>> Luật sư tư vấn pháp luật Dân sự, gọi: 1900.0191

về cơ bản nội dung cùa hợp đồng kinh tế (hợp đồng kinh doanh, thương mại) giống như hợp đồng dân sự. Tuy nhiên do đặc thù là hàng hóa, dịch vụ có số lượng khối lượng lớn nên tính chất phức tạp hơn, đòi hỏi ngoài các nội dung cơ bản thì cụ thể hóa chi tiết hóa các thỏa thuận thường sẽ do hai bên thỏa thuận và đưa vào nội dung của hợp đồng nhiều hơn, đòi hỏi chặt chẽ, chính xác hơn.

1. Phần I: Tiêu ngữ, căn cứ luật, tên hợp đồng, thông tin chi tiết của các bên

1.1 Tiêu ngữ

Đối với hợp đồng kinh tế (hợp đồng kinh doanh, thương mại) tiêu ngữ góp phần cho văn bản thêm phần trang trọng, do đây là văn bản thỏa thuận giữa các bên nên phần tiêu ngữ không bắt buộc phải có.

“CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VỆT NAM
Đôc lâp – Tư do – Hanh phúc”

1.2 Tiêu đề hợp đồng

Cũng như các hợp đồng khác, hợp đồng kinh tế (hợp đồng kinh doanh, thương mại) sẽ có tên hợp đồng (tiêu đề hợp đồng), tùy từng loại hợp đồng sẽ mang tên gọi khác nhau. Ví dụ như hợp đồng dịch vụ, hợp đồng mua bán, hợp đồng thương mại… Dựa vào đối tượng, vào mục đích mà các bên tham gia hợp đồng sẽ lựa chọn và các điều khoản hợp đồng phù hợp đối với hợp đồng hợp đồng kinh tế (hợp đồng kinh doanh, thương mại) mà mình ký kết.

1.3. Căn cứ pháp lý

Hợp đồng kinh tế (hợp đồng kinh doanh, thương mại) được ký căn cứ theo quy định Luật Bộ Dân sự 2015, Luật thương mại 2005 và các văn bản chuyên ngành.

Ví dụ:

“- Căn cứ luật số 36/2005/QH11 Luật Thương mại 2005, ngày 14 tháng 06 năm 2005;

– Căn cứ luật số: 91/2015/QH13 Bộ Luật Dân sự 2015, ngày 24 tháng 11 năm 2015;

…..”

1.4 Ngày tháng ký hợp đồng

Hợp đồng kinh tế (hợp đồng kinh doanh, thương mại) sẽ có ngày tháng thực hiện ký hợp đồng, địa điểm ký hợp đồng, đây cũng là cơ sở để xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng các bên ký kết, đồng thời xem xét giá trị pháp lý của hợp đồng này.

Ví dụ:

“Hôm nay ngày……………………………………………tháng……………năm……tại…….(địa điểm ký kết)……………………………………………………………….. Chúng tôi gồm có:……………”

1.5. Chủ thể hợp đồng, người đại diện, căn cứ/ dẫn nhập

Thông thường trong hợp đồng, chủ thể hợp đồng thường được ghi nhận là thông tin các bên. Một hợp đồng chỉ được xác lập khi có từ hai bên tham gia thỏa thuận và xác lập. Do đó, nội dung về chủ thể của hợp đồng là cơ bản và bắt buộc phải có. Chủ thể của hợp đồng có thể là cá nhân hoặc tổ chức (pháp nhân). Chủ thể của hợp đồng không chỉ ảnh hưởng đến vấn đề phát sinh, xác lập hợp đồng mà còn liên quan đến tư cách của chủ thể ký hợp đồng, từ đó ảnh hưởng đến quyết định có thể tuyên hợp đồng vô hiệu. theo đó, nếu là cá nhân thì chính cá nhân đó ký; còn nếu chủ thể là pháp nhân thì phải là người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền (phải kèm theo văn bản ủy quyền). Ngoài ra, việc xác định chủ thể hợp đồng còn giúp xác định đối tượng của hợp đồng, từ đó xác định quyền và trách nhiệm cơ bản của chủ thể.

