>> Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân, gọi: 1900.0191
Luật sư tư vấn:
Chào bạn! Công ty Luật LVN Group đã nhận được câu hỏi của bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi tới công ty. Vấn đề của bạn, công ty xin giải đáp như sau:
Để làm thủ tục đăng ký kết hôn giữa công dân Mỹ (hoặc thường trú nhân) và công dân Việt Nam tại chính quyền Việt Nam thì hai bên nam nữ phải có giấy tờ xác nhận tình trạng độc thân. Phía công dân Việt Nam cung cấp giấy xác nhận tình trạng độc thân và phía bên Mỹ cung cấp công hàm độc thân hoặc tuyên thệ độc thân.
1. Tuyên thệ độc thân là gì?
Tuyên thệ độc thân là giấy tờ cam kết về tình trạng độc thân của công dân Mỹ được ký trước mặt công chứng viên Lãnh sự quán Mỹ tại Việt Nam. Tuyên thệ độc thân trong tiếng Anh gọi là Affidavit of Single Status.
Theo đó, Công dân Mỹ xin tuyên thệ độc thân tại Lãnh sự quán Mỹ ở Thành phố Hồ Chí MInh thì phải ký giấy tuyên thệ trước mặt công chứng viên. Giấy tuyên thệ độc thân thường đi kèm với Bản xác nhận thay thế giấy chứng nhận không cản trở việc kết hôn, thường gọi tắt là giấy xác nhận “Không cản trở kết hôn”. Giấy này xác nhận rằng luật pháp Mỹ không ngăn cấm công dân Mỹ kết hôn với công dân Việt Nam tại Việt Nam cũng như việc kết hôn này được công nhận hợp pháp tại Mỹ.
Tuyên thệ độc thân được dùng để làm gì?
Cũng giống như giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của Việt Nam, tuyên thệ độc thân có thể được dùng trong nhiều mục đích khác nhau, như là để đăng ký kết hôn, mua nhà đất, xác nhận tình trạng hôn nhân, … Trong trường hợp công dân Hoa Kỳ xin giấy tuyên thệ độc thân dùng cho mục đích kết hôn thì phải bổ sung thông tin của người phối ngẫu như họ và tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu). Đối với trường hợp công dân Mỹ đã từng ly hôn thì phải bổ sung thêm giấy chứng nhận ly hôn và tuyên thệ giấy ly hôn.
Cần lưu ý, Tuyên thệ độc thân chỉ có hiệu lực trong vòng 6 tháng; và tuyên thệ độc thân phải được Hợp pháp hóa tại Cục lãnh sự để có thể sử dụng đăng ký kết hôn tại Việt Nam.
Phân biệt công hàm độc thân và tuyên thệ độc thân?
Tiêu chí | Công hàm độc thân | Tuyên thệ độc thân |
Đương đơn |
– Công dân Mỹ – Thường trú nhân Mỹ |
– Công dân Mỹ
|
Nơi làm | Mỹ | Việt Nam |
Cơ quan giải quyết |
– Đại sứ quán Việt Nam tại Washington D.C – Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại San Framcisco – California – Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tạo Houston – Texas – Lãnh sự quán Việt Nam tại New York |
– Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội – Tổng lãnh sự quán Mỹ tại Thành phố Hồ Chí Minh |
Mục đích | Đăng ký kết hôn với vợ / chồng tại Việt Nam | Đăng ký kết hôn với vợ / chồng tại Việt Nam |
Thủ tục | Phức tạp hơn | Đơn giản hơn |
Chi phí | Cao | Thấp |
Quy định về tuyên thệ độc thân trong pháp luật Việt Nam?
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, hồ sơ đăng ký kết hôn phải có:
- Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp chưa quá 6 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại người đó là người không có vợ hoặc không có chồng;
- Trường hợp pháp luật nước ngoài không quy định việc cấp giấy tờ xác nhận tình trạng hôn nhân thì thay bằng giấy xác nhận tuyên thệ của người đó hiện tại không có vợ hoặc không có chồng, phù hợp với pháp luật của nước đó.
- Ngoài ra, đối với người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam thì phải có giấy do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài xác nhận người đó có đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật của nước đó.
