Nội dung được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Hành chính của Công ty luật LVN Group
>> Luật sư tư vấn pháp luật Hành chính, gọi: 1900.0191
Cơ sở pháp lý:
– Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
– Luật xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 (hiệu lực 01/01/2022)
– Nghị định 120/2021/NĐ-CP (có hiệu lực 01/01/2022)
1. Phân công người trực tiếp giúp đỡ người được giáo dục
Điều 29 Nghị định 120/2021/NĐ-CP quy định về việc phân công người trực tiếp giúp đỡ người được giáo dục như sau:
Nguyên tắc phân công:
a) Người được phân công giúp đỡ là cộng tác viên công tác xã hội, cộng tác viên trẻ em hoặc người có uy tín trong dòng họ, cộng đồng dân cư hoặc người có kinh nghiệm giáo dục, quản lý người chưa thành niên trong cơ sở bảo trợ xã hội có điều kiện, năng lực và kinh nghiệm giáo dục, giúp đỡ người được giáo dục;
b) Một người có thể được phân công giáo dục, quản lý, giúp đỡ nhiều người nhưng không quá 03 người cùng một thời điểm.
Trường hợp người được phân công giúp đỡ không còn điều kiện giúp đỡ hoặc không hoàn thành trách nhiệm được giao, thì tổ chức được giao trách nhiệm giáo dục, quản lý phải kịp thời phân công người khác thay thế và phải thông báo bằng văn bản đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành hoặc nhận được quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở bảo trợ xã hội phân công một người trực tiếp giáo dục, quản lý, giúp đỡ người được giáo dục.
2. Kế hoạch giáo dục, quản lý, giúp đỡ người được giáo dục
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Quyết định phân công người trực tiếp giáo dục, quản lý, giúp đỡ người được giáo dục, căn cứ thời hạn áp dụng biện pháp, người được phân công phải xây dựng kế hoạch giáo dục, quản lý, giúp đỡ người được giáo dục.
Kế hoạch giáo dục, quản lý, giúp đỡ gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Nội dung và hình thức giáo dục;
b) Các biện pháp cụ thể để giám sát, hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ người được giáo dục, thời gian thực hiện, việc phối hợp với gia đình và tổ chức, cá nhân khác có liên quan;
c) Nội dung phối hợp với các cơ quan, tổ chức xã hội liên quan tại địa phương đối với trường hợp người chưa thành niên ở tại cơ sở bảo trợ xã hội;
d) Ý kiến của người đứng đầu tổ chức được giao giáo dục đối với kế hoạch giáo dục, quản lý, giúp đỡ.
Kế hoạch giáo dục, quản lý, giúp đỡ phải được gửi cho người được giáo dục, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để thực hiện và gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để lưu hồ sơ thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
3. Nội dung và hình thức giáo dục
Việc giáo dục tại xã, phường, thị trấn gồm các nội dung cơ bản sau đây:
a) Phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền, nghĩa vụ của công dân, các quy định của pháp luật liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật của người được giáo dục.
Phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống ma túy, về tác hại của việc sử dụng ma túy đối với sức khỏe, gia đình và cộng đồng cho đối tượng là người sử dụng trái phép chất ma túy;
b) Giáo dục về kỹ năng sống, hỗ trợ học văn hóa, hướng nghiệp, dạy nghề, hỗ trợ tìm việc làm cho người được giáo dục;
c) Tổ chức cho người được giáo dục tham gia các hoạt động công ích tại cộng đồng với hình thức phù hợp;
d) Giáo dục về truyền thống tốt đẹp của quê hương, đất nước;
d) Các biện pháp bảo vệ, hỗ trợ khác theo quy định của pháp luật nhằm thúc đẩy việc phục hồi và tái hòa nhập cộng đồng.
Việc giáo dục tại xã, phường, thị trấn có thể được thực hiện bằng các hình thức cơ bản sau đây:
a) Gặp gỡ trực tiếp gia đình, người được giáo dục;
b) Giới thiệu tham gia các lớp học về kỹ năng sống, các lớp hướng nghiệp, dạy nghề, tìm việc làm;
c) Cung cấp tài liệu giáo dục tại xã, phường, thị trấn và mời chuyên gia, người có trình độ, chuyên môn nghiệp vụ tham gia giáo dục cho người được giáo dục;
d) Thông báo bằng văn bản về gia đình, người được giáo dục về các biện pháp giáo dục, quản lý;
d) Yêu cầu người được giáo dục làm cam kết thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp giáo dục, quản lý;
e) Tổ chức cuộc họp góp ý tại địa bàn dân cư ở cơ sở trong trường hợp cần thiết.
