1. Khái quát Hiệp định về Trợ cấp và các Biện pháp đối kháng

Theo những quy tắc GATT về trợ cấp quy định trong điều XVI được làm rõ và nêu chi tiết tại Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng (SCM) và Hiệp định nông nghiệp. Hay nói rộng ra, các điều khoản của Hiệp định SCM áp dụng cho các sản phẩm côngnghiệp; còn các điều khoản của Hiệp định nông nghiệp áp dụng cho các sản phẩm nông nghiệp. Theo Hiệp định SCM thừa nhận rằng chính phủ dung các khoản trợ cấp để đạt những mục đíchchính sách khác nhau. Tuy nhiên, Hiệp định hạn chế quyển của chính phủ trợ cấptác động bóp méo thương mại. Những quy tắc của Hiệp định là phức tạp.

Hiệp định phân chia trợ cấp thành trợ cấp bị cấm và trợ cấp được chấp nhận. Trợ cấp bị cấm bao gồm cả trợ cấp xuất khẩu.Trước đây, quy tắc chống việc sử dụng trợ cấp xuất khẩu đối với các sản phẩm công nghiệp chỉ áp dụng ở những nước phát triển; nay Hiệp định mở rộng quy tắc này sang các nước đang phát triển.

Các nước đang phát triển có thời kỳ quá độ 8 năm để chuyển thực hành trợ cấp cho phù hợp với nguyên tắc. Trong thời kỳ này, các nước này không được tăng mức trợ cấp xuất khẩu.Quy tắc nói trên chống dung trợ cấp xuất khẩu không áp dụng cho những nước chậm phát triển và đang phát triển có mức GNP tính theo đầu người thấp hơn 1000 USD.

Mọi khỏan trợ cấp không bị cấm coi là được chấp nhận. Các khoản trợ cấp được chấp nhận chia làm hai loại: Trợ cấp có thể khiếu kiện và trợ cấp không thể khiếu kiện. Hiệp định nêu ra hai hình thức chế tài khi trợ cấp của chính phủ gây ra “những tác độngxấu” tới lợi ích thương mại của những nước khác.

Khi những tác động xấu đó gây tổn hại vật chất đối với ngành sản xuất trong nước của nước nhập khẩu, Hiệp định cho phép nước này đánh thuế đối kháng để cân bằng trợ cấp. Các khoản thuế như vậy chỉ được áp dụng sau khi điều tra kỹ lưỡng, các cơ quan có thẩm quyền điều tra thỏa mãn rằng có mối liên hệ nhân quả giữa nhập khẩuđược trợ cấp với thiệt hại vật chất cho ngành sản xuất liên quan. Hơn nữa, những cuộc điều tra như vậy thông thường chỉ được khởi sự trên cơ sở ngành sản xuất bị tác động kiến nghị rằng việc nhập khẩu đang gây thiệt hại cho họ. Lần lượt như vậy, cả trường hợp khi có những thiệt hại nghiêm trọng đối với ngành sản xuất trong nước lẫn cả trường hợp có những tác động ngược lại khác, nước nhập khẩu có thể đưa vấn đề ra trước Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) để đảm bảo nước áp dụng trợ cấp rút bỏ hoặc điều chỉnh tác động đang gây ra.

Chính phủ áp dụng trợ cấp nhằm đạt những mục tiêu chính sách khác nhau. Vì vậy, có thể sẵn sang thực hiện trợ cấp để thúc đẩy sự phát triển những ngành sản xuất mới;để khuyến khích đầu tư và thiết lập các ngành công nghiệp trong những vùng lạc hậu trong nước; để hỗ trợ các ngành sản xuất phát triển xuất khẩu; để cải thiện cơ sở hạ tầng sản xuất nông nghiệp và bảo đảm thu nhập hợp lý cho nông dân. Những quy tắc GATT chi phối sử dụng trợ cấp là phức tạp, đối với nông sản thường khác với công nghệ phẩm. Những điều khoản chủ yếu của GATT về trợ cấp được nêu chitiết trong Hiệp định trợ cấp và các biện pháp đối kháng (SCM), và trong Hiệp định nông nghiệp. Trừ một vài ngoại lê, những điều khoản của Hiệp định SCM áp dụng cho công nghệ phẩm; những điều khoản của Hiệp định nông nghiệp chi phối nông phẩm. Những quy tắc của Hiệp định SCM đựơc mô tả trong chương này, còn chương 15 dành cho nông nghiệp.

