Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Dân sự của Công ty luật LVN Group

>> Luật sư tư vấn pháp luật Dân sự, gọi: 1900.0191

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Khái niệm hợp đồng kinh tế (hay hợp đồng kinh doanh, thương mại)?

Hợp đồng là hình thức pháp lý thích hợp nhất thể hiện bản chất của các quan hệ tài sản. Quan hệ kinh tế và quan hệ dân sự có chung hình thức pháp lý là hợp đồng. Hợp đồng dù thể hiện dưới hình thức nào, bởi ngôn ngữ nào cũng phản ánh bản chất là sự thỏa thuận sự thống nhất ý chí của các bên nhằm làm phát sinh, thay đổi và chấm dứt các quyền và nghĩa vụ pháp lý.

1.1 Nguồn gốc của hợp đồng kinh tế (hay hợp đồng kinh doanh, thương mại)?

Trong mỗi thời kỳ lịch sử ở Việt Nam hợp đồng trong lĩnh vực kinh tế hay lĩnh vực thương mại đề có những bản chất pháp lý riêng. Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung hợp đồng kinh tế có bản chất pháp lý hoàn toàn khác hợp đồng dân sự về: mục đích, chủ thể, hình thức, nội dung của hợp đồng. Trong thời kỳ này, Việt Nam chỉ tồn tại hợp đồng kinh tế là hình thức phản ánh quan hệ kinh tế trong nền kinh tế. Văn bản đầu tiên về hợp đồng kinh tế là Nghị định số 004/TTg ngày 04/01/1960 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Điều lệ tạm thời về chế độ hợp đồng kinh tế giữa các xí nghiệp quốc doanh và cơ quan Nhà nước.

Đến năm 1991 Nhà nước đã ban hành Pháp lệnh hợp đồng dân sự và sau đó năm 1995 Nhà nước ban hành Bộ luật dân sự, Bộ luật này đã xác định khái niệm hợp đồng dân sự tại Điều 394, đến năm 2005 Bộ luật Dân sự mới ra đời ở Việt Nam vẫn tồn tại hai loại hợp đồng là hợp đồng kinh tế và hợp đồng dân sự – được điều chỉnh bằng những quy định pháp luật khác nhau về hợp đồng. Đến năm 2005 Luật Thương mại và các văn bản pháp luật thương mại sau đó không còn ghi nhận khái niệm hợp đồng kinh tế. Thực tế khi còn các hoạt động trong lĩnh vực thương mại được coi như một loại hành vi dân sự đặc thù thì vẫn có những quy định riêng điều chỉnh các hợp đồng với tư cách là hành vi pháp lý của các hoạt động thương mại.

1.2 Hợp đồng kinh tế (hay hợp đồng kinh doanh, thương mại) là hợp đồng dân sự đặc thù

Khái niệm hợp đồng kinh tế không còn ghi nhận trong các văn bản pháp luật hiện hành và trên thực tế khái niệm này không còn được sử dụng để chỉ các quan hệ hợp đồng trong lĩnh vực thương mại (trước đây gọi là lĩnh vực kinh tế). Nhưng điều đó không có nghĩa là hợp đồng trong lĩnh vực thương mại không còn tồn tại. Bởi lẽ, khi còn các hoạt động trong lĩnh vực thương mại được coi như một loại hành vi dân sự đặc thù thì vẫn có những quy định riêng điều chỉnh các hợp đồng với tư cách là hình thức pháp lý của hợp đồng thương mại. Các hợp đồng này được gọi chung là hợp đồng thương mại hay hợp đồng trong lĩnh vực thương mại.

Có thể nói hợp đồng thương mại là loại hợp đồng dân sự đặc thù, do đó hợp đồng thương mại có những điểm giống hợp đồng dân sự về bản chất, có nghĩa là phản ánh bản chất là sự thỏa thuận, sự thống nhất ý chí của các bên nhằm làm phát sinh, thay đổi và chấm dứt các quyền và nghĩa vụ pháp lý, đều phản ánh các quan hệ tài sản mang tính chất hàng hóa, tiền tệ, đều có chủ thể là pháp nhân, cá nhân.