Không tổ chức cuộc họp góp ý đối với trường hợp người được giáo dục là người chưa thành niên.
4. Cam kết của người được giáo dục
Theo quy định tại Điều 32 Nghị định 120/2021/NĐ-CP, Người được giáo dục gửi bản cam kết về việc chấp hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn cho cơ quan, tổ chức được giao giáo dục, quản lý và phải nghiêm chỉnh thực hiện cam kết của mình.
Nội dung cam kết gồm:
a) Chấp hành nghiêm pháp luật, nghiêm túc sửa chữa sai phạm;
b) Thực hiện tốt nghĩa vụ học tập, tu dưỡng, rèn luyện;
c) Tham gia các chương trình học tập hoặc dạy nghề phù hợp;
d) Tham gia các hoạt động công ích với hình thức phù hợp;
đ) Tham gia các chương trình tham vấn, phát triển kỹ năng sống phù hợp được tổ chức tại địa phương;
e) Có mặt khi được yêu cầu;
g) Thực hiện nghiêm quy định về việc vắng mặt tại nơi cư trú.
Trường hợp người được giáo dục không biết chữ hoặc không thể viết được cam kết thì có thể nhờ người khác viết hộ, người được giáo dục phải điểm chỉ vào từng trang của bản cam kết.
Cam kết của người chưa thành niên phải có ý kiến của cha, mẹ hoặc người giám hộ.
5. Quyền và nghĩa vụ của người được phân công giúp đỡ
Điều 35 Nghị định 120/2021/NĐ-CP quy định về quyền và nghĩa vụ của người được phân công giúp đỡ như sau:
Quyền của người được phân công giúp đỡ:
a) Gặp gỡ người được giáo dục, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên và những người có liên quan để động viên, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, khó khăn của người được giáo dục để tìm biện pháp giúp đỡ;
b) Yêu cầu người được giáo dục thực hiện việc báo cáo theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 33 Nghị định này;
c) Đề xuất với tổ chức được giao giáo dục, quản lý, Ủy ban nhân dân cấp xã tạo điều kiện thuận lợi để giáo dục, quản lý người được giáo dục;
d) Đề nghị các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tạo điều kiện cho người được giáo dục tham gia học tập, tìm kiếm việc làm, ổn định cuộc sống;
đ) Tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm giáo dục, giúp đỡ người được giáo dục;
e) Nhận kinh phí hỗ trợ dành cho người được phân công giúp đỡ.
Nghĩa vụ của người được phân công giúp đỡ:
a) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục, quản lý, giúp đỡ người được giáo dục;
b) Phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan khác và gia đình của người được giáo dục trong việc giáo dục, quản lý đối tượng và giúp đỡ họ trở thành người có ích cho xã hội.
Phối hợp chặt chẽ với gia đình, nhà trường, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hoặc Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh để tạo điều kiện cho người chưa thành niên được giáo dục tham gia sinh hoạt câu lạc bộ, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, lao động, thể dục thể thao và các hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh khác;
c) Giúp đỡ, động viên người được giáo dục; hỗ trợ, giới thiệu người được giáo dục tham gia các chương trình tham vấn, phát triển kỹ năng sống phù hợp được tổ chức tại địa phương; hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ trợ giúp pháp lý theo quy định;
d) Hướng dẫn thực hiện quyền, nghĩa vụ của người được giáo dục;
đ) Đề xuất với Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tạo điều kiện cho họ tham gia học tập, tìm kiếm việc làm;
e) Ghi sổ theo dõi và định kỳ hằng tháng báo cáo tổ chức được giao giáo dục, quản lý;
g) Báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã về việc thực hiện quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
6. Quyền và nghĩa vụ của người được giáo dục trong thời gian chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
Người được giáo dục trong thời gian chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn có quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 36 Nghị định 120/2021/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
Quyền của người được giáo dục:
a) Được lao động, học tập, sinh hoạt tại nơi cư trú, được hướng dẫn thực hiện thủ tục khai báo tạm vắng, đăng ký thường trú, tạm trú;
b) Được tạo điều kiện tìm việc làm; được xem xét hỗ trợ cho vay vốn từ các ngân hàng chính sách xã hội, các quỹ xã hội, quỹ từ thiện, nhân đạo ở địa phương trong trường hợp là người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn;
c) Được tham gia các chương trình học tập hoặc dạy nghề; các chương trình tham vấn, phát triển kỹ năng sống phù hợp được tổ chức tại địa phương;
d) Được đề đạt nguyện vọng, kiến nghị của mình đối với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Trưởng Công an cấp xã, tổ chức xã hội, nhà trường và người được phân công giúp đỡ;
đ) Được vắng mặt tại nơi cư trú hoặc thay đổi nơi cư trú theo quy định;
e) Khiếu nại, khởi kiện quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và các hành vi hành chính khác trong quá trình chấp hành quyết định.
