Trong đó, từ Thương hiệu được dùng khá phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng nhưng lại chưa được định danh trong các văn bản Pháp luật về Sở hữu trí tuệ (SHTT). Phải hiểu khái niệm, ý nghĩa và dùng từ “thương hiệu” như thế nào cho đúng”? trước hết chúng ta phải hiểu những khái niệm đã ghi trong luật pháp về NHHH, TTM, TGXXHH và NHH.
1. NHHH (Theo qui định tại điều 785, Bộ luật Dân sự): NHHH là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa và dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. NHHH có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp giữa các yếu tố đó bằng một hay nhiều màu sắc xen lẫn. Ví dụ: NHHH “Honda”, NHHH “hình cánh chim” của hãng sản xuất xe máy Honda.
Đặc trưng cơ bản của NHHH là những dấu hiệu dùng để phân biệt. Mỗi Doanh nghiệp (DN) có thể có nhiều NHHH. Doanh nghiệp muốn Nhà nước bảo hộ NHHH của mình, chủ DN phải nộp đơn đăng ký tại cơ quan Quản lý Nhà nước là Cục SHTT. Đối với DN xuất khẩu còn phải đăng ký bảo hộ tại cơ quan bảo hộ của nước nhập khẩu hàng hoá của mình. Tất nhiên NHHH đó không được trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với các NHHH cùng loại đã được đăng ký bảo hộ trước đó, đồng thời những dấu hiệu của hàng hóa đó không vi phạm thuần phong mỹ tục hay những dấu hiệu không được nhà nước bảo hộ với danh nghĩa là NHHH theo luật NHHH.
Luật sư tư vấn bảo hộ độc quyền nhãn hiệu tại Việt Nam1900.0191
2.NHH: Theo quyết định số 178/1999/QÐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thì NHH là bản viết, bản in, hình ảnh, hình vẽ, dấu hiệu được in chìm, in nổi trực tiếp hoặc được dán, đính, cài chắc chắn trên hàng hóa hoặc bao bì thể hiện các thông tin cần thiết, chủ yếu về hàng hóa đó. Theo qui định này, các thông tin bắt buộc phải ghi trên NHH gồm: Tên hàng hóa; tên và địa chỉ của thương nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; định lượng hàng hóa; thành phần cấu tạo; chỉ tiêu chất lượng chủ yếu; ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản; hướng dẫn sử dụng và bảo quản; xuất xứ hàng hóa. Như vậy, NHH là những thông tin cần thiết, bắt buộc phải ghi hoặc kèm theo hàng hóa đó. Nhà nước không bảo hộ NHH.
3.TTM: là tên dùng để giao dịch của DN với các DN khác trong hoạt động thương mại hoặc với các cơ quan Quản lý Nhà nước. Nó bao gồm 2 phần: Phần 1 là cụm từ dùng để mô tả loại hình hoạt động của DN; Phần 2 là cụm từ để phân biệt DN này với DN khác. Mỗi DN chỉ có một tên thương mại trong giao dịch với đối tác, ví dụ: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (tên giao dịch trong nước); tên đối ngoại: Vietcombank; tên viết tắt: VCB. Có khi DN chỉ dùng một phần tên phân biệt trong TTM của mình làm NHHH, ví dụ: Công ty Cổ phần bánh ngọt Kinh Ðô, cụm từ “Kinh Ðô” được lấy làm NHHH độc quyền mà chúng ta đều biết đó là 1 thương hiệu nổi tiếng. Tên phân biệt của DN, chính là tên của địa phương như: Công ty xi măng Bỉm Sơn – ở thị xă Bỉm Sơn. Chủ DN phải xin đăng ký tên thương mại của mình với phòng ÐKKD thuộc sở Kế hoạch và Ðầu tư hoặc phòng ÐKKD thuộc UBND cấp huyện. Tên DN không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên DN khác đã đăng ký kinh doanh trước; Không vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc quy định tại điều 24 Luật Doanh nghiệp.
Qua những khái niệm phân biệt trên, từ “Thương hiệu” chỉ xuất phát khi nó hội đủ các mắt xích liên kết bao gồm NHHH độc quyền, TTM, NHH và những yếu tố khác như hình thức tuyên truyền, quảng cáo… Thương hiệu là một trong những chiến lược mà bất cứ DN nào cũng muốn vươn tới, một khi DN đạt được thì luôn có những chính sách ưu tiên hàng đầu nhằm để xây dựng, bảo vệ bằng các hình thức quảng bá thương hiệu, cũng là mục đích để đưa vào tiềm thức của người tiêu dùng như: Thương hiệu xe máy Honda, cà phê Trung Nguyên, may Việt Tiến vv. Các thương hiệu này khi được nhắc đến không chỉ có DN hoạt động trong lĩnh vực của họ mà hầu như người tiêu dùng đều biết và nhận thức được chất lượng, giá cả như thế nào. Thương hiệu cũng có thể mang TGXXHH là tên của nước, địa phương hay một làng nghề truyền thống, trong đó nó bao gồm nhiều DN, ví dụ: Nước mắm Phú Quốc, Chè San tuyết Mộc Châu.
Trong kinh doanh, việc tối kỵ nhất là hạ thấp đối thủ bằng các hình thức cạnh tranh không lành mạnh như bêu xấu đối phương, nhất là đụng chạm vào thương hiệu của họ.
Tóm lại, còn rất nhiều người nhầm lẫn khi nói đến thương hiệu, nên chăng cần phải đưa khái niệm “Thương hiệu” vào các Văn bản Pháp luật để giúp DN định hướng được khi xác lập quyền cũng như xác định chính xác thuật ngữ để quảng bá trên các phương tiện thông tin.
Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền.
Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:
CÔNG TY LUẬT TNHH LVN GROUP
Điện thoại yêu cầu dịch vụ Luật sư của LVN Group tư vấn luật Sở hữu trí tuệ, gọi: 1900.0191
Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: [email protected]
Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý khách hàng!
Trân trọng./.
Bộ phận Luật sư của LVN Group Sở hữu Trí tuệ – Công ty luật LVN Group