Hợp đồng kinh doanh, thương mại là hợp đồng giữa các chủ thể là cá nhân hoặc tổ chức kinh tế (tổ chức có đăng ký kinh doanh) với mục đích là lợi nhuận, bao gồm các hợp đồng mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hợp đồng giao dịch các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.

1.3 Đặc điểm riêng của hợp đồng trong lĩnh vực thương mại

– Về chủ thể: Hợp đồng trong lĩnh vực thương mại chủ yếu được thiết lập giữa các chủ thể là thương nhân. Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp và các nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên, có đăng ký kinh doanh. Thương nhân là chủ thể hợp đồng trong lĩnh vực thương mại có thể là thương nhân Việt Nam hoặc có thể là thương nhân nước ngoài (trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế). Ngoài chủ thể là thương nhân, các tổ chức, cá nhân không phải là thương nhân cũng có thể là chủ thẻ hợp đồng trong lĩnh vực thương mại trong những trường hợp cụ thể mà pháp luật quy định.

– Về hình thức: Hợp đồng trong lĩnh vực thương mại có thể được thiết lập bằng hình thức lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể của các bên giao kết. Tuy nhiên do tính chất phức tạp trong hoạt động thương mại và những yêu cầu chặt chẽ trong nội dung hợp đồng mà pháp luật quy định nhiều hợp đồng thương mại cụ thể phải được ký kết dưới hình thức văn bản hoặc bằng hình thức pháp lý khác có giá trị tương đương văn bản.

Về đối tượng hợp đồng: Hợp đồng trong lĩnh vực thương mại có đối tượng là hàng hóa hoặc dịch vụ (công việc). Bên cạnh đó trong lĩnh vực thương mại có một số hợp đồng có đối tượng chưa được biết đến trong hợp đồng dân sự truyền thống, đó là các hợp đồng có tính chất tổ chức như hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC), hợp đồng đầu tư theo hình thức đối tác công tư (hợp đồng PPP)…Đối tượng của các loại hợp đồng này không phải là hàng hóa, dịch vụ mà là một hoạt động mang tính tổ chức để hình thành nên các doanh nghiệp hoặc để thực hiện hoạt động thương mại.

Hiện nay, Hợp đồng trong lĩnh vực thương mại là hợp đồng dân sự đặc thù. Hợp đồng dân sự và Hợp đồng trong lĩnh vực thương mại có mối quan hệ biện chứng với nhau, mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, hợp đồng dân sự là cái chung Hợp đồng trong lĩnh vực thương mại là cái riêng. Những thuộc tính của hợp đồng dân sự được thể hiện cụ thể trong hợp đồng lĩnh vực thương mại, đồng thời trong lĩnh vực thương mại cũng có những đặc thù riêng của nó.

2. Pháp luật điều chỉnh hợp đồng trong lĩnh vực thương mại

2.1 Nội dung của pháp luật điều chỉnh hợp đồng trong lĩnh vực thương mại

Pháp luật điều chỉnh hợp đồng trong lĩnh vực thương mại được hiểu là tổng thể quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng trong lĩnh vực thương mại. Nội dung của pháp luật điều chỉnh hợp đồng trong lĩnh vực thương mại bao gồm:

– Những quy định về bản chất, chủ thể của hợp đồng trong lĩnh vực thương mại;

– Những quy định về giao kết và thực hiện hợp đồng trong lĩn vực thương mại;

– Những quy định về thay đổi, đình chỉ, hủy bỏ hợp đồng trong lĩnh vực thương mại;

– Những quy định về trách nhiệm vật chất (chế tài thương mại) do vi phạm hợp đồng trong lĩnh vực thương mại.

Ngoài ra, còn có những quy định về hợp đồng vô hiệu, về các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng.

