1. Mở đầu vấn đề về Công ước Pari 1883

Công ước Pari áp dụng cho những phát minh, thương hiệu, nhãn hiệu dịch vụ, thiết kế công nghiệp, hình mẫu công ích, tên thương mại, những chỉ dẫn địa lý và việc xoâ bỏ cạnh tranh không lành mạnh.

Có ba phạm trù về các điều khoản quan trọng: đối xử quốc gia, quyền về câc qui tắc ưu tiên và càc qui tắc chung, cốt lõi của quyền về câc qui tắc ưu tiên dựa trên cơ sở nộp đơn lần đầu tại một Nhà nước Thành viên, người nộp đơn trong thòi kỳ nhất định (12 tháng cho bằng sáng chế và hình mẫu công ích, 6 tháng cho thương hiệu và thiết kế công nghiệp) có thể xin bảo hộ tại bất cứ Nhà nước Thành viên khác, có cùng một hiệu lực như ngày của đơn đã nộp lần đầu. Các qui tắc chung được đề ra như nhũng tiêu chuẩn tối thiểu cho mỗi một quyền sở hữu trí tuệ mà các bên ký kết phải thực hiện.

 

2. Cấu trúc, nội dung Công ước Paris

Công ước Paris 1883 về bảo hộ sở hữu công nghiệp là một trong những công ước quốc tế đầu tiên và quan trọng nhất về sở hữu công nghiệp. Công ước này lần đầu tiên được nhắc đến năm 1880 tại một hội nghị ngoại giao được tổ chức tại Paris, sau đó chính thức được ký kết vào ngày 20/3/1883 tại Paris, Pháp với sự tham gia ban đầu của 11 nước thành viên (Bỉ, Brazil, Pháp, Guatemala, Ý, Hà Lan, Bồ Đào Nha, El Salvador, Serbia, Tây Ban Nha và Thụy Sĩ).

Từ thời điểm ký kết đến nay, công ước Paris đã trải qua nhiều lần sửa đổi tại các hội nghị quốc tế như hội nghị tại Brussels, Bỉ (1900); tại Washington, Mỹ (1911); tại Lahay, Hà Lan (1925); tại London, Anh (1934); tại Lisbon, Bồ Đào Nha (1958); tại Stockholm, Thụy Điển (1967); và được tổng sửa đổi vào ngày 28 tháng 9 năm 1979.

Mục đích của công ước Paris là thành lập thành một liên minh quốc tế về bảo hộ sở hữu công nghiệp, xây dựng các quy định khung có lợi cho việc đăng ký bảo hộ các đối tượng thuộc sở hữu trí tuệ của công dân nước này đối với công dân nước khác thuộc thành viên công ước.

Công ước Paris gồm có 30 điều, đề cập đến 4 vấn đề lớn, đó là:

– Nguyên tắc đối xử quốc gia;

– Quyền ưu tiên;

– Một số nguyên tắc chung đối với hệ thống bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp mà các nước thành viên phải tuân thủ;

– Các quy định về hành chính phục vụ cho việc thi hành Công ước.

Trong đó, nhãn hiệu hàng hóa được quy định tại Điều 6, Điều 6bis, Điều 6ter, Điều 6quarter, Điều 6quinquies, Điều 6sexies, Điều 6septies, Điều 7, Điều 7bis.

Công ước Paris 1883 đã đặt nền tảng cho sự ra đời của các điều ước quốc tế điều chỉnh việc bảo hộ đối với từng đối tượng riêng biệt, trong đó có Thỏa ước Lahay 1960. Năm 1994 các quy định của Công ước Paris năm 1967 được dẫn chiếu trong Hiệp định TRIPS (Điều 2.1) và tạo thành chuẩn mực cơ bản của WTO về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Tính đến tháng 1 năm 2019, Công ước đã có 177 quốc gia thành viên ký kết, trở thành một trong những điều ước quốc tế được áp dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Việt Nam đã tham gia Công ước này từ ngày 08/03/1949.

 

3. Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa theo Công ước Paris 1883

Về nguyên tắc, việc đăng ký nhãn hiệu theo Công ước Paris được áp dụng trong trường hợp quốc gia, nơi mà chủ nhãn hiệu muốn nhãn hiệu của mình được bảo hộ là thành viên của Công ước Paris, nhưng không phải là thành viên của Thỏa ước Madrid.

