1. Quan điểm, nguyên tắc công tác cán bộ đoàn
– Công tác cán bộ đoàn là một bộ phận quan trọng trong công tác cán bộ của Đảng, nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ đoàn, đồng thời tạo nguồn bổ sung cán bộ cho hệ thống chính trị.
– Công tác cán bộ đoàn có tính đặc thù riêng, do vậy cán bộ đoàn đòi hỏi có độ tuổi sát với độ tuổi thanh niên; thời gian giữ chức vụ ngắn; có sự thay đổi nhanh nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
– Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ đoàn và quản lý đội ngũ cán bộ đoàn, đi đôi với phát huy trách nhiệm của các tổ chức và người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị đối với công tác cán bộ đoàn.
– Cấp ủy đảng chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện công tác cán bộ đoàn và quản lý cán bộ đoàn theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ; cùng với tập thể lãnh đạo chủ trì, phối hợp với ban thường vụ đoàn cấp trên trong việc bố trí, sử dụng, điều động, luân chuyển.
2. Tuyển dụng
– Việc tuyển dụng để làm việc tại cơ quan đoàn chuyên trách từ cấp huyện trở lên được thực hiện theo hình thức xét tuyển hoặc thi tuyển. Thực hiện thi tuyển đối với các chức danh thuộc công chức nhà nước. Thực hiện việc xét tuyển đối với các đối tượng thuộc vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo và đối tượng chính sách.
– Người được tuyển dụng phải đảm bảo các tiêu chuẩn chung quy định, đồng thời đáp ứng yêu cầu: Là đoàn viên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh hoặc đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Đạt điểm theo quy định tuyển dụng, lấy từ trên xuống đến khi đủ chỉ tiêu.
– Cấp uỷ đảng chủ trì, phối hợp với ban thường vụ đoàn cùng cấp thống nhất nội dung, phương pháp, lập hội đồng thi tuyển hoặc xét tuyển và giao ban thường vụ đoàn cùng cấp thực hiện tuyển dụng cán bộ đoàn.
– Ban Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh chỉ đạo việc tuyển dụng cán bộ đoàn tại cơ quan Trung ương Đoàn.
3. Quy hoạch
– Công tác quy hoạch cán bộ đoàn gắn với công tác quy hoạch cán bộ của cơ quan đơn vị địa phương, doanh nghiệp và do cấp uỷ đảng các cấp chủ trì. Nội dung, quy trình thực hiện công tác quy hoạch cán bộ đoàn được tiến hành theo quy định chung của Đảng, hằng năm rà soát để điều chỉnh, bổ sung quy hoạch: Cấp uỷ đảng, ban thường vụ đoàn các cấp có trách nhiệm xây dựng, quản lý quy hoạch chức danh cán bộ đoàn cấp mình.
Cấp uỷ đảng và ban thường vụ đoàn cấp huyện phối hợp với cấp uỷ đảng cơ sở xây dựng quy hoạch chức danh cán bộ đoàn cơ sở. Ban Bí thư Trung ương Đoàn xây dựng, quản lý quy hoạch các chức danh trong Ban Bí thư, Ban Thường vụ Trung ương Đoàn.
– Cấp uỷ đảng và tập thể lãnh đạo chủ tri, phối hợp với ban thường vụ đoàn cấp trên xem xét, phê duyệt quy hoạch cán bộ đoàn cấp dưới. Ban Bí thư Trung ương Đảng xem xét, phê duyệt quy hoạch cán bộ Ban Bí thư Trung ương Đoàn.
4. Đào tạo, bồi dưỡng
– Hằng năm, khi lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cán bộ của địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, câp uỷ đảng, tập thể lãnh đạo có trách nhiệm giành tỷ lệ phù hợp đối với cán bộ đoàn.
– Ban thường vụ đoàn các cấp thường xuyên tổ chức bổi dưỡng, huấn luyện cho cán bộ đoàn theo quy định của Ban Bí thư Trung ương Đoàn; tích cực phát hiện, tạo nguồn từ cán bộ Đội TNTP Hồ Chí Minh; có trách nhiệm giới thiệu cán bộ đoàn với cấp uỷ đảng để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng theo quy hoạch.
– Cán bộ đoàn chủ động đề xuất việc học tập nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học của mình để cấp uỷ đảng, tập thể lãnh đạo xem xét, giải quyết, tạo điều kiện chò đi học và cớ kế hoạch bố trí, sắp xếp công tác.