 

2. TRợ cấp là gì? Trợ cấp có bị cấm không? 

Trong WTO, trợ cấp được hiểu là bất kỳ hỗ trợ tài chính nào của Nhà nước hoặc một tổ chức công (trung ương hoặc địa phương) dưới một trong các hình thức sau mang lại lợi ích cho doanh nghiệp/ngành sản xuất:

– Hỗ trợ trực tiếp bằng tiền chuyển ngay (ví dụ cấp vốn, cho vay, góp cổ phần) hoặc hứa chuyển (ví dụ bảo lãnh cho các khoản vay);

– Miễn hoặc cho qua những khoản thu lẽ ra phải đóng (ví dụ ưu đãi thuế, tín dụng);

– Mua hàng, cung cấp các dịch vụ hoặc hàng hoá (trừ cơ sở hạ tầng chung);

– Thanh toán tiền cho một nhà tài trợ hoặc giao cho một đơn vị tư nhân tiến hành các hoạt động (i), (ii), (iii) nêu trên theo cách thức mà Chính phủ vẫn làm.

Các khoản hỗ trợ này được hiểu là mang lại lợi ích cho đối tượng được hưởng hỗ trợ nếu nó được thực hiện theo cách mà một nhà đầu tư tư nhân, một ngân hàng thương mại…bình thường sẽ không khi nào làm như vậy (vì đi ngược lại những tính toán thương mại thông thường).

Theo WTO, các chính phủ được phép trợ cấp, nhưng chỉ trong các giới hạn và điều kiện nhất định.
WTO có 02 hệ thống quy định riêng về trợ cấp, áp dụng cho 02 nhóm sản phẩm:

– Đối với hàng công nghiệp: Các loại trợ cấp, các quy tắc và điều kiện cho từng loại cùng với các biện pháp xử lý nếu có vi phạm hoặc trợ cấp gây thiệt hại được quy định trong Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng (Agreement on Subsidies and Countervailing Measures – Hiệp định SCM);

– Đối với hàng nông sản: Tuân thủ Hiệp định Nông nghiệp của WTO (Xem phần về Hiệp định Nông nghiệp).

 

3. Biện pháp tạm thời trong Hiệp định về Trợ cấp và các Biện pháp đối kháng

Cơ sở pháp lý: Điều 17 Hiệp định về Trợ cấp và các Biện pháp đối kháng, theo đó;

Các biện pháp tạm thời chỉ được áp dụng khi:

(a) việc điều tra được bắt đầu tiến hành phù hợp với các quy định của Điều 11, đã có thông báo công khai về việc điều tra này và các Thành viên và các bên quan tâm đã được tạo cơ hội thích đáng dể cung cấp thông tin và  nhận xét;

(b) đã  xác định sơ bộ rằng có tồn tại trợ cấp và việc nhập khẩu được trợ cấp đã gây tổn hại cho ngành sản xuất trong nước; và

(c) Cơ quan có thẩm quyền liên quan cho rằng các biện pháp đó là cần thiết để ngăn chặn thiệt hại xảy ra trong quá trình điều tra.

Các biện pháp tạm thời có thể dưới hình thức thuế đối kháng tạm thời được bảo đảm bằng việc đặt cọc tiền tương đương  với giá trị trợ cấp được tạm tính.

Các biện pháp tạm thời không được áp dụng trước quá 60 ngày, kể từ ngày bắt đầu điều tra.

Các biện pháp tạm thời chỉ được giới hạn trong thời gian ngắn nhất có thể, không vượt quá bốn tháng.

Các quy định có liên quan tại Điều 19 phải được tuân thủ trong quá trình áp dụng các biện pháp tạm thời.

 

4. Xác định mức thuế đối kháng cho nhà xuất khẩu

Về nguyên tắc, mức thuế đối kháng được tính riêng cho từng nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài và không cao hơn biên độ trợ cấp xác định cho họ;

Trường hợp các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài không được lựa chọn để tham gia cuộc điều tra nhưng vẫn hợp tác với cơ quan điều tra thì mức thuế đối kháng áp dụng cho họ không cao hơn biên độ trợ cấp trung bình của tất cả các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài được lựa chọn điều tra;

Trường hợp các nhà sản xuất, xuất khẩu không hợp tác, gian lận trong quá trình điều tra thì sẽ phải chịu mức thuế cao mang tính trừng phạt.

