1. Tranh chấp dân sự là gì?

Hiện nay, pháp luật chưa có một khái niệm rõ ràng về tranh chấp dân sự. Tranh chấp dân sự được hiểu là những tranh chấp xảy ra giữa các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự về các quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản được pháp luật bảo vệ.

Các loại tranh chấp dân sự phổ biến hiện nay là: tranh chấp về quyền sở hữu tài sản, tranh chấp về hợp đồng dân sự, tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, các vấn đề về ly hôn,…

Khi phát sinh vấn đề cần giải quyết tranh chấp dân sự, các bên đều mong muốn tìm được biện pháp giải quyết tranh chấp, đảm bảo tốt nhất quyền lợi của mình, ít tốn kém thời gian và tiền bạc. Vì vậy, lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp là vô cùng quan trọng. Hiện nay, phương thức giải quyết tranh chấp dân sự: thương lượng, hòa giải, khởi kiện.

2. Phân loại thẩm quyền của Tòa án

2.1. Thẩm quyền của Tòa án theo loại việc

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo loại việc là tổng hợp các loại vụ việc về dân sự mà Tòa án có thẩm quyền thụ lý và giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự (TTDS). Thẩm quyền về loại việc của Tòa án sẽ phân định với những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan khác.

Bộ luật Tố tụng Dân sự (BLTTDS) năm 2015 được xây dựng dựa trên Hiến pháp năm 2013 và theo đó nguyên tắc quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể được ghi nhận tại Điều 4 BLTTDS năm 2015. Đáng chú ý là sự bổ sung khoản 2 Điều luật này: “Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng”, đây có thể nói là sự thay đổi quan trọng nhất của BLTTDS năm 2015 so với BLTTDS năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011) nhằm đảm bảo quyền con người, quyền công dân, quyền tiếp cận công lý của người dân được thực hiện.

2.2. Thẩm quyền của Tòa án theo cấp

Theo quy định của Luật Tổ chức Tòa án năm 2014 quy định về hệ thống tổ chức Tòa án thì TAND cấp huyện và TAND cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử sơ thẩm đối với các VADS. Do vậy, việc xác định đúng thẩm quyền của Tòa án theo cấp chỉnh là việc xác định xem đối với một VADS cụ thể TAND cấp huyện hay TAND cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền giải quyết. Việc xác định thẩm quyền của Tòa án theo cấp được quy định tại Điều 35, 37 BLTTDS năm 2015 dựa trên tính chất phức tạp của từng loại vụ việc, dựa vào điều kiện cơ sở vật chất, trình độ chuyên môn nghiệp vụ thực tế của đội ngũ cán bộ Tòa án.

2.3. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ và theo sự lựa chọn của các bên đương sự

Về nguyên tắc việc phân định thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ phải được tiến hành dựa trên cơ sở bảo đảm việc giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án được nhanh chóng, đúng đắn, bảo đảm việc bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự nhưng vẫn đảm bảo Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án thuận lợi nhất cho việc tham gia tố tụng của đương sự, là Tòa án có điều kiện thuận lợi nhất để giải quyết vụ án. Về căn bản các quy định về thẩm quyền theo lãnh thổ tại Điều 39 và Điều 40 BLTTDS năm 2015 đã kế thừa các quy định của BLTTDS trước đây.

3. Các loại việc thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện

3.1. Thẩm quyền Tòa án nhân dân cấp huyện chưa được tăng thẩm quyền

Theo Nghị quyết số 32/2004/QH11 ngày 15-6-2004 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật tố tụng dân sự thì kể từ ngày Bộ luật tố tụng dân sự có hiệu lực, những Tòa án nhân dân cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có đủ điều kiện thực hiện thì giao giải quyết vụ việc dân sự quy định tại Điều 37 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành; những Tòa án nhân dân cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh chưa đủ điểu kiện thì tiếp tục thực hiện thẩm quyền xét xử sơ thẩm quy định tại khoản 1 Điều 11 của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự. Căn cứ vào Nghị quyết số 32/2004/QH11 nói trên thì các Tòa án nhân dân cấp huyện chưa được tăng thẩm quyền, chỉ có thẩm quyền giải quyết các loại việc sau đây:

– Các tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình:

Các tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình được quy định tại khoản 2, 3, 5, 6, 9, 10, 14 Điều 26 và các tranh chấp được quy định ở Điểu 28 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành.

– Các yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình:

Các yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình được quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5, 9 và 11 Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành là thuộc thẩm quyền các Tòa án nhân dân cấp huyện. Tuy nhiên, nếu các vụ việc nói trên mà các đương sự là người nước ngoài hoặc là người Việt Nam ỏ nước ngoài thì cũng không thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện – chưa được tăng thẩm quyền.

3.2. Các loại việc thuộc thẩm quyền Tòa án nhân dân cấp huyện đã được tăng thẩm quyền

Theo quy định tại Điều 37 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành, Tòa án nhân dân cấp huyện được tăng thẩm quyền có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm hầu hết các vụ việc vể dân sự.

– Các tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình:

Tất cả các tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình được quy định tại Điều 26, 28 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành đều thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện.

