1. Khái quát về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
Hợp đồng là là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của họ.
Vậy hợp đồng vận chuyển được hiểu là hợp đồng mà theo đó bên vận chuyển nhận chuyên chở người hoặc tài sản từ một điểm đã định đến một điểm đã định khác theo thỏa thuận. Còn người thuê vận chuyển có nghĩa vụ trả cước phí vận chuyển cho người được thuê vận chuyển.
Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển theo bộ luật hàng hải hiện nay quy định là thỏa thuận được giao kết giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển, theo đó người vận chuyển thu giá dịch vụ vận chuyển do người thuê vận chuyển trả và dùng tàu biển để vận chuyển hàng hóa từ cảng nhận hàng đến cảng trả hàng.
Theo đó:
- Hàng hóa ở đây là máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, nhiên liệu, hàng tiêu dùng và các động sản khác, kể cả động vật sống, container hoặc công cụ tương tự do người giao hàng cung cấp để đóng hàng được vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.
- Tàu biển là phương tiện nổi di động chuyên dùng hoạt động trên biển. Tàu biển quy định trong Bộ luật hàng hải không bao gồm tàu quân sự, tàu công vụ, tàu cá, phương tiện thủy nội địa, tàu ngầm, tàu lặn, thủy phi cơ, kho chứa nổi, giàn di động, ụ nổi.
- Bến cảng là khu vực bao gồm vùng đất và vùng nước thuộc một cảng biển, được xây dựng cầu cảng, kho, bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, vùng nước trước cầu cảng, luồng hàng hải và các công trình phụ trợ khác. Bến cảng có một hoặc nhiều cầu cảng.
2. Khái quát về hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển
Theo quy định của Bộ luật hàng hải quy định về hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển như sau:
“Hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển là hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được giao kết với điều kiện người vận chuyển không phải dành cho người thuê vận chuyển nguyên tàu hoặc một phần tàu cụ thể mà chỉ căn cứ vào chủng loại, số lượng, kích thước hoặc trọng lượng của hàng hóa để vận chuyển. Hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển được giao kết theo hình thức do các bên thỏa thuận.”
Về thời điểm phát sinh và chấm dứt trách nhiệm của người vận chuyển được quy định như sau:
– Trách nhiệm của người vận chuyển phát sinh từ khi người vận chuyển nhận hàng tại cảng nhận hàng, được duy trì trong suốt quá trình vận chuyển và chấm dứt khi kết thúc việc trả hàng tại cảng trả hàng.
– Việc nhận hàng được tính từ thời điểm người vận chuyển đã nhận hàng hóa từ người giao hàng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc bên thứ ba theo quy định của pháp luật hoặc theo quy định tại cảng nhận hàng.
– Việc trả hàng kết thúc trong trường hợp sau đây:
+ Người vận chuyển hoàn thành việc trả hàng cho người nhận hàng; trong trường hợp người nhận hàng không trực tiếp nhận hàng từ người vận chuyển thì bằng cách trả hàng theo yêu cầu của người nhận hàng phù hợp với hợp đồng, pháp luật hoặc tập quán thương mại áp dụng tại cảng trả hàng;
+ Người vận chuyển hoàn thành việc trả hàng cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc cho bên thứ ba theo quy định của pháp luật hoặc quy định tại cảng trả hàng.
– Các bên tham gia hợp đồng vận chuyển chỉ có quyền thỏa thuận về việc giảm trách nhiệm của người vận chuyển trong trường hợp sau đây:
+ Khoảng thời gian từ khi nhận hàng đến trước khi bốc hàng lên tàu biển và khoảng thời gian từ khi kết thúc dỡ hàng đến khi trả xong hàng;
+ Vận chuyển động vật sống;
+ Vận chuyển hàng hóa trên boong.