Tuy nhiên, do pháp luật của mỗi nước có sự khác nhau nên theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp, đối với các nước đã có văn bản trao đổi với Bộ Tư pháp về các giấy tờ của công dân nước đó sử dựng trong hồ sơ đăng ký kết hôn với công dân Việt Nam quy định sử dụng Giấy xác nhận không cản trở kết hôn do Đại sứ quán / Tổng Lãnh sự quán tại Việt Nam cấp thì đương sự chỉ phải nộp các loại giấy tờ này mà không phải nộp giấy tờ xác nhận tình trạng hôn nhân. Ví dụ như Úc là một trong những nước có trao đổi với Bộ Tư pháp nên không cần phải xin giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, nên hoàn toàn có thể đề nghị cấp Giấy xác nhận không cản trở kết hôn để thay thế giấy tờ trên. Còn đối với thủ tục đăng ký kết hôn giữa công dân Mỹ và công dân Việt Nam tại Việt Nam thì hia bên nam nữ phải có giấy tờ xác nhận tình trạng độc thân (tuyên thệ độc thân).
Quy trình làm tuyên thệ độc thân?
+ Bước 1: Đặt hẹn tại Lãnh sự quán Mỹ. Công dân Mỹ có nhu cầu làm tuyên thệ độc thân tại Lãnh sự quán Mỹ ở Việt Nam thì phải đặt hẹn trước.
+ Bước 2: Đến Lãnh sự quán Mỹ theo lịch hẹn. Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, lệ phí đến Lãnh sự quán Mỹ theo lịch hẹn. Người có nhu cầu nên đến trước giờ hẹn 30 phút để xếp hàng và lấy số thứ tự. Khi đến nơi cần phải xuất trình phiếu hẹn, hộ chiếu, tuyên thệ độc thân và những giấy tờ cam kết khác được điền sẵn thông tin nhưng chưa ký tên.
+ Bước 3: Hợp pháp hóa lãnh sự tuyên thệ độc thân. Giấy tuyên thệ độc thân muốn sử dụng được tại Việt Nam bắt buộc phải hợp pháp hóa lãnh sự. Sau khi tuyên thệ xong thì người đó cầm tuyên thệ đến Bộ Ngoại giao để hợp pháp hóa lãnh sự.
2. Thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự giấy xác nhận độc thân
Hợp pháp hóa lãnh sự là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại Việt Nam. Khác với chứng nhận lãnh sự là chứng nhận giấy tờ do Việt Nam cấp để được công nhận và sử dụng ở nước ngoài, hợp pháp hóa lãnh sự lại là giấy chứng nhận giấy tờ do nước ngoài cấp để được công nhận và sử dụng tại Việt Nam.
Do đó có thể hiểu, hợp pháp hóa lãnh sự giấy chứng nhận độc thân về mặt hình thức là việc chứng thực chữ ký, con dấu trên giấy chứng nhận độc thân do cơ quan hoặc tổ chức nước ngoài cấp để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại Việt Nam. Về nguyện tắc, cơ quan nhà nước Việt Nam chỉ chấp nhận xem xét giấy chứng nhận độc thân đã được hợp pháp hóa lãnh sự giấy chứng nhận độc thân, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.
Nhìn chung, để xin hợp pháp hoá lãnh sự giấy xác nhận độc thân bạn cần chuẩn bị một số hồ sơ, giấy tờ thủ tục dưới đây:
- Tờ khai chứng nhận lãnh sự / hợp pháp hóa lãnh sự theo mẫu LS / HPH – 2012 / TK;
- Bản photo bản dịch của giấy xác nhận độc thân;
- Bản gốc giấy xác nhận độc thân;
- Đối với trường hợp nộp trực tiếp cần có thêm giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu.
– Quy trình hợp pháp hóa tại Việt Nam:
Đối với người nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam, cần phải xin giấy xác nhận độc thân và hoàn tất những quy trình dưới đây mới có thể đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam, cụ thể:
+ Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ kết hôn ở nước ngoài;
+ Bước 2: Xác nhận của cơ quan Bộ Ngoại giao nước ngoài;
+ Bước 3: Chuẩn bị đầy đủ Chứng nhận hợp pháp hóa lãnh sự tại Đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài và Đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam;
+ Bước 4: Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, gửi đến Bộ Ngoại Giao Việt Nam;
+ Bước 5: Dịch hồ sơ ra tiếng Việt Nam và công chứng hồ sơ.