Từ 2005 Bộ luật Dân sự mới có hiệu thì nội dung của pháp luật điều chỉnh hợp đồng trong lĩnh vực thương mại được quy định trong một hệ thống văn bản pháp luật thống nhất điều chỉnh quan hệ hợp đồng dân sự. Hiện nay có các văn bản chủ yếu Bộ luật Dân sự 2015, Luật Thương Mại 2005 và các văn bản chuyên ngành như: Luật hàng hải 2015, Luật kinh doanh bảo hiểm…. Bộ luật Dân sự 2015 với 44 Điều trong mục 7 Chương XV đã ghi nhận hầu hết các nội dung của pháp luật về hợp đồng nói chung vsf hợp đồng trong lĩnh vực thương mại nói riêng. Các quy định của Bộ luật Dân sự 2015 trực tiếp điều chỉnh quan hệ hợp đồng trong lĩnh vực thương mại trong trường hợp các văn bản pháp luật chuyên ngành không quy định. Những quy định Bộ luật Dân sự 2015 áp dụng chung cho tất cả các loại hợp đồng, ngoài ra pháp luật về hợp đồng trong lĩnh vực thương mại còn được quy định trong Luật Thương Mại 2005 và các văn bản chuyên ngành. Luật Thương Mại 2005 và các văn bản chuyên ngành không lặp lại những quy định chung về hợp đồng đã được ghi nhận trong Bộ luật Dân sự 2015. Quy định vè tương loại hợp đồng cụ thể trong lĩnh vực thương mại, Luật Thương Mại 2005 và các văn bản chuyên ngành tạp trung quy định về tính chất, chủ thể, hình thức, quyền và nghĩa vụ trong từng quan hệ hợp đồng cụ thể.

2.2 Áp dụng pháp luật về hợp đồng trong lĩnh vực thương mại

Hợp đồng trong lĩnh vực thương mại được điều chỉnh bằng pháp luật về hợp đồng trong lĩnh vực thương mại. Cá quy phạm hợp đồng trong lĩnh vực thương mại có thể thuộc nhiều nguồn pháp luật khác nhau, trong đó cơ bản phải kể đến là các văn bản pháp luật quốc gia, điều ước quốc tế, tập quán thương mại. Vấn đề đặt ra ở đây là việc áp dụng các nguồn luật trên đối với hợp đồng trong lĩnh vuẹc thương mại nói chung cũng như đối với từng hợp đồng cụ thể trong lĩnh vực thương mại.

Ở Việt Nam, việc áp dụng pháp luật vè hợp đồng trong lĩnh vực thương mại dựa trên các nguyên tắc được quy định trong Bộ luật Dân sự 2015, Luật Thương Mại 2005 và các văn bản chuyên ngành. Trong đó, quy định các nguyên tắc về áp dụng Bộ luật Dân sự 2015, Luật Thương Mại 2005 và các văn bản chuyên ngành, áp dụng Điều ước quốc tế, tập quán thương mại, thói quen thương mại.

3. Mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VỆT NAM
Đôc lâp – Tự do – Hanh phúc

HỢP ĐỒNG HỢP TÁC KINH DOANH
Số /HĐHTKD

Hôm nay, ngày… tháng… năm…. tại….. (ghi địa điểm ký kết).

Chúng tôi gồm có:

Bên A

  • Tên cơ quan (doanh nghiệp): ……………………………………………………………………………………….

-Địachỉ: ……………………………………………………………………………………………………………………….

  • Điện thoại:………………………… Tetex:………………………… Fax:…………………………………………..
  • Tài khoản số:…………………….. mở tại ngân hàng:……………………………………………………………
  • Mã số thuế doanh nghiệp:……………………………………………………………………………………………
  • Đại diện…………………………………. Chức vụ: ………………………………………………………………….

Giấy ủy quyền số:…… (nếu đuợc ủy quyền thay Giám đốc ký) ngày… tháng… năm…. do… chức

vụ……. ký).

Bên B: (tương tự Bên A).

