1. Khảo sát xây dựng là gì?

1.1. Khái niệm và các loại hình của khảo sát xây dựng

Khoản 21 Điều 3 Luật Xây dựng 2014 quy định:

Hoạt động xây dựng gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thi công xây dựng, giám sát xây dựng, quản lý dự án, lựa chọn nhà thầu, nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng, bảo hành, bảo trì công trình xây dnwgj và hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình.

Khảo sát xây dựng bao gồm các loại hình sau:

– Khảo sát địa hình.

– Khảo sát địa chất công trình.

– Khảo sát địa chất thuỷ văn.

– Khảo sát hiện trạng công trình.

– Công việc khảo sát khác phục vụ hoạt động đầu tư xây dựng do người quyết định đầu tư quyết định.

 

1.2. Yêu cầu đối với khảo sát xây dựng

Nhiệm vụ khảo sát, phương án kỹ thuật khảo sát xây dnwgj phải được lập phù hợp với loại, cấp công trình xây dựng, loại hình khảo sát, bước thiết kế và yêu cầu của việc lập thiết kế xây dựng.

Phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng phải đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ khảo sát xây dựng và tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về khảo sát xây dựng được áp dụng.

Công tác khảo sát xây dựng phải tuân thủ phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng, bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ khảo sát xây dựng được duyệt và được kiểm tra, giám sát, nghiệm thu theo quy định.

Kết quả khảo sát xây dựng phải được lập thành báo cáo, bảo đảm tính trung thực, khách quan, phản ánh đúng thực tế và phải được phê duyệt.

Nhà thầu khảo sát xây dựng phải đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại, cấp công trình xây dựng, loại hình khảo sát.

 

1.3. Nội dung chủ yếu của báo cáo kết quả khảo sát xây dựng

Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng bao gồm các nội dung sau:

– Cơ sở, quy trình và phương pháp khảo sát

– Số liệu khảo sát; phân tích, đánh giá kết quả khảo sát.

– Kết luận về kết quả khảo sát và kiến nghị.

 

2. Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong khảo sát xây dựng

Chủ đầu tư có các quyền sau:

– Thực hiện khảo sát xây dựng khi có đủ điều kiện năng lực;

– Đàm phán, ký kết hợp đồng khảo sát xây dựng; giám sát, yêu cầu nhà thầu khảo sát xây dựng thực hiện đúng hợp đồng ký kết;

– Phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng, phương án kỹ thuật khảo sát do tư vấn thiết kế hoặc do nhà thầu khảo sát lập và giao nhiệm vụ khảo sát cho nhà thầu khảo sát xây dựng;

– Điều chỉnh nhiệm vụ khảo sát xây dựng theo yêu cầu hợp lý của tư vấn thiết kế xây dựng;

– Đình chỉ thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng khảo sát xây dựng theo quy định của pháp luật;

– Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Chủ đầu tư có các nghĩa vụ sau:

– Lựa chọn nhà thầu khảo sát xây dựng, giám sát khảo sát xây dnwgj trong trường hợp không tự thực hiện khảo sát xây dựng, giám sát khảo sát xây dựng;

– Cung cấp cho nhà thầu khảo sát xây dựng thông tin, tài liệu có liên quan đến công tác khảo sát;

– Xác định yêu cầu đối với khảo sát xây dựng và bảo đảm điều kiện cho nhà thầu khảo sát xây dựng thực hiện công việc;

– Thực hiện đúng hợp đồng khảo sát xây dựng đã ký kết;

– Tổ chức giám sát công tác khảo sát xây dựng; nghiệm thu, phê duyệt kết quả khảo sát theo quy định của pháp luật.

– Bồi thường thiệt hại khi cung cấp các thông tin, tài liệu không phù hợp, vi phạm hợp đồng khảo sát xây dựng;

– Các nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng và của pháp luật có liên quan.

 

3. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu khảo sát xây dựng

Nhà thầu khảo sát xây dựng có các quyền sau:

– Yêu cầu chủ đầu tư và các bên có liên quan cung cấp số liệu, thông tin liên quan theo quy định của hợp đồng để thực hiện khảo sát xây dựng;

– Từ chối thực hiện yêu cầu ngoài hợp đồng khảo sát xây dựng;

– Thuê nhà thầu phụ thực hiện khảo sát xây dựng theo quy định của hợp đồng khảo sát xây dựng;

– Các quyền khác theo quy định của hợp đồng và của pháp luật có liên quan.

