Cơ sở pháp lý có liên quan và được sử dụng trong bài viết:

– Luật Chuyển giao công nghệ ngày 19 tháng 6 năm 2017;

– Luật Khoa học và công nghệ ngày 18 tháng 6 năm 2013;

– Nghị định số 76/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ;

– Nghị định số 95/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;

– Thông tư 06/2021/TT-BKHCN hướng dẫn quản lý Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2030.

1. Trách nhiệm, quyền hạn của Bộ Khoa học và Công nghệ về quản lý chương trình 

– Chỉ đạo, điều hành tổ chức thực hiện Chương trình theo phân công của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 118/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2030.

– Hướng dẫn xác định, tuyển chọn, giao trực tiếp và thẩm định kinh phí nhiệm vụ; phê duyệt Danh mục nhiệm vụ; phê duyệt nội dung, kinh phí nhiệm vụ; ký hợp đồng thực hiện nhiệm vụ; tổ chức kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện nhiệm vụ; điều chỉnh và chấm dứt hợp đồng thực hiện nhiệm vụ; phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua sắm máy móc, thiết bị, hàng hóa, nguyên vật liệu và dịch vụ bằng kinh phí từ ngân sách nhà nước của các nhiệm vụ; tổ chức đánh giá, nghiệm thu, công nhận kết quả và thanh lý hợp đồng thực hiện nhiệm vụ thuộc Chương trình.

– Tổng hợp quyết toán kinh phí hàng năm của các nhiệm vụ thuộc Chương trình gửi Bộ Tài chính.

– Phê duyệt nội dung và kinh phí hoạt động chung của Chương trình; tổng hợp và cân đối tổng dự toán kinh phí thực hiện Chương trình để bố trí vào kế hoạch ngân sách khoa học và công nghệ hàng năm. Phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc bảo đảm tài chính cho hoạt động của Chương trình.

– Đánh giá kết quả, tổng kết hoạt động Chương trình; báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình và kết quả thực hiện Chương trình.

– Thực hiện các nhiệm vụ khác theo ủy quyền của Trưởng Ban Chỉ đạo.

2. Trách nhiệm của đơn vị quản lý các nhiệm vụ về Chương trình

Đơn vị quản lý các nhiệm vụ của Chương trình là Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, có trách nhiệm:

– Chủ trì thực hiện kêu gọi, tiếp nhận, tổng hợp danh mục đề xuất nhiệm vụ thuộc Chương trình; tổ chức xác định, tuyển chọn, giao trực tiếp, thẩm định kinh phí nhiệm vụ; ký hợp đồng thực hiện nhiệm vụ; xác nhận khối lượng công việc; đánh giá, nghiệm thu, công nhận kết quả và thanh lý hợp đồng các nhiệm vụ thuộc Chương trình.

– Trình Lãnh đạo Bộ kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua sắm máy móc, thiết bị, hàng hóa, nguyên vật liệu và dịch vụ bằng kinh phí từ ngân sách nhà nước của các nhiệm vụ.

– Chủ trì xây dựng kế hoạch, lập dự toán ngân sách, tổ chức thực hiện Chương trình; xây dựng báo cáo định kỳ, sơ kết giữa kỳ, báo cáo đánh giá và tổng kết việc thực hiện Chương trình; tổ chức sơ kết và tổng kết hoạt động của Chương trình.

– Phối hợp với Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia thực hiện kiểm tra, đánh giá định kỳ hoặc đột xuất nhiệm vụ, điều chỉnh kinh phí, chấm dứt hợp đồng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và xử lý tài sản sau khi kết thúc nhiệm vụ của Chương trình.

– Đề xuất với Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về hình thức tôn vinh, khen thưởng tổ chức, cá nhân có nhiều thành tích trong hoạt động sáng tạo, đổi mới công nghệ mang lại hiệu quả kinh tế – xã hội.

– Thực hiện quản lý nhiệm vụ khác triển khai định kỳ nhằm hỗ trợ đổi mới công nghệ; xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu về hiện trạng, trình độ và năng lực công nghệ trong các ngành, lĩnh vực; về công nghệ mới, công nghệ tiên tiến, chuyên gia công nghệ và mạng lưới tư vấn kết nối tự động để khai thác các cơ sở dữ liệu này phục vụ đổi mới công nghệ.

– Xây dựng, duy trì, cập nhật tình hình thực hiện các nhiệm vụ trên trang tin điện tử của Chương trình; thông tin tuyên truyền về hoạt động của Chương trình; phổ biến và nhân rộng kết quả thực hiện các nhiệm vụ thuộc Chương trình; vận hành các tiện ích công nghệ, phần mềm quản lý, tổ chức thực hiện Chương trình online/offline.

– Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ giao.

3. Trách nhiệm của đơn vị quản lý kinh phí thực hiện các nhiệm vụ về Chương trình

Đơn vị quản lý kinh phí thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình là Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, có trách nhiệm:

– Chủ trì, phối hợp với Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ tài chính, quản lý kinh phí, cấp kinh phí, xác nhận kinh phí, thanh quyết toán kinh phí; kiểm tra, đánh giá định kỳ hoặc đột xuất nhiệm vụ, điều chỉnh kinh phí, chấm dứt hợp đồng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ; xử lý tài sản sau khi kết thúc nhiệm vụ của Chương trình và các nhiệm vụ khác được giao liên quan đến quản lý kinh phí thực hiện Chương trình theo các quy định quản lý tài chính của Chương trình và các quy định hiện hành về sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước.