Nghĩa vụ của người được giáo dục:
a) Chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước;
b) Tích cực tham gia lao động, học tập, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân, nội quy, quy định của địa phương nơi cư trú;
c) Chịu sự giáo dục, quản lý của cơ quan và tổ chức xã hội và người được phân công giúp đỡ; người chưa thành niên được giáo dục còn nhận sự giáo dục, quản lý của gia đình và nhà trường;
d) Thực hiện nghiêm nội dung đã cam kết;
đ) Có mặt khi người có thẩm quyền yêu cầu;
e) Thông báo, báo cáo về lý do, thời gian vắng mặt tại nơi cư trú và nơi đến lưu trú trong trường hợp được vắng mặt tại nơi cư trú theo quy định.
7. Bản cam kết của người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn
>>> Mẫu bản cam kết số 01 ban hành kèm theo Nghị định 120/2021/NĐ-CP
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
BẢN CAM KẾT
Của người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn về việc chấp hành biện pháp*
Kính gửi: (1) ……………………………………………………………….
1. Tôi tên là: …………………………………………………………… Giới tính:…………………
Ngày, tháng, năm sinh: …/…/……
Nơi thường trú/tạm trú: …………………………………………………………………………………………
Nơi ở hiện tại: …………………………………………………………………………………………………….
Số định danh cá nhân/CMND/Hộ chiếu: …………………………………………………………………. ;
ngày cấp: …/…/……; nơi cấp: ……………………………………………………………………………….
Dân tộc: ……………………………… Tôn giáo: ………………… Trình độ học vấn: ……..
Nghề nghiệp: ……………………………………………………………………………………………………..
Nơi làm việc/học tập: …………………………………………………………………………………………..
Là người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo Quyết định số: …/QĐ-XPTT ngày …/…./…. của Chủ tịch UBND (2) ……………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………………..
2. Tôi xin cam kết chấp hành nghiêm biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, cụ thể như sau:
a) Về việc chấp hành pháp luật, sửa chữa những sai phạm:
………………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………………..
b) Về việc thực hiện nghĩa vụ học tập, tu dưỡng, rèn luyện:
………………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………………..
c) Về việc tham gia các chương trình học tập hoặc dạy nghề:
………………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………………..
d) Về việc tham gia và hình thức tham gia các hoạt động công ích:
………………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………………..
đ) Về việc tham gia các chương trình tham vấn, phát triển kỹ năng sống tại địa phương:
………………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………………..
e) Có mặt khi có yêu cầu và không rời khỏi nơi cư trú khi không được phép.
|
(2) …., ngày … tháng …. năm …. |
Ý KIẾN CỦA NGƯỜI |
……NGƯỜI VIẾT CAM KẾT |
<Ý KIẾN CỦA CHA, MẸ |
|
___________________
* Mẫu này được sử dụng để cam kết về việc chấp hành biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn quy định tại Điều 32 Nghị định số: …/2021/NĐ-CP.
(*) Áp dụng đối với trường hợp người cam kết về việc chấp hành biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn là người chưa thành niên.
(1) Ghi tên của cơ quan/tổ chức được giao trách nhiệm giáo dục, quản lý người chấp hành biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
(2) Ghi địa danh theo hướng dẫn về thể thức của Chính phủ.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự – Công ty luật LVN Group