5. Bố trí, sử dụng
Trên cơ sở đánh giá đúng phẩm chất và năng lực cán bộ đoàn, cấp uỷ đảng, tập thể lãnh đạo bố trí, sử dụng phù hợp với trình độ, năng lực, sở trường và chiều hướng phát triển của cán bộ.
– Việc bố trí, sử dụng cán bộ trong cơ quan chuyên trách của đoàn ở cấp nào thì do ban thường vụ đoàn cấp đó chủ động phân công, đồng thời báo cáo cấp uỷ đảng cùng cấp; đối với cán bộ chủ chốt, ban thường vụ đoàn báo cáo cấp uỷ đảng xem xét, quyết định.
– Cấp uỷ đảng, tập thể lãnh đạo chủ trì, phối hợp với ban thường vụ đoàn cùng cấp để xem xét, bố trí, sắp xếp công tác cho cán bộ đoàn chuyên trách khi hết tuổi tham gia công tác đoàn hoặc đã hoàn thành nhiệm vụ công tác đoàn phù hợp với trình độ, năng lực và quy hoạch cán bộ đã được phê duyệt.
6. Nhận xét, đánh giá
– Thẩm quyền, trình tự, thủ tục và các nội dung liên quan đến việc nhận xét đánh giá cán bộ đoàn thực hiện theo quy định của Đảng, Nhà nước được Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cụ thể hoá bằng văn bản.
– Việc nhận xét, đánh giá cán bộ đoàn được tiến hành định kỳ hằng năm; theo nhiệm kỳ công tác; trước khi tiến hành công tác quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại; giới thiệu ứng cử.
– Nội dung nhận xét, đánh giá gồm: Kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; khả năng quy tụ và ảnh hưởng trong thanh thiếu nhi và trong nhân dân; sức khỏe sở trường và triển vọng phát triển của cán bộ đoàn… Phân loại, bình chọn cán bộ đoàn phải dựa trên cơ sở nhận xét, đánh giá, theo quy định của Ban Bí thư Trung ương Đoàn và được cấp ủy đảng xác nhận.
– Cấp uỷ đảng chỉ đạo việc nhận xét, đánh giá cán bộ đoàn để làm căn cứ bố trí, sử dụng, luân chuyển, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử và thực hiện chính sách cán bộ.
7. Luân chuyển, điều động
– Việc luân chuyển thực hiện đối với cán bộ đoàn chuyên trách, giữ chức vụ từ ủy viên ban chấp hành đoàn cấp huyện trở lên trong quy hoạch nhằm đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ đoàn. Khi có yêu cầu, nhiệm vụ, tổ chức đoàn cấp trên thực hiện việc tăng cường cán bộ xuống công tác ở tổ chức đoàn cấp dưới.
– Luân chuyển, điều động phải gắn với quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá cán bộ. Thời gian luân chuyển mỗi lần từ 1 dến 3 năm, tuỳ đối tượng do Ban Bí thư Trung ương Đoàn quy định.
– Ban thường vụ đoàn các cấp chủ động báo cáo, đề xuất với cấp uỷ đảng trong việc thực hiện luân chuyển, điều động cán bộ đoàn theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ.
8. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, giới thiệu ứng cử
– Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, giới thiệu ứng cử đối với cán bộ đoàn thực hiện theo các quy định về phân cấp quản lý cán bộ của Đảng, Nhà nước và Điều lệ Đoàn.
– Việc xem xét, giới thiệu ứng cử đối với cán bộ đoàn cơ sở do cấp ủy đảng cấp cơ sở chủ trì, phối hợp với ban thường vụ đoàn cấp trên thực hiện.
9. Khen thưởng, kỷ luật; kiểm tra, giám sát công tác cán bộ
– Cán bộ đoàn có thành tích xuất sắc trong sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ, trong công tác xây dựng đoàn, hội, đội, phong trào thanh thiếu nhi được đoàn xem xét, khen thưởng và đề nghị các cấp ủy đảng, chính quyền khen thưởng.
– Cán bộ đoàn nếu mắc khuyết điểm thì tuỳ theo mức độ vi phạm phải chịu hình thức kỷ luật của Đoàn, kỷ luật của Đảng, của chính quyền theo quy định.
– Việc kiểm tra công tác cán bộ đoàn do cấp ủy đảng cấp trên chủ trì, phối hợp với ban thường vụ đoàn cấp trên thực hiện theo quy định của Đảng, Nhà nước và Điều lệ Đoàn.
– Các cấp bộ đoàn tham gia giám sát cán bộ đoàn và công tác cán bộ đoàn.
10. Chế độ, chính sách
– Cán bộ đoàn có thời gian công tác đoàn, hội, đội từ 3 năm liên tục trở lên và hoàn thành tốt nhiệm vụ, khi thi tuyển công chức được cộng điểm ưu tièn.