– Quy trình hợp pháp hóa tại nước ngoài:
Đối với công dân Việt Nam kết hôn với công dân nước ngoài cũng thực hiện xin giấy xác nhận độc thân và thực hiện đầy đủ quy trình mới có thể ra nước ngoài kết hôn, cụ thể như sau:
+ Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ kết hôn ở Việt Nam;
+ Bước 2: Tiến hành dịch thuật các giấy tờ cần thiết ra tiếng nước ngoài và công chứng hồ sơ;
+ Bước 3: Xác nhận của cơ quan Bộ Ngoại giao Việt Nam;
+ Bước 4: Chứng nhận Lãnh sự / Hợp pháp hóa lãnh sự Đại sứ quán / Lãnh sự quán của nước ngoài ở Việt Nam. Hoặc chứng nhận lãnh sự / Hợp pháp hóa lãnh sự tại Đại sứ quán / Lãnh sự quán Việt nam ở nước ngoài.
– Địa điểm thực hiện hợp pháp hóa lãnh sự giấy xác nhận độc thân:
Căn cứ theo quy định của Thông tư 01/2012/TT-BNG ngày 20 tháng 03 năm 2012 của Bộ Ngoại giao hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định 111/2011/NĐ-CP ngày 5 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự, Cơ quan có thẩm quyền hợp pháp hóa lãnh sự giấy xác nhận độc thân bao gồm:
- Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự ở nước ngoài;
- Cục Lãnh sự (Bộ ngoại giao Việt Nam), địa chỉ tại 40 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội;
- Sở ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ tại 184 Bis Pasteur, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh;
- Cơ quan Ngoại vụ địa phương được Bộ Ngoại giao ủy quyền tiếp nhận hồ sơ chứng nhận lãnh sự, hợp thức hóa lãnh sự. Danh sách các cơ quan này được thông báo và cập nhật thường xuyên trên Cổng thông tin điện tử về công tác lãnh sự tại địa chỉ.
Lưu ý: Đối với những công dân ở xa 2 đơn vị chính đã nêu trên có thể nộp hồ sơ về địa chỉ của 2 đơn vị nêu trên qua Bưu điện Việt Nam.
– Các giấy tờ tài liệu được miễn hợp pháp hoá lãnh sự:
+ Giấy tờ, tài liệu được miễn chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hoá lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên; hoặc theo nguyên tắc có đi có lại;
+ Giấy tờ, tài liệu được chuyển giao trực tiếp hoặc qua đường ngoại giao giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài;
+ Giấy tờ, tài liệu được miễn chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam;
+ Giấy tờ, tài liệu mà cơ quan tiếp nhận của Việt Nam hoặc của nước ngoài không yêu cầu phải hợp pháp hoá lãnh sự, chứng nhận lãnh sự phù hợp với quy định pháp luật tương ứng của Việt Nam hoặc của nước ngoài.
– Các giấy tờ, tài liệu không được hợp pháp hoá lãnh sự:
+ Giấy tờ, tài liệu bị sửa chữa, tẩy xoá nhưng không được đính chính theo quy định của pháp luật;
+ Giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hoá lãnh sự có các chi tiết mâu thuẫn nhau;
+ Giấy tờ, tài liệu giả mạo hoặc chưa được cấp, chứng nhận sai thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
+ Giấy tờ, tài liệu có chữ ký; con dấu không phải là chữ ký gốc, con dấu gốc;
+ Giấy tờ, tài liệu có nội dung xâm phạm lợi ích của Nhà nước Việt Nam.
Lưu ý: Khi chuẩn bị giấy tờ đề nghị hợp pháp hoá lãnh sự hay giấy chứng nhận lãnh sự, cần đảm bảo:
- Giấy tờ có từ 02 tờ trở lên phải có dấu giáp lai giữa các tờ;
- Giấy tờ của nước ngoài cần được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài chứng nhận (đại diện ngoại giao, lãnh sự, hoặc cơ quan được uỷ quyền khác) trước khi được phía Việt Nam hợp pháp hoá lãnh sự để được sử dụng tại Việt Nam;
- Giấy tờ không bị rách, tẩy xoá, làm giả mạo hay có mục đích không chính đáng
– Thời gian giải quyết hợp pháp hoá lãnh sự giấy tuyên thệ độc thân:
Theo quy định của pháp luật, thời hạn giải quyết hồ sơ là 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp hồ sơ có số lượng từ 10 giấy tờ, tài liệu trở lên; thì thời hạn giải quyết có thể dài hơn nhưng không quá 05 ngày làm việc. Như vậy, thời hạn giải quyết quy định về thời hạn này được tính trên cơ sở số lượng giấy tờ, tài liệu đề nghị hợp pháp hoá lãnh sự; không kể giấy tờ, tài liệu đó có một hay nhiều trang.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho Bộ Ngoại giao. Ngay sau khi nhận được trả lời, Bộ Ngoại giao giải quyết và thông báo kết quả cho người đề nghị. Người nộp hồ sơ có thể nhận kết quả trực tiếp tại trụ sở cơ quan theo giấy biên nhận hồ sơ; hoặc hồ sơ được gửi trả qua đường bưu điện cho đương sự.