– Các yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình:

Các yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình được quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 và 10 Điều 27, khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 11 Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành đều thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện.

Như vậy, đối với các vụ việc về dân sự, hôn nhân và gia đình hầu hết đều thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện.

Sau một thời gian thực hiện Bộ luật tố tụng dân sự, đến nay tất cả các Tòa án nhân dân cấp huyện đều đã được tăng thẩm quyền.

4. Những vụ việc về dân sự, hôn nhân và gia đình không thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện

4.1. Loại việc thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh đó là:

– Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyêt định về dân sự, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định về dân sự, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án nước ngoài mà không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam (khoản 5 Điều 27 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành).

– Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Tòa án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Tòa án nước ngoài mà không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam (khoản 9 Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành).

4.2. Những loại việc có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyên của Tòa án cấp tỉnh

– Có đường sự ở nước ngoài:

Trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 tại Điểu 122 có đưa ra thuật ngữ: quan hệ hôn nhân và gia đình “có yếu tố nước ngoài”, trong khoản 2 Điều 663 Bộ luật dân sự năm 2015 cũng có thuật ngữ: quan hệ dân sự “có yếu tố nước ngoài”, Bộ luật tố tụng dân sự có thuật ngữ có đương sự hoặc tài sản “ở nước ngoài”, đây là những thuật ngữ mà nội dung của nó có hên quan đến nhau. Để nắm được và xác định chính xác các quy định của pháp luật về thẩm quyền thì cần phải hiểu được nội dung các thuật ngữ nói trên.

Nội dung của quy định đương sự là “người nước ngoài” trong Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự 1989 bao gồm:

+ Một bên hoặc cả hai bên là người nước ngoài, người không quốc tịch nhưng khi tòa án thụ lý, giải quyết vụ án thì họ đang sinh sông ỏ Việt Nam hoặc có thể một trong hai bên là người đang sinh sông ỏ nước ngoài.

+ Tổ chức nưóc ngoài, tổ chức quốc tế có trụ sở, văn phòng, chi nhánh tại Việt Nam.

Quan hệ hôn nhân và gia đình “có yếu tố nước ngoài” là mối quan hệ:

+ Giữa công dân Việt Nam và người nưóc ngoài.

+ Giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam.

+ Giữa công dân Việt Nam với nhau mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nưổc ngoài.

Quan hệ dân sự “có yếu tố nước ngoài” là quan hệ dân sự có ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định ỏ nước ngoài hoặc việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.

Thuật ngữ “đương sự ở nước ngoài” được quy định tại khoản 3 Điều 37 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành và được Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03-12-2012 hướng dẫn như sau:

1. Đương sự ở nước ngoài bao gồm:

a) Đương sự là người nước ngoài không định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt Nam có mặt hoặc không có mặt tại Việt Nam vào thòi điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự;

b) Đương sự là người Việt Nam định cư, làm ăn, học tập, công tác ở nước ngoài có mặt hoặc không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự;

c) Đương sự là người nước ngoài định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt Nam nhưng không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự;

d) Đương sự là người Việt Nam định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt Nam nhưng không có mặt tại Việt Nam vào thòi điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự;.

đ) Cơ quan, tổ chức không phân biệt là cơ quan, tổ chức nước ngoài hay cơ quan, tổ chức Việt Nam mà không có trụ sỏ, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam vàò thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự.

2. Đối với yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha, mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ỏ khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam, thì theo quy định tại khoản 3 Điều 102 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 là thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi cư trú của công dân Việt Nam”.

Nghị quyết cua Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao không đề cập đến người không có quốc tịch (không có quốc tịch Việt Nam và cũng không có quốc tịch bất cứ nưởc nào), nhưng theo tác giả thì người không quốc tịch cũng phải coi họ là người nước ngoài, và việc xác định thẩm quyển của Tòa án cũng theo hướng dẫn về đương sự ở nước ngoài theo nội dung nói trên của Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP.

Các vụ việc, dân sự thuộc trường hợp nói trên đều thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

Như vậy, thuật ngữ đương sự “ở nước ngoài” quy định tại khoản 3 Điều 37 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành được Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31-3-2005 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao giải thích rất chặt chẽ, và có nội hàm hẹp hơn so với thuật ngữ quan hệ dân sự, quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài. Các vụ việc dân sự mà có đương sự ỏ nước ngoài là thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

5. Một số lưu ý:

– ở thời điểm thụ lý mà các đương sự là cá nhân nước ngoài đang định cư, làm ăn, học tập, công tác ỏ Việt Nam; các cơ quan, tổ chức nước ngoài có trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam, các đương sự này đều có mặt tại Việt Nam ỏ thời điểm thụ lý thì dù sau khi thụ lý có đương sự ra nước ngoài thì vụ việc dân sự đó vẫn thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện, và nếu vụ việc dân sự đó phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan lãnh sự của Việt Nam ỏ nước ngoài, cho Tòa án nước ngoài hoặc không cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án nước ngoài thì Tòa án cấp huyện đã thụ lý vẫn tiếp tục giải quyết không phải chuyển vụ việc dân sự cho Tòa án cấp tỉnh giải quyết (xem khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 7 Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03-12-2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tôì cao).