Bên C: (tương tự Bên A).

Bên D: (tương tự Bên A).

Các bên thống nhất thỏa thuận nội dung hợp đồng như sau:

Điều ỉ. Nội dung các hoạt động kinh doanh.

(Có thể họp tác trong sản xuất hàng hoá, xây dựng một nhà máy chế biến một hoặc một số loại sản phẩm, tiến hành một hoạt động dịch vụ V….).

Điều 2. Danh mục, số lượng, chất lượng thiết bị, vật tư chủ yếu cần cho hình thành kinh doanh và nguồn cung cấp thiết bị vật tư.

(Có thể lập bảng chiết tính theo các mục trên).

Điều 3. Quy cách, số lượng, chất lượng sản phẩm và thị trường tiêu thụ.

  1. Quy cách sản phẩm:
  • Hình dáng kích thước ………………………………………………………………………………………………..
  • Màu sắc:………………………………………………………………………………………………………………….
  • Bao bì:…………………………………………………………………………………………………………………….

-Ký mã hiệu: …………………………………………………………………………………………………………………

  1. Số lượng sản phẩm:
  • Số lượng sản phẩm trong năm sẽ sản xuất là:…………………………………………………………………..
  • Trong các quý: …………………………………………………………………………………………………………
  • Trong từng tháng của quý:…………………………………………………………………………………………..
  1. Chất lượng sản phẩm:

Sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn chất lượng như sau:…………………………………………………………………

(Dựa theo tiêu chuẩn, theo mẫu, theo hàm lượng chất chủ yếu, theo tài liệu kỹ thuật…).

  1. Thị trường tiêu thụ:
  1. Các thị trường phải cung ứng theo chỉ tiêu pháp lệnh:

-Địa chỉ:……. dự kiến số lượng: ………………………………………………………………………………………..

  1. Các thị trường khác đã có đon đặt hàng:
  • Địa chì…. Dự kiến số lượng…………………………………………………………………………………………
  1. Các thị trường bán lẻ
  • Địa điểm…….. Dự kiến sổ lượng…………………………………………………………………………………..

Điều 4. Nghĩa vụ và quyền lợi của các bên hợp doanh.

  1. Bên A:
  1. Có các nghĩa vụ sau: (theo trách nhiệm đã phân công).
  2. Các quyền lợi:
  1. Bên B: (ghi rõ quyền và nghĩa vụ theo thỏa thuận).
  2. Bên C:……………………………………………………………..

Điều 5. Phương thức xác định kết quả kinh doanh và phân chia kết quả kinh doanh.

  1. Phương thức xác định kết quả kinh doanh
  1. Dựa vào lợi nhuận do bán sản phẩm (hoặc các công trình hoàn thành được bên chủ đầu tư thanh toán).
  2. Dựa vào các nguồn thu nhập khác (nếu có).

(Thu nhập này có thể là lãi, có thể là lỗ).

  1. Phương thức phân chia kết quả kinh doanh.
  1. Các bên được chia lợi nhuận hoặc lỗ và rủi ro theo tỷ lệ tương ứng với phần trách nhiệm trong hợp doanh.
  2. Tỷ lệ phân chia cụ thể được thỏa thuận trên cơ sở phần công việc được giao như sau:
  • Bên A là: ..% lợi nhuận.
  • Bên B là: . % lợi nhuận.
  • Bên c là: .% lợi nhuận.
  • ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
  • ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
  • ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Điều 6. Trách nhiệm của các bên do vi phạm hợp đồng.