– Chi phí hợp pháp hoá lãnh sự:
Chi phí hợp pháp hoá lãnh sự được quy định tại Điều 8 Nghị định 111/2011/NĐ-CP và Thông tư 157/2016/TT-BTC. Theo đó, người đề nghị hợp pháp hoá lãnh sự phải nộp các chi phí sau:
- Người đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hoá lãnh sự phải nộp lệ phí;
- Mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính;
- Trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện, người đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hoá lãnh sự phải trả cước phí bưu điện hai chiều.
Cụ thể, chi phí hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật, như sau:
- Phí hợp pháp hoá lãnh sự: 30.000 đồng/bản/lần;
- Phí chứng nhận lãnh sự: 30.000 đồng/bản/lần;
- Phí cấp bản sao giấy tờ, tài liệu: 5000 đồng/bản/lần;
- Phí gửi và nhận hồ sơ qua bưu điện (nếu có): Theo quy định của dịch vụ bưu chính.
Lưu ý,
- Chi phí hợp pháp hoá lãnh sự và chứng nhận lãnh sự được thu bằng đồng Việt Nam (VNĐ);
- Lệ phí nộp cùng lúc với nộp hồ sơ và biên lai thu phí được trả khi nhận kết quả;
- Để sử dụng giấy tờ tài liệu nước ngoài tại Việt Nam, bạn cần thêm bước chứng nhận lãnh sự tại cơ quan có thẩm quyền của nước đó. Để sử dụng tài liệu giấy tờ Việt Nam tại nước ngoài, bạn cần thêm bước hợp pháp hoá lãnh sự tại cơ quan có thẩm quyền của nước đó. Mức phí sẽ quy định khác nhau theo từng quốc gia;
- Có một số giấy tờ tài liệu không thu lệ phí chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hoá lãnh sự.
3. Thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự giấy xác nhận độc thân tại Việt Nam
– Hồ sơ yêu cầu hợp pháp hoá lãnh sự giấy tờ, tài liệu cấp tại nước ngoài để sử dụng tại Việt Nam:
- Tờ khai chứng nhận/hợp pháp hoá lãnh sự theo mẫu số LS/HPH-2012/TK hoặc bản in tờ khai hợp pháp hoá lãnh sự online;
- Bản chính giấy tờ tuỳ thân (chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu) đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp; hoặc bản sao giấy tờ tuỳ thân đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện;
- Giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hoá lãnh sự, đã được Bộ Ngoại giao hoặc cơ quan có thẩm quyền khác của nước ngoài nơi có Cơ quan đại diện Việt Nam hoặc Cơ quan đại diện Việt Nam kiêm nhiệm chứng nhận;
- 01 bản dịch giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hoá lãnh sự snag tiếng Việt, tiếng Anh hoặc tiếng nước ngoài mà cán bộ tiếp nhận hồ sơ có thể hiểu được, nếu giấy tờ, tài liệu đó không được lập bằng các thứ tiếng trên;
- 01 bản chụp giấy tờ, tài liệu đã được chứng nhận và 01 bản chụp bản dịch nêu trên;
- 01 bản gốc và 01 bản sao giấy tờ liên quan, tài liệu liên quan nếu cần kiểm tra tính xác thực của giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hoá lãnh sự.
Lưu ý: Khi chuẩn bị hồ sơ chứng nhận lãnh sự hay hợp pháp hoá lãnh sự thì giấy tờ có từ 02 tờ trở lên phải có dấu giáp lai giữa các tờ.
– Quy trình hợp pháp hoá lãnh sự giấy tờ nước ngoài ở Việt Nam:
Để có thể sử dụng giấy tờ nước ngoài tại Việt Nam, bạn cần thực hiện 02 bước sau:
+ Bước 1: Chứng thực giấy tờ, tài liệu cấp tại nước ngoài.