– Độ tuổi đi học tại chức về lý luận chính trị đối với cán bộ đoàn có thể ít hơn 5 tuổi so với các đối tuợng khác.
– Cán bộ đoàn thực hiện việc luân chuyển công tác được hưởng chế độ trợ cấp và nhà ở công vụ theo quy định chung; được bảo lưu phụ cấp trong thời gian luân chuyển.
– Cán bộ đoàn là đảng viên nếu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, có khả năng, triển vọng phát triển, đã qua rèn luyện, thử thách trong thực tiễn công tác đoàn, hội, đội, phong trào thanh thiếu nhi, được xem xét giới thiệu để bầu vào cấp uỷ đảng. Bí thư, phó bí thư đoàn từ cấp cơ sở trở lên, đạt tiêu chuẩn cấp uỷ viên thì được cơ cấu để bầu vào cấp uỷ đảng cùng cấp.
11. Kỹ năng nghiệp vụ của cán bộ đoàn
– Công tác thanh, thiếu nhi là sự tác động tổng hợp của các chủ thể xã hội (Đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể, Đoàn, Hội, Đội, nhà trường, gia đình) tới đối tượng thanh thiếu nhi nhằm hình thành một nguồn nhân lực trẻ có chất lượng cao phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Thuật ngữ “tác động” ở đây được hiểu là vận động, thuyết phục, giáo dục, hỗ trợ, định hướng… Chính vì vậy nói đến kỹ năng công tác thanh thiếu niên, có thể cụ thể hóa thành những nội dung: Kỹ năng giao tiếp; Kỹ năng tuyên truyền vận động; Kỹ năng nói trước công chúng; Kỹ năng tổ chức các hoạt động kinh tế; Kỹ năng tổ chức các hoạt động chính trị- xã hội; Kỹ năng tổ chức các hoạt động văn hoá – thể thao…
– Nếu tiếp cận góc độ các loại hình hoạt động có thể nói đến những dạng kỹ năng cụ thể hơn: Kỹ năng lập dự án, kỹ năng tổ chức hội thi, hội thao, hội diễn, du khảo dã ngoại, hội trại, kỹ năng tổ chức trò chơi, kỹ năng soạn thảo văn bản,… Các loại kỹ năng tác động đến nghiệp vụ cộng tác Đoàn, Hội, Đội như tổ chức đại hội, lễ kết nạp đoàn viên, xử lý các tình huống nghiệp vụ…
Người cán bộ đoàn cần phải được trang bị 3 loại kỹ năng cơ bản: Kỹ năng nói (bao gồm cả giao tiếp ứng xử); Kỹ năng viết (bao gồm cả thiết kế và soạn thảo văn bản); Kỹ năng tổ chức các hoạt động. Việc bồi dưỡng, trang bị và rèn luyện kỹ năng cần tập trung vào các vấn đề như: Không ngừng học tập nâng cao trình độ về mọi mặt cả về chuyên môn, cả về kỹ năng nghiệp vụ, văn hoá, xã hội thông qua các lớp bồi dưỡng tập huấn, tự học, qua trao đổi học hỏi kinh nghiệm, qua các phương tiện thông tin đại chúng, và thực hiện công việc thuộc nhiệm vụ chuyên môn học tập, lao động, công tác của bản thân,v.v… Sự tìm tòi thử nghiệm, óc sáng tạo, lòng nhiệt tình say mê, khả năng chịu khó trong rèn luyện, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao, thất bại không nản chí, thành công không kiêu ngạo, bình tĩnh, khiêm tốn, tự tin – đó là những phẩm chất rất cần được thường xuyên rèn luyện.
11.1. Kỹ năng thiết kế
Lập kế hoạch cho một hoạt động hay một công việc thuần thục có khả năng thực thi; soạn thảo các loại văn bản theo yêu cầu của công tác đoàn; khả năng tổng kết thực tiễn, đánh giá thực trạng; biết tham mưu, đề xuất giải pháp, dự báo chiều hướng phát triển của tình hình thanh niên; có thể đưa ra nhiều phương án giải quyết cùng một lúc; biết lựa chọn phương án thực hiện và cách giải quyết vấn đề tối ưu nhất; có khả năng huy động nguồn lực cho một hoạt động hay công việc sẽ thực hiện. Nhóm kỹ năng thiết kế bao gồm:
– Kỹ năng xây dựng kế hoạch chung cho toàn bộ chương trình hoạt động.