Chủ thể của hợp đồng kinh tế (hợp đồng kinh doanh, thương mại) thường là bên bán/ bên mua hoặc bên cung cấp dịch vụ/ bên khách hàng. Trong đó bao gồm: tên công ty, địa chỉ, mã số thuế theo đăng ký kinh doanh của các bên… Về người đại diện thì phải do người có thẩm quyền ký (người đại diện theo pháp luật) hoặc người được người có thẩm quyền ủy quyền.

Căn cứ/ dẫn nhập có nghĩa là bối cảnh hợp đồng ghi nhận hoàn cảnh làm cơ sở cho các bên tiến hành lập Hợp đồng, như tư cách, chức năng của các bên, cơ sở pháp lý, kết quả mong muốn sau khi kí kết hợp đồng, sơ lược nội dung giao dịch…

Ví dụ:

“Bên A (Bên bán)

  • Tên doanh nghiệp:……………………………………………………………………………………………………
  • Mã số thuế Doanh nghiệp:………………………………………………………………………………………………………………….
  • Địa chỉ:…………………………………………………………………………………………………………………….
  • Điện thoại:………………………………………………………………………………………………………………..
  • Tài khoản số:…………………………………………………………………………………………………………….

Mở tại ngân hàng:…………………………………………………………………………………………………………………..

  • Đại diện là Ông (Bà):………………………………. Chức vụ:……………………………………………………
  • Giấy ủy quyền số:… ngày…………………………. Do ông (bà) chức vụ:…………………… ký (nếu có).

Bên B (Bên mua)

  • Tên doanh nghiệp):……………………………………………………………………………………………………..
  • Mã số thuế Doanh nghiệp:………………………………………………………………………………………………………………….
  • Địa chỉ:……………………………………………………………………………………………………………………….
  • Điện thoại:…………………………………………………………………………………………………………………….
  • Tài khoản số:………………………………………………………………………………………………………………..

Mở tại ngân hàng:………………………………………………………………………………………………………………………

  • Đại diện là Ông (Bà):………………………………. Chức vụ:………….. :………………………………………..
  • Giấy ủy quyền số:… ngày…………………………. Do ông (bà) chức vụ:…………………… ký (nếu có).

Sau khi xem xét nhu cầu và mong muốn của các bên, hai bên thống nhất thỏa thuận lập hợp đồng với nội dung sau:”

2.Phần II: Nội dung của hợp đồng

Đây được xem là phần quan trọng nhất trong cấu trúc hợp đồng, thể hiện những thỏa thuận giữa các bên tham gia hợp đồng kinh tế (hợp đồng kinh doanh, thương mại). Bên cạnh thể hiện những thỏa thuận giữa các bên giao kết, nội dung của hợp đồng phải tuân theo những quy định của Luật Bộ Dân sự 2015, Luật thương mại 2005 và các văn bản chuyên ngành. Các điều khoản này thể hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên tham gia giao kết hợp đồng.

2.1 Đối tượng của hợp đồng

Mỗi một hợp đồng kinh tế (hợp đồng kinh doanh, thương mại) đều có đối tượng cụ thể. Ví dụ như hợp đồng mua bán tài hàng hóa thì đối tượng của hợp đồng là hàng hóa, hợp đồng cung ứng dịch vụ đối tượng của hợp đồng là dịch vụ…

Trong hợp đồng phải ghi nhận đúng đối tượng làm các bên giao dịch; ngoài ra để chắc chắn, các bên thường quy định về loại đối tượng, số lượng, chất lượng… đối tượng của hợp đồng.

2.2 Hàng hóa

– Về sản phẩm: tên hàng hóa, xuất xứ;

– Chủng loại/ mẫu mã sản phẩm;

– Chất lượng/ màu sắc/ kích thước sản phẩm: mẫu hàng hóa, tiêu chuẩn, đặc tính kỹ thuật, miêu tả, thương hiệu

– Số lượng; trọng lượng;

– Giá trị sản phẩm (đã bao gồm thuế hay chưa bao gồm thuế)

– Chứng từ liên quan đến hàng hóa (bao gồm: hướng dẫn sử dụng; bảo hành….;

– Hàng khuyến mại, phụ kiện kèm theo (nếu có);

