử dụng và thừa nhận một cách rộng rãi).
2. Các dấu hiệu, biểu tượng, quy ước, hình vẽ hoặc tên gọi thông thường của hàng hoá đã được sử đựng rộng rãi, thường xuyên, nhiều người biết đến.
3. Các từ ngữ và dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị mang tính mô tả hàng hoá, dịch vụ và xuất xứ của hàng hoá, dịch vụ.
4. Các dấu hiệu gây hiểu sai, gây nhầm lẫn về xuất xứ tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị của hàng hoá dịch vụ.
5. Dấu hiệu giống hoặc tương tự (tới mức gây nhầm lẫn) với dấu chất lượng, dấu kiểm tra, dấu bảo hành… của Việt Nam, của nước ngoài hoặc của một số tổ chức quốc tế.
6. Dấu hiệu, tên gọi (bao gồm cả ảnh, bút danh, biệt hiệu), hình vẽ biểu tượng giống hoặc tương tự (tới mức gây nhầm lẫn) với quốc kỳ, quốc huy, hình lãnh tụ, anh hùng dân tộc, đanh nhân, địa danh, tên các tổ chức của Việt Nam cũng như của nước ngoài (trừ khi dược các cơ quan, người có thẩm quyền tương ứng cho phép).
7. Trùng hoặc tương tự (tới mức gây nhầm lẫn) với nhãn hiệu hàng hoá của người khác đang được bảo hộ tại Việt Nam (kể cả các nhãn hiệu hàng hoá đang được bảo hộ theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia).
8. Trùng hoặc tương tự (tới mức gây nhầm lẫn) với nhãn hiệu hàng hoá nêu trong đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ mà một người khác đã nộp cho cơ quan có thẩm quyền với ngày ưu tiên sớm hơn (kể cả đơn NHHH được nộp theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia).
9. Trùng hoặc tương tự (tới mức gây nhầm lẫn) với nhãn hiệu hàng hoá đã hết hiệu lực hoặc bị đình chỉ hiệu lực bảo hộ nhung chưa quá 5 năm (trừ trường hợp NHHH do bị đình chỉ hiệu lực vì đã không được sử dựng trong 5 năm liên tục).
10. Trùng hoặc tương tự (tới mức gây nhầm lẫn) với nhãn hiệu hàng hoá của người khác được coi là đã nổi tiếng hoặc được thừa nhận là đã sử dụng rộng rãi.
11. Trùng hoặc tương tự (tới mức gây nhầm lẫn) với tên thương mại của người khác đang được bảo hộ hoặc chỉ dẫn địa lý (kể cả tên gọi xuất xứ hàng hoá) đang được bảo hộ.
12. Trùng với kiểu dáng công nghiệp đã được bảo hộ hoặc đã được nộp đơn yêu cầu bảo hộ với ngày ưu tiên sớm hơn.
Quy trình nộp đơn và cấp văn bằng với nhãn hiệu hàng hoá
Tạp chí Thương hiệu Việt
(LUATMINHKHUE.VN: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo và có thể một số thông tin pháp lý đã hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến Luật sư của LVN Group, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)