– Kỹ năng thiết kế một hoạt động hay một nội dung công việc cụ thể.
– Kỹ năng thiết kế các phương thức hoạt động của Đoàn ở cơ sở trên cơ sở chủ trương, nghị quyết của Đoàn cấp trên.
– Kỹ năng thiết kế các hình thức kiểm tra, đánh giá các hoạt động của cá nhân và tập thể trong quá trình tổ chức hoạt động thanh niên.
– Kỹ năng soạn thảo các văn bản thông dụng phục vụ cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đoàn.
11.2. Kỹ năng điều hành, tổ chức thực hiện
Kỹ năng điều hành, tổ chức thực hiện là một trong những đặc trưng cơ bản trong phương pháp công tác của người cán bộ đoàn. Đó là một trong những kỹ năng cơ bản trong hệ thống các kỹ năng công tác thanh niên. Kỹ năng điều hành, tổ chức thực hiện là một loại kỹ năng phức tạp. Nó nói lên năng lực của người tổ chức có thể hành động có hiệu quả trong những tình huống cụ thể.
Cán bộ đoàn có kỹ năng điều hành, tổ chức thực hiện là cán bộ thực hiện có kết quả các hành động tổ chức bằng cách vận dụng những tri thức về công tác tổ chức vào việc tổ chức một hoạt động cụ thể, biết lựa chọn và thực hiện những phương thức hành động phù hợp với mục đích đặt ra trong những điều kiện nhất định. Kỹ năng tổ chức được hình thành và phát triển khi và chỉ khi người tổ chức có tri thức, có kinh nghiệm tổ chức, biết vận dụng những hiểu biết và kinh nghiệm đó vào hoạt động thực tiễn.
Nghệ thuật xử lý các tình huống đặt ra nhanh, thông minh và hiệu quả nhất; khả năng sử dụng đúng người đúng việc khi tổ chức các hoạt động cụ thể, sử dụng tốt lực lượng đoàn viên nòng cốt. Biết sắp xếp hợp lý các nội dung công việc và thực hiện tuần tự theo các bước nhằm đạt kết quả tốt nhất; khả năng chỉ huy điều hành công việc thành thạo. Đưa ra những quyết định đúng lúc, đúng thời điểm có giá trị thuyết phục cao.
Kỹ năng điều hành, tổ chức thực hiện thể hiện rõ nhất trong các hoạt động như tham gia các hội trại, hội thi, hội nghị, các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, v.v… Nhóm kỹ năng điều hành, tổ chức thực hiện bao gồm:
– Kỹ năng sắp xếp các nội dung công việc hợp lý với điều kiện hoàn cảnh cụ thể trong thời điểm diễn ra hoạt động.
– Kỹ năng sắp xếp thời gian hợp lý cho các bước tiến hành hoạt động.
– Kỹ năng phân công nhiệm vụ cụ thể, phù hợp và kiểm tra quá trình thực hiện nhiệm vụ của các cá nhân trong tập thể.
– Kỹ răng điều khiển, chỉ huy con người thực hiện các nhiệm vụ của mình theo một chương trình đã được xác định.
– Kỹ năng ứng xử, giải quyết các tình huống mới phát sinh trong quá trình hoạt động.
– Kỹ năng đánh giá tổng kết các hoạt động.
11.3. Kỹ năng giao tiếp ứng xử
Kỹ năng giao tiếp ứng xử trong công việc, trong cuộc sống hàng ngày. Khả năng ứng xử của người cán bộ đoàn có ảnh hưởng lớn đến sự thành công hay thất bại trong công việc và trong quan hệ giao tiếp. Vì vậy phải thường xuyên tạo ra những tình huống có vấn đề để cán bộ đoàn rèn luyện phương pháp giải quyết khoa học nhất, nghệ thuật nhất, biết cách xử lý tốt các mối quan hệ có lợi cho công việc. Nhóm kỹ năng giao tiếp bao gồm:
– Kỹ năng nói trước công chúng.
– Kỹ năng nói trong quá trình điều khiển chương trình hoạt động (dẫn chương trình).
– Kỹ năng nhận xét, đánh giá, nhận định tình hình, kết luận vấn đề trong các cuộc sinh hoạt.
– Kỳ năng đặt câu hỏi, trả lời câu hỏi và tham gia tranh luận.
– Kỳ năng thiết lập mối quan hệ trong giao tiếp.
– Kỹ năng thuyết phục, vận động thanh thiếu niên cá biệt.
– Kỹ năng tham mưu, đề xuất với các cấp uỷ đảng, chính quyền và quan hệ với các ngành, các đoàn thể trong công tác thanh niên.