– Lắp đặt, cài đặt, chạy thử (nếu có)…

2.3 Giao hàng

– Đóng gói;

– Thời gian giao hàng;

– Địa điểm giao hàng;

– Phương pháp vận chuyển;

– Chi phí vận chuyển; bốc hàng…

2.4 Thanh toán

– Đồng tiền thanh toán

– Đặt cọc (nếu có)

– Thời hạn thanh toán;

– Phương thức thanh toán;

– Chiết khấu thanh toán (nếu có)

– Chiết khấu thương mại (nếu có)

Ví dụ:

“Điều …. Phương thức thanh toán

1. Bên A thanh toán cho Bên B bằng hình thức… trong thời gian…………………………………………

2. Bên B thanh toán cho Bên A bằng hình thức… trong thời gian…………………………………………….

Trong phần thanh toán các bên nên thỏa thuận về hình thức thanh toán (bằng tiền mặt hay chuyển khoản qua ngân hàng); về lịch thanh toán nên định rõ thời gian cụ thể, tránh ghi chung chung.”

2.5 Bảo hành:

– Thời gian bảo hành;

– Nội dung bảo hành.

ví dụ:

“Điều …. Bảo hành và hướng dẫn sử dụng hàng hoá

1. Bên bán có trách nhiệm bảo hành chất lượng và giá trị sử dụng loại hàng… cho bên mua trong thời gian là… tháng.
2. Bên bán phải cung cấp đủ mỗi đơn vị hàng hoá một giấy hướng dẫn sử dụng (nếu có yêu cầu).”

2.6 Quyền và nghĩa vụ của các bên

Trong trường hợp thực hiện hợp đồng không đúng các điều khoản hợp đồng (phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại) thì:

– Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;

– Phạt do vi phạm hợp đồng;

– Bồi thường…

Để đảm bảo hơn quyền và lợi ích của các bên và đảm bảo việc thực hiện đúng theo thỏa thuận trong hợp đồng thì các bên nên thỏa thuận về điều kiện phạt vi phạm và bồi thường thiêt hại.

Theo quy định Luật Thương mại 2005 có quy định:

“Điều 301. Mức phạt vi phạm

Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này.

Điều 302. Bồi thường thiệt hại

1. Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm.

2. Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.

Điều 303. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có đủ các yếu tố sau đây:

1. Có hành vi vi phạm hợp đồng;

2. Có thiệt hại thực tế;

3. Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.”

Đối với hợp đồng kinh tế (hhợp đồng hợp tác kinh doanh, thương mại) cần chú ý khi giao kết hợp đồng vìLuât Thương mại 2005 thì mức phạt vi phạm không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm và chỉ được phạt vi phạm nếu điều này được quy định trong hợp đồng. Cũng theo Luật này, nếu có thỏa thuận phạt vi phạm thì các bên có thể áp dụng cả phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại.

2.7 Điều khoản bất khả kháng

Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép. Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình”

2.8 Điều khoản giải quyết tranh chấp

Chọn cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong trường hợp các bên xảy ra tranh chấp:

-Trọng tài thương mại, Tòa án…

Ví dụ:

“Điều …. Giải quyết tranh chấp bợp đồng

  1. Hai bên cần chủ động thông báo cho nhau biết tiến độ thực hiện hợp đồng, nếu có vấn đề bất lợi gì phát sinh, các bên phải kịp thời báo cho nhau biết và chủ động bàn bạc giải quyết trên cơ sở thương lượng đảm bảo hai bên cùng có lợi (có lập biên bản ghi toàn bộ nội dung đó).
  2. Trường họp có nội dung tranh chấp không tự giải quyết được thì hai bên thống nhạt sẽ khởi kiện tại Tòa án để yêu cầu giải quyết.
  1. Các chi phí về kiểm tra, xác minh và án phí Tòa án do bên có lỗi chịu.”

2.9 Chấm dứt, đơn phương chấm dứt hợp đồng

Chấm dứt, đơn phương chấm dứt hợp đồng được xem là một điều khoản khá quan trọng khi liên quan đến các vấn đền phải thực hiện theo từng giai đoạn hoặc dựa trên kết quả thực hiện như Hợp đồng góp vốn, Hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp đồng gia công hàng hóa, hợp đồng cung ứng dịch vụ….