  1. Bên nào đã ký hợp đồng mà không thực hiện hoặc đơn phương đình chỉ hợp đồng không có lý do chính đáng thì sẽ bị phạt…% tổng trị giá vốn mà bên đó có trách nhiệm đóng (có thể xác định một khoản tiền cụ thể).
  2. Ngoài tiền phạt vi phạm hợp đồng, bên vi phạm còn phải bồi thường những mất mát, hư hỏng tài sản, phải trả những chi phí để ngăn chặn , hạn chế thiệt hại do vi phạm hợp đồng gậy ra, các khoản tiền phạt do vi phạm họp đồng khác và tiền bồi thường thiệt hại mà các bên bị vi phạm đã phải trả cho bên thứ 3 (ngoài hợp doanh) là hậu quả trực tiếp của vi phạm này gây ra.
  3. Các bên vi phạm nghĩa vụ trách nhiệm đã quy định trong Điều 4 sẽ bị buộc phải thực hiện đầy đủ những quy định đó, nếu cố tình không thực hiện sẽ bị khấu trừ vào lợi nhuận, nếu nghiêm trọng có thể bị khấu trừ cả vào vốn góp (tuỳ theo tính chất mức độ vi phạm cụ thể mà các bên sẽ họp quyết định mức phạt cụ thể vào biên bản).

Điều 7. Thủ tục giải quyết các tranh chấp giữa các bên phát sinh từ việc thực hiện hợp đồng.

  1. Hai bên cần chủ động thông báo cho nhau biết tiến độ thực hiện hợp đồng, nếu có vấn đề bất lợi gì phát sinh, các bên phải kịp thời báo cho nhau biết và chủ động bàn bạc giải quyết trên cơ sở thương lượng đảm bảo hai bên cùng có lợi (có lập biên bản ghi toàn bộ nội dung đó).
  2. Trường hợp có nội dung tranh chấp không tự giải quyết được thì hai bên thống nhất nộp đơn đến Tòa án… để giải quyết.
  3. Các chi phí về kiểm tra, xác minh và án phí Tòa án do bên có lỗi chịu.

Điều 8. Trường hợp cần sửa đổi hoặc chấm dứt họp đồng trước thòi hạn.

  1. Trường hợp cần sửa đổi họp đồng.
  • Khi quyền lợi của một bên nào đó bị thiệt hại do phân chia lợi nhuận không chính xác và không công bằng, cần xác định lại phương thức phân chia lợi nhuận.
  • Phân công nghĩa vụ trách nhiệm chưa sát hợp với khả năng thực tế của một trong các bên.
  • Khi cần thay đổi quy cách, chất lượng cho phù hợp với yêu cầu người tiêu dùng, hoặc thay đổi mẫu mã hàng hoá, thay đổi mặt hàng kinh doanh…
  • Khi cần thay đổi số lượng vốn góp của một trong các bên.
  1. Trường hợp cần chấp dứt họp đồng trước thời hạn.
  • Khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ các hoạt động ghi trong hợp đồng này (do hoạt động trong hợp đồng vi phạm pháp luật).
  • Khi gặp rủi ro (cháy, nổ, lụt…) làm cho một hoặc nhiều bên mất khả năng hoạt động.
  • Khi làm ăn thua lỗ trong … tháng liên tiếp dẫn tới vỡ nợ hoặc mất khả năng thanh toán.
  1. Các bên phải tổ chức họp và lập biên bản thanh lý hợp đồng trước thời hạn, xác định trách nhiệm tiếp theo của các bên sau khi chấm dứt hợp đồng vào biên bản và phải thực hiện triệt để phần trách nhiệm của mình.

Điều 9. Các thỏa thuận khác (nếu có).

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Điều 10. Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng.

Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày…. đến ngày….

Hai bên sẽ tổ chức hợp và lập biên bản thanh lý hợp đồng này sau khi hểt hiệu lực không quá 10 ngày, Bên …. có trách nhiệm tổ chức và chuẩn bị thời gian, địa điểm họp.

Hợp đồng này được làm thành… bản, có giá trị như nhau, mỗi bên giữ…. bản. Gửi cơ quan…. bản.

Đại diện Bên A

Chức vụ
(Ký tên, đóng dấu)

Đại diện Bên B

Chức vụ
(Ký tên, đóng dấu)

Đại diện Bên C

Chức vụ
(Ký tên, đóng dấu)

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự – Công ty luật LVN Group