Ví dụ 1: A là công dân Pháp đang sinh sống làm ăn tại Việt Nam xin ly hôn với chị B là người Việt Nam đang ở Việt Nam, nếu theo Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989 trước đây thì vụ án thuộc thẩm quyển của Tòa án cấp tỉnh, nay theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự và Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03-12-2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp huyện.

Ví dụ 2: Anh H và anh Q đều là công dân nước ngoài tranh chấp với nhau về hợp đồng mua bán nhà, khi thụ lý vụ án cả hai đương sự đang làm ăn, sinh sống ở Việt Nam. Sau khi thụ lý Tòa án đã thu thập đủ chứng cứ thì anh B ra nước ngoài; nếu theo Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989 trước đây thì vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, theo Bộ luật tố tụng dân sự và Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03-12-2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì vụ án thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân cấp huyện giải quyết, không phảỉ chuyển vụ án cho Tòa án cấp tỉnh.

Ví dụ 3: Anh M là người Việt Nam tranh chấp với anh K là công dân Đức đang sinh sống ỏ Việt Nam về hợp đồng mua bán xeô tô. Khi thụ lý vụ án cả hai dượng sự đều ỏ Việt Nam, nên vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện, Sau khi thụ lý, anh K về nước, nên cần phải ủy thác tư pháp để lấy lời khai, và yêu cầu anh K cung cấp chứng cứ. Trong trường hợp này nếu cặn cứ Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989 đã hết hiệu lực thì vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, theo Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành thì Tòa án nhân dân cấp huyện đã thụ lý vụ việc đó vẫn tiếp tục giải quyết theo thẩm quyền.

Đốỉ vổi vụ việc dân sự thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 37 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành và hướng dẫn tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 7 Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP và được Tòa án nhân dân cấp tỉnh thụ lý, giải quyết đúng thẩm quyền, nếu trong quá trình giải quyết có sự thay đổi không còn đương sự ỏ nước ngoài thì theo Điểu 471 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành Tòa án nhân dân cấp tỉnh đã thụ lý tiếp tục giải quyết vụ việc dân sự đó.

Đối với yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha, mẹ và con, về nhận cha mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu . vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới vôi Việt Nam. Thì theo quy định tại khoản 3 Điều 123 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 là thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi cư trú của công dân Việt Nam.

5.1. Tài sản ở nước ngoài:

Theo quy định tại Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03-12-2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì: tài sản ở nước ngoài là tài sản được xác định theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 ở ngoài biên giới lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tại thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự.

Theo quy định tại Điều 172 Bộ luật dân sự năm 1995 thì: “tài sản bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản”.

Theo quy định tại Điều 105 Bộ luật dân sự năm 2015 thì:

“tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản.”

Như vậy, nếu như ở thời điểm thụ lý mà tài sản phải xem xét giải quyết theo yêu cầu của đương sự đang ở nước ngoài thì không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện. Tuy nhiên, nếu như khi Tòa án thụ lý vụ việc dân sự tài sản đó vẫn ở trong lãnh thổ Việt Nam, nhưng sau khi thụ lý tài sản đó mới ỏ nước ngoài thì vụ việc dân sự đó vẫn thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp huyện.

Ví dụ: A vạ B là công dân Việt Nam tranh chấp với nhau chiếc xe ô tô, khi Tòa án thụ lý chiếc xe vẫn ỏ trong nước, sau khi thụ lý thì B đã đưa xe ra ngoài lãnh thổ Việt Nam, vụ án đó vẫn thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp huyện.

Đối với trường hợp vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh và đã được Tòa án nhân dân cấp tỉnh thụ lý, giải quyết đúng thẩm quyền, nếu trong quá trình giải quyết có sự thay đổi không còn tài sản ở nước ngoài thì theo quy định tại Điều 412 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành, Tòa án nhân dân cấp tỉnh đã thụ lý tiếp tục giải quyết vụ việc dân sự đó.

5.2. Cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án nước ngoài:

Cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài là trường hợp trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự cần phải tiến hành một hoặc một số hoạt động tố tụng dân sự ở nước ngoài mà Tòa án Việt Nam không thể thực hiện được, cần phải yêu cầu cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài thực hiện hoặc đề nghị Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.

Theo quy định tại điểm a và b khoản 5 Điều 7 Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03-12-2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì khi thụ lý vụ việc thuộc thẩm quyền Tòa án nhân dân cấp huyện thì dù trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự phải ủy thác tư pháp cũng sẽ không làm thay đổi thẩm quyền. Điều đó có nghĩa là Tòa án cấp huyện có thẩm quyền đã thụ lý giải quyết thì tiếp tục giải quyết.

Đốì với vụ việc dân sự theo quy định tại khoản 3 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành đã được Tòa án nhân dân cấp tỉnh thụ lý, giải quyết đúng thẩm quyền, nêu trong quá trình giải quyết có sự thay đổi không cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài thì theo quy định tại Điều phố Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành, Tòa án nhân dân cấp tỉnh đã thụ lý thì tiếp tục giải quyết vụ việc dân sự đó.