Việc chấm dứt hợp đồng cũng được áp dụng khi một trong các bên có những vi phạm cơ bản theo hợp đồng khiến cho bên còn lại không thể đạt được mục đích ban đầu. Bên cạnh đó, có thể bên vi phạm vi phạm những cam kết tuy không cơ bản nhưng bất hợp lý và có ảnh hưởng đến tiến độ hoặc các quá trình làm việc của bên thứ ba.

Ngoài ra, việc hai bên chấm dứt hợp đồng, các bên có quyền thỏa thuận các trường hợp được đơn phương chấm dứt hợp đồng đối với từng bên.

Trong hợp đồng kinh tế (hợp đồng hợp tác kinh doanh, thương mại) thỏa thuận thuận việc đơn phương chấm dứt hợp đồng dù có phù hợp với những điều kiện mà hợp đồng đã quy định vẫn phải thông báo cho bên còn lại bằng văn bản, nếu không thông báo mà gây ra thiệt hại thì phải bồi thường.

2.9 Các điều khoản khác (nếu có)

Để làm rõ thêm hợp đồng các bên có thể thỏa thuận thêm những điều khoản khác ví dụ điều khoản về định nghĩa/ giải thích từ ngữ trong hợp đồng, để tránh trường hợp gây nhầm lẫn trong quá trình giao kết hợp đồng.

Các trường hợp cần giải thích hợp đồng được Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

“Điều 404. Giải thích hợp đồng

1. Khi hợp đồng có điều khoản không rõ ràng thì việc giải thích điều khoản đó không chỉ dựa vào ngôn từ của hợp đồng mà còn phải căn cứ vào ý chí của các bên được thể hiện trong toàn bộ quá trình trước, tại thời điểm xác lập, thực hiện hợp đồng.

2. Khi hợp đồng có điều khoản hoặc ngôn từ có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau thì phải giải thích theo nghĩa phù hợp nhất với mục đích, tính chất của hợp đồng.

3. Khi hợp đồng có điều khoản hoặc ngôn từ khó hiểu thì phải được giải thích theo tập quán tại địa điểm giao kết hợp đồng.

4. Các điều khoản trong hợp đồng phải được giải thích trong mối liên hệ với nhau, sao cho ý nghĩa của các điều khoản đó phù hợp với toàn bộ nội dung hợp đồng.

5. Trường hợp có sự mâu thuẫn giữa ý chí chung của các bên với ngôn từ sử dụng trong hợp đồng thì ý chí chung của các bên được dùng để giải thích hợp đồng.

6. Trường hợp bên soạn thảo đưa vào hợp đồng nội dung bất lợi cho bên kia thì khi giải thích hợp đồng phải theo hướng có lợi cho bên kia.”

2.10. Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng

– Hiệu lực của hợp đồng:

+ Ngày bắt đầu có hiệu lực: hợp đồng có hiệu lực từ ngày…

+ Thời điểm hợp đồng hết hiệu lực: Hợp đồng chấm dứt kể từ ngày… (thanh lý hợp đồng)

3. Phần III: chữ ký của các bên, phụ lục kèm theo (nếu có)

Căn cứ theo quy định tại Điều 403 Bộ luật Dân sự 2015 thì phụ lục hợp đồng được quy định rõ:

“Điều 403. Phụ lục hợp đồng

1. Hợp đồng có thể có phụ lục kèm theo để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng. Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng. Nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung của hợp đồng.

2. Trường hợp phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi.”

Để làm rõ nội dung của hợp đồng, cần có sự bổ sung của phụ lục. Phụ lục hợp đồng theo quy định sẽ có hiệu lực như hợp đồng, nội dung của phụ lục không được trái với hợp đồng. Trường hợp phụ lục có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Nếu các bên chấp nhận phụ lục có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi.

Đại diện của các bên ký và đóng dấu sau khi đã thỏa thuận các điều khoản nêu trên.

Ví dụ:

Đại diện Bên A

Chức vụ
(Ký tên, đóng dấu)

Đại diện Bên B

Chức vụ
(Ký tên, đóng dấu)

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự – Công ty luật LVN Group