Vậy khi chuyên chở hàng hóa bằng container, hình thức hợp đồng vận chuyển thường là hợp đồng vân chuyển theo chứng từ vận chuyển (Booking Note) có chữ ký của cả hai bên. Tuy nhiên, phần lớn các giao dịch thuê tàu chở hàng bằng Container ngày nay có thể giao dịch bằng hình thứ bằng email hoặc giao dịch bằng điện thoại cũng có trường hợp xảy ra, sau khi giao dịch thì nội dung giao d|ch có thể được xác nhận lại bằng văn bản bởi hãng tàu vận chuyển container và người thuê vận chuyển. Trong các giao dịch bằng email, điện thoại hai bên thường trao đổi, thỏa thuận với nhau các vấn đề giữa hai bên của họ rồi đi đến xác nhận những vấn đề cơ bản trong hợp đồng, như tên hàng, số lượng, trọng lượng, kích thước, loại container, nơi nhận container để đóng hàng vào, cảng xếp hàng, cảng dỡ hàng, người gửi hàng, người nhận hàng, người được thông báo, giá cước và phụ phí, mức phạt lưu container, loại vận đơn xin cấp… Với những trường hợp như vậy, vận đơn (Bill of /Lading) hoặc giấy gửi hàng (Waybill hoặc Sea Waybill) sẽ là bằng chứng của hợp đồng giữa các bên, nghĩa là bản thân vận đơn hoặc giấy gửi hàng không phải là hợp đồng vì nó chỉ đơn phương do người vận chuyển ký và cấp cho người thuê vận chuyển sau khi đã tiếp nhận hàng để vận chuyển.
Trong một số trường hợp giữa các bên, ở cuối bản tóm tắt giao dịch giữa hai bên hãng tàu container còn ghi thêm: “… Các điều kiện khác theo như vận đơn cùa hãng tàu phát hành: otherwise as per carrier’s Bill of Lading”. Trường hợp đó, vận đơn của hãng tàu phát hành trở thành nội dung của hợp đồng vận chuyển theo chứng tìí vận chuyển giũa hai bên, nó không còn là bằng chứng của hợp đồng mà lúc này nó đã trở thành nội dung của hợp đồng.
3. Khái quát về hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển
Theo quy định của Bộ luật hàng hải quy định về hợp đồng vận chuyển theo chuyến như sau:
“Hợp đồng vận chuyển theo chuyến là hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được giao kết với điều kiện người vận chuyển dành cho người thuê vận chuyển nguyên tàu hoặc một phần tàu cụ thể để vận chuyển hàng hóa theo chuyến. Hợp đồng vận chuyển theo chuyến phải được giao kết bằng văn bản.”
Trường hợp sử dụng tàu biển trong hợp đồng vận chuyển theo chuyến quy định người vận chuyển có nghĩa vụ dùng tàu biển đã được chỉ định trong hợp đồng để vận chuyển hàng hóa, trừ trường hợp người thuê vận chuyển đồng ý cho người vận chuyển thay thế tàu biển đã được chỉ định bằng tàu khác.
Loại hợp đồng vận chuyển thứ hai thường thể hiện dưới dạng hợp đồng vận chuyển theo chuyến (Voyage Charter Party), áp dụng cho việc vận chuyển hàng rời, hàng đóng bao khối lượng và trọng lượng lớn. Mẫu phổ biến của loại hợp đồng này thường áp dụng là mẫu Gencon. Hợp đồng thuê tàu chuyến loại này có đầy đủ các điều khoản chủ yếu của hợp đồng như tên, đ|a chỉ chủ tàu, hoặc người vận chuyển, tên tàu, trọng tải, thời gian sẵn sàng xếp hàng, cảng xếp dỡ hàng, tên địa chỉ người thuê, tên hàng số lượng, trọng lượng, kích thước, giá cước, điều kiện xếp dỡ hàng, mức xếp dỡ hàng, mức thưởng phạt, tỷ lệ hoa hồng, người môi giới, luật áp dụng và điều khoản trọng tài, chữ ký của đại diện hai bên… Tiếp theo các nội dung trên là những phần in sẵn quy định về trách nhiệm, miễn trách nhiệm của cả hai bên cùng với một số điều kiện khác.
4. Thực tiễn giao dịch ký kết giữa các bên trong hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển
Đối với hợp đồng vận chuyển container, nói chung, nội dung thường đơn giản. Trên thực tế người thuê vận chuyển cần lưu ý về các vấn đề như là tư cách pháp nhân của bên vận chuyển.