– Công ước Paris được ký tại Paris năm 1883 (Việt Nam đã là thành viên của Công ước này). Những điều khoản chủ yếu của Công ước này tập trung vào các vấn đề chính sau:

+ Đối xử quốc gia: mỗi quốc gia thành viên của Công ước phải bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp cho công dân của các quốc gia thành viên khác như bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp cho chính công dân quốc gia mình;

+ Quyền ưu tiên: nếu người nộp đơn yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nộp đơn đầu tiên của mình ở một quốc gia thành viên của Công ước thì trong thời hạn nhất định sau ngày nộp đơn đầu tiên (đối với NH là 6 tháng) có thể nộp đơn yêu cầu bảo hộ ở bất kỳ quốc gia thành viên nào và những đơn nộp sau được xem như có ngày nộp đơn cùng với ngày nộp của đơn đầu tiên.

– Thủ tục nộp đơn sơ bộ theo Công ước Paris như sau: trước hết bạn phải nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ. Trong vòng 6 tháng kể từ ngày đơn được Cục Sở hữu trí tuệ chấp nhận hợp lệ, ông có thể nộp đơn yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu của mình tại bất cứ quốc gia thành viên nào của Công ước (mà người nộp đơn muốn NH của mình được bảo hộ). Các đơn nộp sau sẽ được coi như nộp cùng ngày với ngày nộp đơn tại Cục Sở hữu trí tuệ.

– Bắt buộc phải tiến hành các thủ tục nộp đơn thông qua một tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp ở quốc gia mà chủ nhãn hiệu hàng hóa đăng ký nhãn hiệu, trừ trường hợp doanh nghiệp có cơ sở kinh doanh, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện đang hoạt động thực sự tại nước đó. Tuy nhiên, ngay cả trong trường hợp này, lời khuyên là vẫn nên tham khảo tư vấn của các Luật sư của LVN Group để tránh những rắc rối do sự thiếu hiểu biết về pháp luật của nước sở tại gây ra.

 

4. Nội dung bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp theo Công ước Paris

Về Nội dung bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp theo Công ước Paris – đây là một trong những công ước quốc tế đa phương quan trọng về sở hữu công nghiệp.

Công ước Paris này được kí kết vào ngày 20/3/1883 với sự tham gia của 11 nước, đến ngày 15/9/2005 số lượng thành viên 169, Việt Nam tham gia năm 1981. Lần sửa đổi mới đây nhất vào năm 1979.

 Mục đích của Công ước là nhằm xây dựng các điều kiện có lợi cho việc cấp văn bằng bảo hộ cho chủ sở hữu công nghiệp là công dân, pháp nhân của nước này ở nước khác thuộc thành viên công ước trên cơ sở nguyên tắc tôn trọng luật sở hữu trí tuệ của nước thành viên.

Nội dung của công ước gồm:

Đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp.

Theo quy định của Công ước, đối tượng quyền sở hữu công nghiệp được hiểu theo hai nghĩa:

– Theo nghĩa rộng quyền sở hữu công nghiệp không những chỉ áp dụng cho công nghiệp và thương mại mà còn áp dụng cho cả ngành sản xuất nông nghiệp, công nghiệp khai thác và tất cả các sản phẩm chế biến hoặc sản phẩm tự nhiên như rượu, ngũ cốc, thuốc lá, hoa quả, gia súc, khoáng sản, nước khoáng..

– Theo nghĩa hẹp thì đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp bao gồm: sáng chế, giải pháp hữu ích (mẫu hữu ích), kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ, tên thương mại, chỉ dẫn nguồn góc hoặc tên gọi xuất xứ hàng hóa, quyền chống cạnh tranh lành mạnh.

Nguyên tắc bảo hộ: Công ước áp dụng nguyên tắc đãi ngộ như công dân. Cụ thể tại Điều 2 của CƯ quy định: Công dân của bất kì nước thành viên nào khác nào cũng được hưởng mọi quyền lợi tại tất cả các nước thành viên khác mà luật tương ứng của các nước đó quy định hoặc sẽ quy định cho công dân nước mình.