– Phối hợp với Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ thực hiện xây dựng kế hoạch, lập dự toán ngân sách thực hiện Chương trình; tuyển chọn, giao trực tiếp, thẩm định kinh phí nhiệm vụ; ký hợp đồng thực hiện nhiệm vụ; đánh giá, nghiệm thu, công nhận kết quả và thanh lý hợp đồng các nhiệm vụ của Chương trình; trình Lãnh đạo Bộ kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua sắm máy móc, thiết bị, hàng hóa, nguyên vật liệu và dịch vụ bằng kinh phí từ ngân sách nhà nước của các nhiệm vụ.

– Phối hợp với đơn vị có liên quan xây dựng báo cáo định kỳ, sơ kết giữa kỳ, báo cáo đánh giá và tổng kết việc thực hiện Chương trình, tổ chức sơ kết và tổng kết hoạt động của Chương trình theo chức năng được phân công.

4. Quy định về trách nhiệm của Ban Chủ nhiệm Chương trình

– Ban Chủ nhiệm Chương trình do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ thành lập. Ban Chủ nhiệm Chương trình gồm 09 đến 11 thành viên, trong đó có Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm, Ủy viên thư ký và các ủy viên khác do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ bổ nhiệm.

– Ban Chủ nhiệm Chương trình thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Điều 8 của Thông tư số 05/2015/TT-BKHCN ngày 12 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định tổ chức quản lý các Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia và Quy chế hoạt động của Ban Chủ nhiệm Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

5. Trách nhiệm, quyền hạn của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

Đối với trách nhiệm, quyền hạn của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được quy định tại Điều 17 của Nghị định số 95/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ, theo đó:

– Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân đăng ký tham gia Chương trình.

– Đề xuất nhiệm vụ và đề xuất đặt hàng nhiệm vụ khoa học và công nghệ tham gia Chương trình gửi Bộ Khoa học và Công nghệ theo quy định tại Thông tư số 07/2014/TT-BKHCN ngày 26 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định trình tự, thủ tục xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia sử dụng ngân sách nhà nước và Thông tư số 03/2017/TT-BKHCN ngày 03 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 07/2014/TT-BKHCN. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ trong thẩm quyền quản lý, thuộc nội dung của Chương trình.

– Phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ xác định nhiệm vụ, theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ do Bộ, ngành, địa phương đề xuất đặt hàng.

– Hàng năm, báo cáo tình hình thực hiện Chương trình gửi Bộ Khoa học và Công nghệ.

6. Trách nhiệm, quyền hạn của tổ chức chủ trì và chủ nhiệm nhiệm vụ

Trách nhiệm và quyền hạn của Tổ chức chủ trì 

a) Xây dựng, hoàn thiện hồ sơ tuyển chọn, thẩm định nhiệm vụ theo quy định;

b) Ký hợp đồng thực hiện nhiệm vụ với Bộ Khoa học và Công nghệ: chịu trách nhiệm về tổ chức thực hiện, quản lý, khai thác và chuyển giao kết quả thực hiện nhiệm vụ, tổ chức đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với kết quả của nhiệm vụ và quản lý tài sản hình thành từ nhiệm vụ theo quy định của pháp luật;

c) Định kỳ báo cáo tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ gửi Bộ Khoa học và Công nghệ (6 tháng, hàng năm); nêu các vấn đề phát sinh, đề xuất phương án giải quyết và báo cáo Bộ Khoa học và Công nghệ;

d) Quản lý, sử dụng kinh phí đúng mục đích, có hiệu quả; thực hiện báo cáo, thanh quyết toán kinh phí của nhiệm vụ theo quy định; tổng hợp, báo cáo Bộ Khoa học và Công nghệ về tình hình cấp phát, sử dụng và quyết toán kinh phí hàng năm và tổng quyết toán khi kết thúc nhiệm vụ;

đ) Chủ trì việc tổ chức tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Thông tư số 11/2014/TT-BKHCN ngày 30 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia sử dụng ngân sách nhà nước.

Trách nhiệm và quyền hạn của Chủ nhiệm

a) Tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về giá trị khoa học, trình độ công nghệ, hiệu quả của nhiệm vụ; có phương án ứng dụng kết quả hoặc thương mại hóa sản phẩm từ kết quả của nhiệm vụ;

b) Quản lý, sử dụng kinh phí đúng mục đích, có hiệu quả; thực hiện báo cáo, thanh quyết toán kinh phí của nhiệm vụ theo quy định;

c) Đề xuất, kiến nghị với tổ chức chủ trì nhiệm vụ về những điều chỉnh cần thiết trong quá trình thực hiện nhiệm vụ (nếu có);

d) Phối hợp với tổ chức chủ trì thực hiện việc công bố, giao nộp, chuyển giao kết quả, sản phẩm của nhiệm vụ, đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, xử lý tài sản sau khi kết thúc nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.

 

(MK LAW FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến Luật sư của LVN Group, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)

Trên đây là nội dung Luật LVN Group đã sưu tầm và biên soạn. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số: 1900.0191 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng!

Luật LVN Group (Sưu tầm và biên tập).