Khi họ ký hợp đồng với tư cách là đại lý cho người vận chuyển (As Agent for and on behalf of the carrier) chủ hàng phải hiểu rằng nếu xảy ra hư hỏng tổn thất hàng hóa thì người chịu trách nhiệm giải quyết không phải là họ.
Ngược lại với tư cách là đại lý (As Agent), mà là người ủy thác (Principal), tức người vận chuyển. Người vận chuyển có khi không có trụ sở ở Việt Nam mà là ở nước ngoài, vì vậy cần xác định rõ ràng tên và địa chỉ của người chuyên chở để có thể liên hệ giải quyết khi trục trặc xảy ra.
Hiện nay một số hãng tàu vận chuyển container loại hàng đầu thế giới đã được phép thành lập công ty 100% vốn của họ tại Việt Nam. Tuy vậy khi ký hợp đồng vận chuyển, những công ty 100% vốn nước ngoài như vậy cũng chỉ là đại lý cung cấp dịch vụ vận tải cho hãng tàu mẹ tại bản quốc. Do đó, nếu chủ hàng muốn ho chịu trách nhiệm giải quyết mọi sự cố trục trặc với mình thì phải ghi rõ trong hợp đồng lưu cước rằng họ là người vận chuyển. Cần tránh vấn đề và không để họ quy định không rõ ràng mập mờ.
Ví dụ như: Người cung cấp dịch vụ vận tải (Supplier of Transport Service) hay bên A chung chung… Như vậy khi bị thiệt hại cũng rất khó lường
5. Thực tiễn khi giao dịch ký kết giữa các bên trong hợp đồng vận chuyển theo chuyến
Đối với hợp đồng thuê tàu chuyến ngoài các điều kiện về giá cước, mức xếp dỡ thưởng phạt… Cần lưu ý về các vấn đề như: Các chi phí xếp dỡ hàng, chí phí lấy hàng phải quy định cụ thể và phù hợp với hợp đồng mua bán.
Nếu trường hợp hợp đồng mua bán đã ghi là GIF FO thì khi thuê tàu phải hiểu là ngưòi vận chuyển được miễn phí dỡ hàng, ngược lại không thể hiểu là chủ hàng (có thể là người bán hoặc người mua) được miễn phí. Đối với một số chi tiết đặc điểm của con tàu, nhất là trọng tải, dung tích chứa hàng, sức nâng của cần cẩu, không ít trường hợp khi chào tàu cho thuê người vận chuyển chỉ đưa ra con số tương đối mà không đưa ra con số chính xác hoặc không thể chính xác, vì vậy sau các thông số đó thường người vận chuyển kèm theo chữ about (vào khoảng) hoặc WG (Without Guarrantee). Trong những trường hợp như vậy, người thuê vận chuyển cần tính toán cẩn thận và rõ ràng.
Hơn nữa mà người thuê vận chuyển cũng cần lưu ý thỏa đáng đó là phải bảo đảm cảng mà tàu sẽ đến xếp hàng phải an toàn (Safe Port) về mặt hàng vận của tàu cũng như các vấn đề về an ninh, chính trị và xã hội nói chung để sao cho tàu có thể đến cập cảng, làm hàng và rời đi một cách an toàn. Ngoài ra, trước khi ký hợp đồng thuê tàu của chủ thể bên thuê, họ cũng cần thận trọng đối với các loại chủ tàu chỉ có một tàu. Cách tốt nhất là nên có sự thẩm tra về khả năng tài chính cũng như tư cách pháp lý của nhũng loại chủ tàu này. Bên thuê cần xác định và cân nhắn về các vấn đề như: Nợ nần, … hoặc có vướng mắc gì không (Encumbrances). Nên nhớ ràng nếu thuê phải con tàu của nhũng chủ tàu đã có vấn đề mà trong hành trình không may tàu bị bắt giữ vì một lý do nào đó thì cả người bảo hiểm cũng như chủ tàu đều được miễn trách nhiệm bồi thường mọi tổn thất xảy ra đối với hàng hóa.
Trân trọng!