1. Vận Đơn

– Vận đơn (Bill of Lading – viết tắt là B/L) là chứng từ vận chuyển đuờng biển do người vận chuyển hoặc đại diện của họ ký phát cho người giao hàng sau khi hàng hóa đã được xếp lên tàu hoặc sau khi đã nhận hàng hóa để vận chuyển đến nơi trả hàng. Trong thực tiễn hàng hải, người ký vận đơn thường là thuyền trưởng hoặc là đại lý của tàu nếu họ được thuyền trưởng ủy quyền.

Vận đơn là bằng chứng về việc người vận chuyển đã nhận hàng hóa với số lượng, chủng loại, tình trạng như được ghi trên vận đơn để vận chuyển đến nơi trả hàng; là bằng chứng về quyền sở hữu hàng hóa, có thể dùng để định đoạt, nhận hàng và là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.

Vận đơn được ký phát theo bộ gồm các bản gổc (original) và các bản sao (copy). Trọn bộ vận đơn gốc (full set) thường có ba bản gốc giống nhau. Khi thanh toán tiền hàng theo phương thức tín dụng chứng từ, người bán thường phải xuất trình trọn bộ vận đơn gốc mới được thanh toán tiền hàng.

Theo quy định của Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015

“Vận đơn là chứng từ vận chuyển làm bằng chứng về việc người vận chuyển đã nhận hàng hóa với số lượng, chủng loại, tình trạng như được ghi trong vận đơn để vận chuyển đến nơi trả hàng; bằng chứng về sở hữu hàng hóa dùng để định đoạt, nhận hàng và là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.”

Theo đó:

  • Chứng từ vận chuyển bao gồm vận đơn, vận đơn suốt đường biển, giấy gửi hàng đường biển và chứng từ vận chuyển khác. Mẫu vận đơn, vận đơn suốt đường biển do doanh nghiệp phát hành và phải được gửi, lưu tại cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hàng hải.
  • Người vận chuyển là người tự mình hoặc ủy quyền cho người khác giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển với người thuê vận chuyển.
  • Người vận chuyển thực tế là người được người vận chuyển ủy thác thực hiện toàn bộ hoặc một phần việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.

 

Trân trọng!

 

2. Vận đơn gồm những nội dung nào?

Theo quy định của pháp luật hàng hải hiện hành của Việt Nam, cụ thể tại khoản 1 điều 160 Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015 có quy định về nội dung của Vận bao gồm những nội dung như sau:

a. Tên và trụ sở chính của người vận chuyển;

b. Tên người giao hàng;

c. Tên người nhận hàng hoặc ghi rõ vận đơn được ký phát dưới dạng vận đơn theo lệnh hoặc vận đơn vô danh;

d. Tên tàu biển;

đ. Tên hàng, mô tả về chủng loại, kích thước, thể tích, số lượng đơn vị, trọng lượng hoặc giá trị hàng hóa, nếu xét thấy cần thiết;

e. Mô tả tình trạng bên ngoài hoặc bao bì hàng hóa;

g. Ký, mã hiệu và đặc điểm nhận biết hàng hóa mà người giao hàng đã thông báo bằng văn bản trước khi bốc hàng lên tàu biển và được đánh dấu trên từng đơn vị hàng hóa hoặc bao bì;

h. Giá dịch vụ vận chuyển và các khoản thu khác của người vận chuyển; phương thức thanh toán;

i. Nơi bốc hàng và cảng nhận hàng;

k. Cảng trả hàng hoặc chỉ dẫn thời gian, địa điểm sẽ chỉ định cảng trả hàng;

l. Số bản vận đơn gốc đã ký phát cho người giao hàng;

m. Thời điểm và địa điểm ký phát vận đơn;

n. Chữ ký của người vận chuyển hoặc thuyền trưởng hoặc đại diện khác có thẩm quyền của người vận chuyển.

Trong một vận đơn cần có các nội dung trên đây, với câu hỏi đặt ra là: Nếu thiếu một trong những nội dung này thì vận đơn có hợp pháp hay không? Câu trả lời là không, bởi nếu nếu vận đơn thiếu một hoặc một số nội dung ở phái trên nhưng phù hợp với quy định tại điều 148 về chứng từ vận chuyển của Bộ luật này thì điều đó sẽ không ảnh hưởng đến giá trị pháp lý của vận đơn.

Trân trọng!