 Đối với công dân của những nước không phải là thành viên của công ước nhưng cư trú chính thức ở một nước thuộc thành viên công ước hay có những xí nghiệp thực sự quan trọng ở đó, thì theo quy định của công ước họ cũng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ngang với công dân nước sở tại.

Quy định về điều kiện hưởng quyền ưu tiên: Điều kiện để hưởng quyền ưu tiên: khi nộp đơn yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của công dân các nước thành viên. Công dân một nước thành viên khi nộp đơn xin cấp văn bằng bảo hộ đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa ở một nước thành viên ( đơn thứ nhất) sẽ tiếp tục có quyền nộp đơn xin cấp văn bằng bảo hộ đối với đối tượng đó tại nước thành viên khác (đơn sau) trong thời hạn:

– Một năm đối với sáng chế, giải pháp hữu ích;

– 6 tháng đối với kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu hàng hóa.

Ngày nộp đơn sau được xem như ngày nộp đơn nhất. Tuy nhiên để được hưởng quyền ưu tiên, người nộp đơn phải ghi rõ ngày nộp đơn, nước nhận đơn thứ nhất, các nước thành viên có thể yêu cầu người nộp đơn phải nộp các bản sao mô tả bản vẽ của đơn thứ nhất để làm bằng chứng cho việc hưởng quyền ưu tiên của mình

Quy định tiêu chuẩn bảo hộ, điều kiện đăng kí và chuyển giao quyền sở dụng (li xăng) đối với các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp là:

– Sáng chế; giải pháp hữu ích;

– Kiểu dáng công nghiệp; nhãn hiệu hàng hóa;

– Nhãn hiệu nổi tiếng, nhãn hiệu dịch vụ; nhãnh hiệu tập thể;

– Tên thương mại, tên gọi xuất xứ hàng hóa và chỉ dẫn nguồn gốc của hàng hóa;

– Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh

Quy định về vấn đề hiệu lực: Công ước Paris 1883 quy định ngoài những điều kiện bắt buộc trong công ước, các nước thành viên được quyền xây dựng và áp dụng luật sở hữu công nghiệp của nước mình cũng như trong việc kí kết những điều ước quốc tế song phương, đa phương về sở hữu công nghiệp với điều kiện những điểu ước đó không được vi phạm những điều khoản chung của công ước Paris.

 

5. Thu giữ khi nhập khẩu hàng hóa gắn trái phép nhãn hiệu hàng hóa hay tên thương mại

Tên thương mại được bảo hộ ở tất cả các nước thành viên của Liên minh mà không bị bắt buộc phải nộp đơn hoặc đăng ký, bất kể tên thương mại đó có hay không là một phần của một nhãn hiệu hàng hoá.

Tất cả hàng hoá mang nhãn hiệu hàng hoá hoặc tên thương mại một cách bất hợp pháp đều bị thu giữ khi nhập khẩu vào những nước thành viên của Liên minh nơi nhãn hiệu hàng hoá hoặc tên thương mại đó được bảo hộ pháp lý.

Việc thu giữ hàng hoá cũng thực hiện tại nước nơi xảy ra việc gắn nhãn hiệu hàng hoá hoặc tên thương mại một cách trái phép hoặc tại nước nơi hàng hoá đã được nhập khẩu vào.

Theo luật quốc gia của mỗi nước, việc thu giữ hàng hoá được tiến hành theo yêu cầu của cơ quan công tố, hoặc của bất kỳ cơ quan có thẩm quyền nào khác, hoặc của bất kỳ cá nhân hoặc pháp nhân nào có liên quan .

Các cơ quan có thẩm quyền không bị bắt buộc phải thu giữ hàng hoá quá cảnh.

Nếu luật pháp quốc gia của một nước không cho phép thu giữ hàng hoá khi nhập khẩu, việc thu giữ được thay thế bằng biện pháp cấm nhập khẩu hoặc thu giữ hàng hoá trong nội địa.

Nếu luật pháp quốc gia của một nước không cho phép thu giữ hàng hoá khi nhập khẩu, cũng như không cho phép cấm nhập khẩu hoặc thu giữ hàng hoá trong nội địa thì, chừng nào luật quốc gia đó chưa được sửa đổi một cách phù hợp, những biện pháp đó được thay thế bằng các hành động và biện pháp phù hợp mà luật của nước đó áp dụng trong những trường hợp tương tự như vậy đối với các công dân của mình.