Nhà thầu khảo sát xây dựng có các nghĩa vụ sau:

– Thực hiện đúng yêu cầu khảo sát xây dựng theo quy định của Luật này và hợp đồng khảo sát xây dựng;

– Đề xuất, bổ sung nhiệm vụ khảo sát xây dựng khi phát hiện yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến giải pháp thiết kế;

– Chịu trách nhiệm về kết quả khảo sát xây dựng và chất lượng khảo sát do mình thực hiện; chịu trách nhiệm về quản lý chất lượng khảo sát của nhà thầu phụ (nếu có) và kết quả khảo sát của nhà thầu phụ. Nhà thầu phụ khi tham gia khảo sát xây dnwgj phải chịu trách về kết quả khảo sát trước nhà thầu chính và trước pháp luật;

– Bồi thường thiệt hại khi thực hiện không đúng nhiệm vụ khảo sát, sử dụng thông tin, tài liệu, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về khảo sát xây dnwgj không phù hợp và vi phạm hợp đồng khảo sát xây dựng;

– Các nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng và của pháp luật có liên quan.

 

4. Điều kiện của tổ chức khảo sát xây dựng

Tổ chức tham gia hoạt động khảo sát xây dựng phải đáp ứng các điều kiện theo quy định sau:

– Điều kiện chung:

+ Có phòng thí nghiệm hoặc có văn bản thoả thuận hoặc hợp đồng nguyên tắc về việc liên kết thực hiện công việc thí nghiệm với phòng thí nghiệm phục vụ khảo sát xây dựng được công nhận theo quy định;

+ Có máy móc, thiết bị hoặc có khả năng huy động máy móc, thiết bị phục vụ công việc khảo sát của lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực.

– Điều kiện đối với các hạng năng lực:

(i) Hạng I:

+ Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm khảo sát có chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng hạng 1 phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực;

+ Cá nhân tham gia thực hiện khảo sát có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại hình khảo sát xây dựng đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;

+ Đã thực hiện khảo sát xây dựng ít nhất 01 dự án từ nhóm A hoặc 02 dự án từ nhóm B trở lên hoặc 01 công trình từ cấp 1 hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên cùng loại hình khảo sát.

(ii) Hạng II:

+ Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm khảo sát có chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng hạng II trở lên phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực;

+ Cá nhân tham gia thực hiện khảo sát có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại hình khảo sát xây dựng đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;

+ Đã thực hiện khảo sát xây dựng ít nhất 01 dự án từ nhóm B hoặc 02 dự án từ nhóm C hoặc 03 dự án có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật trở lên hoặc 01 công trình từ cấp II hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên cùng loại hình khảo sát.

(iii) Hạng III:

+ Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm khảo sát có chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng từ hạng III trở lên phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực;

+ Cá nhân tham gia thực hiện khảo sát có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại hình khảo sát xây dựng đăng ký cấp chứng chỉ năng lực.

– Phạm vi hoạt động:

+ Hạng I: được thực hiện khảo sát xây dựng tất cả các dự án và cấp công trình cùng lĩnh vực được ghi trong chứng chỉ năng lực.

+ Hạng II: được thực hiện khảo sát xây dựng dự án từ nhóm B, công trình từ cấp II trở xuống cùng lĩnh vực được ghi trong chứng chỉ năng lực.

+ Hạng III: được thực hiện khảo sát xây dựng dự án nhóm C, dự án có yêu cầu lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật, công trình từ cấp III trở xuống cùng lĩnh vực được ghi trong chứng chỉ năng lực.

 

5. Nội dung chi phí khảo sát xây dựng

Nghị định 10/2021/NĐ-CP quy định:

Nội dung chi phí công việc tư vấn đầu tư xây dựng gồm chi phí nhân công tư vấn (tiền lương, các khoản phụ cấp lương, tiền thưởng, phúc lợi tập thể, các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn, trích nộp khác theo quy định của pháp luật đối với các cá nhân thực hiện công việc tư vấn tại dự án); chi phí ứng dụng khoa học công nghệ, quản lý hệ thống thông tin công trình; chi phí thanh toán các dịch vụ công cộng; vật tư văn phòng phẩm, thông tin, liên lạc; chi phí thuê mướn, sữa chữa, mua sắm tài sản phục vụ tư vấn cho dự án (nếu có); chi phí quản lý của tổ chức tư vấn; chi phí khác; thu nhập chịu thuế tính trước; thuế giá trị gia tăng và chi phí dự phòng. Riêng chi phí khảo sát xây dựng, thí nghiệm chuyên ngành xây dựng gồm các khoản mục chi phí quy định tại Khoản 2 Điều 12 Nghị định này và các chi phí khác có liên quan (nếu có). Cụ thể:

– Chi phí trực tiếp (gồm: chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy và thiết bị thi công) được xác định theo khối luọng và đơn giá xây dựng chi tiết hoặc theo khối lượng và giá xây dựng tổng hợp của nhóm, loại công tác xây dựng, đơn vị kết cấu hoặc bộ phận công trình.