Công tác chứng thực này được thực hiện tại:
- Cơ quan ngoại giao thẩm quyền nằm ở các quốc gia nơi các văn bản đã được ban hành, hoặc
- Bộ phận ngoại giao có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự đặt tại Việt Nam.
+ Bước 2: Hợp pháp hoá lãnh sự.
Trong bước này,
- Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị bộ hồ sơ hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định tại mục hồ sơ đã nêu trên;
- Sau đó, nộp bồ hồ sơ đã chuẩn bị lên cơ quan có thẩm quyền hợp pháp hoá lãnh sự của Việt Nam để hợp pháp hoá lãnh sự;
- Sau khi nhận được giấy tờ, tài liệu đã được hợp pháp hoá lãnh sự, bạn sẽ dịch thuật công chứng ra tiếng Việt để sử dụng tại Việt Nam. Bạn không cần thực hiện mục này nếu giấy tờ, tài liệu đó đã có tiếng Việt.
4. Thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự giấy xác nhận độc thân tại nước ngoài
– Hồ sơ yêu cầu chứng nhận lãnh sự giấy tờ, tài liệu cấp tại Việt Nam để sử dụng tại nước ngoài:
- Tờ khai chứng nhận / hợp pháp hoá lãnh sự theo mẫu số LS/HPH-2012/TK hoặc bản in tờ khai hợp pháp hoá lãnh sự;
- Bản chính giấy tờ tuỳ thân (chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu) đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp; hoặc bản sao giấy tờ tuỳ thân đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện. Giấy tờ này không cần phải chứng thực;
- Giấy tờ, tài liệu đề nghị được chứng nhận lãnh sự;
- 01 bản chụp giấy tờ, tài liệu đề nghị được chứng nhận lãnh sự;
- 01 phong bì có ghi rõ địa chỉ người nhận (nếu hồ sơ gửi qua đường bưu điện và yêu cầu trả kết quả qua đường bưu điện);
- 01 bản gốc và 01 bản sao giấy tờ liên quan, tài liệu liên quan nếu cần kiểm tra tính xác thực của giấy tờ, tài liệu đề nghị được chứng nhận lãnh sự.
– Thủ tục nhận giấy chứng nhận lãnh sự giấy tờ Việt Nam:
Để có thể sử dụng giấy tờ Việt Nam tại nước ngoài, bạn cần thực hiện theo quy trình sau:
+ Bước 1: Chứng nhận lãnh sự. Bạn cần chuẩn bị hồ sơ chứng nhận lãnh sự đã nếu tại mục hồ sơ ở trên. Sau đó nộp hồ sơ tới cơ quan có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự của Việt Nam để chứng nhận lãnh sự;
+ Bước 2: Hợp pháp hoá lãnh sự. Bạn mang giấy tờ đã được hợp pháp hoá lãnh sự bởi cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, cùng hồ sơ yêu cầu đến cơ quan có thẩm quyền hợp pháp hoá lãnh sự của quốc gia mà bạn sẽ sử dụng giấy tờ đó để hợp pháp hoá lãnh sự.
Cơ quan đó có thể là:
- Cơ quan ngoại giao thẩm quyền nằm ở các quốc gia nơi các văn bản được ban hành, hoặc
- Bộ phận ngoại giao có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự đặt ở Việt Nam
Tóm lại, người Việt Nam và công dân Hoa Kỳ muốn tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn tại Việt Nam, cần chuẩn bị giấy xác nhận tình trạng độc thân đối với công dân Việt Nam, và tuyên thệ độc thân đối với công dân Mỹ. Công dân Mỹ có thể xin tuyên thệ độc thân tại Lãnh sự quán Mỹ ở Việt Nam, kèm theo đó là Bản xác nhận thay thế giấy chứng nhận không cản trở việc kết hôn. Tuy nhiên, tuyên thệ độc thân chỉ có hiệu lực trong vòng 6 tháng, đồng thời tuyên thệ độc thâm phải được hợp pháp hóa tại Cục lãnh sự để có thể sử dụng đăng ký kết hôn tại Việt Nam.
Mọi vướng mắc hay không hiểu về vấn đề này hay bất kỳ vấn đề pháp lý liên quan nào khác, quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí của công ty Luật LVN Group chúng tôi 1900.0191 để nhanh chóng nhận được lời giải đáp kịp thời, nhanh chóng đến từ đội ngũ Luật sư của LVN Group và chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm chuyên môn. Rất mong nhận được sự hợp tác của quý khách hàng. Trân trọng!