 

5. Áp dụng thuế đối kháng 

– Về việc rà soát lại mức thuế: Sau khi áp thuế một thời gian (thường là theo từng năm) cơ quan có thẩm quyền sẽ điều tra lại để xem xét tăng, giảm mức thuế hoặc chấm dứt việc áp thuế đối kháng nếu có yêu cầu;

– Về thời hạn áp thuế: Việc áp thuế đối kháng không được kéo dài quá 5 năm kể từ ngày có Quyết định áp thuế hoặc kể từ ngày tiến hành rà soát lại trừ khi cơ quan có thẩm quyền thấy rằng việc chấm dứt áp thuế sẽ dẫn tới việc tái trợ cấp hoặc gây thiệt hại;

– Về hiệu lực của việc áp thuế: Quyết định áp thuế chỉ có hiệu lực đối với hàng hoá liên quan nhập khẩu sau thời điểm ban hành Quyết định; việc áp dụng hồi tố (áp dụng cho những lô hàng nhập khẩu trước thời điểm ban hành Quyết định) chỉ được thực hiện nếu thiệt hại gây ra cho ngành sản xuất nội địa là thiệt hại thực tế.

 

6. Áp và thu thuế đối kháng theo Hiệp định về Trợ cấp và các Biện pháp đối kháng

Cơ sở pháp lý: Điều 19 Hiệp định về Trợ cấp và các Biện pháp đối kháng

– Nếu, sau khi đã cố gắng hợp lý để hoàn thành việc tham vấn, một Thành viên xác định chắc chắn rằng có trợ cấp và mức trợ cấp, và rằng thông qua trợ cấp, hàng nhập khẩu được trợ cấp đã gây ra tổn hại, thì Thành viên đó có thể đánh thuế đối kháng theo quy định của Điều  này, trừ khi việc trợ cấp được rút bỏ.

–  Khi mọi yêu cầu để có thể áp dụng thuế đối kháng đã được thoả mãn, thì quyết định có đánh thuế đối kháng hay không và số tiền thuế đối kháng sẽ thu  phải bằng mức trợ cấp hay thấp hơn mức trợ cấp,  do cơ quan có thẩm quyền của Thành viên nhập khẩu đưa ra. Các Thành viên mong muốn rằng việc đánh thuế đối kháng trên lãnh thổ của tất cả các Thành viên sẽ không cứng nhắc và rằng mức thuế đối kháng nên thấp hơn tổng mức trợ cấp, nếu mức thuế đối kháng thấp hơn này là đủ để khắc phục thiệt hại với ngành sản xuất trong nước, và mong muốn rằng thủ tục lập ra cho phép các cơ quan có thẩm quyền tính toán đầy đủ đến và thể hiện được tính đại diện quyền lợi của mọi bên trong nước liên quan mà quyền lợi của họ có thể bị tổn hại do việc áp dụng thuế đối kháng.

– Khi thuế đối kháng được áp dụng đối với bất kỳ sản phẩm nào, thuế đối kháng phải được đánh, với mức thuế phù hợp với từng trường hợp, trên cơ sở không phân biệt đối xử với sản phẩm nhập khẩu từ mọi nguồn đã kết luận là có trợ cấp và gây ra thiệt hại, trừ hàng nhập khẩu từ những nguồn đã từ bỏ việc áp dụng trợ cấp hay từ những nguồn đã có cam kết theo quy định của Hiệp định này và đã được chấp nhận. Bất kỳ nhà xuất khẩu nào có hàng xuất khẩu phải chính thức chịu thuế đối kháng nhưng chưa bị điều tra với lý do không phải là từ chối hợp tác trong điều tra, sẽ có quyền yêu cầu được tiến hành xem xét lại khẩn trương để cơ quan có thẩm quyền đang điều tra xác định ngay một mức thuế suất đối kháng cụ thể áp dụng đối với nhà xuất khẩu đó.

– Không đánh thuế đối kháng đối với hàng nhập khẩu vượt quá số tiền trợ cấp đã được kết luận là có tồn tại, tính theo đơn vị của sản phẩm được trợ cấp và xuất khẩu.

 

Trên đây là nội dung Luật LVN Group sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng!

Luật LVN Group (Sưu tầm và biên tập).