Trường hợp chi phí trực tiếp được xác định theo khối lượng và đơn giá xây dựng chi tiết: khối lượng được xác định theo công việc, công tác xây dựng; đơn giá xây dựng chi tiết được xác định như quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định này. Đơn giá xây dựng chi tiết của công trình được xác định trên cơ sở định mức xây dựng, giá vật tư, vật liệu, cấu kiện xây dựng, giá nhân công, giá ca máy và thiết bị thi công và các yếu tố chi phí cần thiết khác phù hợp với mặt bằng giá thị trương khu vưc xây dựng công trình tại thời điểm xác định và quy định khác có liên quan hoặc theo đơn giá xây dựng công trình do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh công bố hoặc chưa xác định trên cơ sở giá thị trường hoặc theo giá tương tự ở các công trình thực hiện.

Trường hợp chi phí trực tiếp được xác định theo khối lượng và giá xây dựng tổng hợp của nhóm, loại công tác xây dựng, đơn vị kết cấu hoặc bộ phận công trình: khối lượng được xác định phù hợp với nhóm loại công tác xây dựng, đơn vị kết cấu hoặc bộ phận công trình; giá công tác, nhóm loại công tác xây dựng, đơn vị kết cấu, bộ phận công trình xác định như quy định tại khoản 3 Điều 24 Nghị định này. Giá xây dựng tổng hợp của công trình được xác định trên cơ sở tổng hợp từ các đơn giá xây dựng chi tiết cho một đơn vị tính của nhóm công tác, đơn vị kết cấu, bộ phận công trình, theo giá được công bố của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc được xác định trên cơ sở giá thị trường hoặc theo giá tương tự ở các công trình đã thực hiện.

– Chi phí gián tiếp gồm chi phí chung, chi phí nhà tạm để ở và điều hành thi công và chi phí cho một số công việc không xác định được khối lượng từ thiết kế. Chi phí gián tiếp được xác định bằng định mức tỷ lệ phần trăm (%) theo quy định;

– Thu thập chịu thuế tính trước được xác định bằng định mức tỷ lệ phần trăm (%);

– Thuế giá trị gia tăng theo quy định.

Căn cứ theo Thông tư số 01/2017/TT-BXD ngày 06-02-2017 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định và quản lý chi phí khảo sát xây dựng quy định như sau:

1. Chi phí khảo sát xây dựng được xác định bằng dự toán chi phí khảo sát xây dựng.

2. Dự toán chi phí khảo sát xây dựng bao gồm chi phí trực tiếp, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước, chi phí khác phục vụ công tác khảo sát, thuế giá trị gia tăng và chi phí dự phòng. Nội dung các khoản mục chi phí như sau:

a) Chi phí trực tiếp bao gồm chi phí vật liệu, nhiên liệu; chi phí nhân công và chi phí máy, thiết bị khảo sát.

b) Chi phí chung bao gồm chi phí quản lý của doanh nghiệp thực hiện công tác khảo sát xây dựng, chi phí điều hành sản xuất tại công trường, chi phí phục vụ công nhân, chi phí phục vụ khảo sát xây dựng tại công trường và một số chi phí khác có liên quan.

c) Thu nhập chịu thuế tính trước là khoản lợi nhuận của doanh nghiệp khảo sát xây dựng được dự tính trước trong dự toán chi phí khảo sát xây dựng.

đ) Chi phí khác phục vụ công tác khảo sát gồm chi phí lập phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng trên cơ sở nhiệm vụ khảo sát xây dựng được phê duyệt, lập báo cáo kết quả khảo sát xây dựng và chi phí hạng mục chung.

đ) Thuế giá trị gia tăng là khoản thuế phải nộp theo quy định.

e) Chi phí dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh và yếu tố trượt giá trong thời gian khảo sát xây dựng.

Mọi vướng mắc pháp lý cần giải đáp vui lòng liên hệ tới Luật LVN Group qua số tổng đài 1900.0191 để được hỗ trợ tư vấn nhanh chóng. Trân trọng!