 

3. Khai báo trị giá hàng trên vận đơn trong trường hợp nào?

Theo Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015 quy định trong trường hợp chủng loại, trị giá hàng hóa không được người gửi hàng, người giao hàng khai báo trước khi xếp hàng hoặc không được ghi rõ trong vận đơn, giấy gửi hàng đường biển hoặc chứng từ vận chuyển khác thì người vận chuyển chỉ có nghĩa vụ bồi thường mất mát hư hỏng hàng hóa trong giới hạn tối đa tương đương với 666,67 SDR/Kiện hàng hóa hoặc 2 SDR/Kg trọng lượng cả bì của số hàng hóa bị mất mát hư hỏng tùy theo trị giá hàng. Quy định này nhìn chung cũng phù hợp với thông lệ quốc tế (Công ước Hague Visby), tuy nhiên trong Công ước trên quy định glQa 666,67 SDR/Kiện và 2 SDR/kg cách tính nào cao hơn thì người vận chuyển phải bồi thường theo cách đó (Whichever is the higher) trong khi đó Bộ luật hàng hải Việt Nam lại quy định “tùy theo trị giá hàng”.

Ở đây, vấn đề trở nên phức tạp là ai sẽ quyết định khỉ nào thì áp dụng giới hạn 666,67 SDR và khi nào thì 2 SDR/ kg? Như vậy, khi người gửi hàng muốn được bồi thường theo trị giá hàng, tức là mức cao hơn giới hạn trách nhiệm nói trên thì người gửi hàng phải kê khai trị giá hàng lúc ký hợp đồng vận chuyển và trị giá hàng này phải được ghi vào vận đơn. Một khi đã như vậy thì ngoài tiền cước thông thường người gửi hàng còn phải trả thêm một khoản phụ phí khá cao gọi là “Ad Valorem’ phụ phí này tính bàằng tỷ lệ % của trị giá lô hàng đó quy định trong bảng giá cước (Tariff) của hãng tàu công bố.

Trân trọng!

 

4. Xác định trách nhiệm của người vận chuyển đối với việc giao hàng chậm ở cảng đích

Thông thường trong hợp đồng vận chuyển theo chuyến (Voyage Charter) (là hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được giao kết với điều kiện người vận chuyển dành cho người thuê vận chuyển nguyên tàu hoặc một phần tàu cụ thể để vận chuyển hàng hóa theo chuyến. Hợp đồng vận chuyển theo chuyến phải được giao kết bằng văn bản) áp dụng cho những lô hàng rời khối lượng lớn, người vận chuyển ít khi chịu trách nhiệm đối với việc hàng đến cảng đích chậm trễ, trừ trường hợp người thuê vận chuyển có những bằng chứng rõ ràng đầy đủ để chứng minh rằng người vận chuyển đã cố ý gây ra sự chậm trễ đó. Trong các vận đơn cấp theo hợp đồng vận chuyển theo chuyến không bao giờ có điều khoản này kể cả khi áp dụng Qui tắc Hague Visby.

Ngược lại, trong các vận đơn vận tải đa phương thức hay vận đơn do các hãng tàu chở container phát hành thường có điều khoản về trách nhiệm của người vận chuyển đối với tổn thất đo hàng đến chậm gây ra.

Ví dụ, trong Điều 8.8 của vận đơn FIATA quy định như sau: “Nếu người giao nhận (tức người kinh doanh vận tải đa phương thức) chịu trách nhiệm về những thiệt hại xảy ra bởi sự chậm trễ khi giao trả hàng, hoặc là chịu trách nhiệm cho tổn thất hoặc thiệt hại phát sinh khác không phải là tổn thất và thiệt hại liên quan tới hàng hóa thì nghĩa vụ bồi thường của người giao nhận sẽ được giới hạn trong khoản tiền có giá trị tương đương gấp 2 lần số tiền cước theo như hợp đồng vận chuyển mà vận đơn này là bằng chứng”. Tiếp đó, Điều 8.8 quy định thêm “Trách nhiệm tổng cộng của người giao nhận trong bẩt cứ trường hợp nào cũng sẽ không lớn hơn mức giới hạn trách nhiệm cho tổn thất toàn bộ hàng hóa”.

Tuy nhiên, để được bồi thường khi hàng hóa đến cảng đích chậm tễ, lúc ký hợp đồng lưu cước chủ hàng cần khai rõ thời gian hàng cần đến cảng đích là bao giờ và yêu cầu này phải được người vận chuyển chấp nhận và ghi vào vận đơn. Một khi đã như vậy thì ngoài tiền cước thông thường, chủ hàng cần phải trả bổ sung một khoản tiền nữa gọi là phụ phí bảo đảm hàng đến đúng hạn. Khi xảy ra việc hàng đến chậm người khiếu nại phải chứng minh hai vấn đề:

Thứ nhất, là sự chậm trễ đó là hậu quả của sự chểnh mảng hay thiếu sót của người vân chuyển kể cả trong khâu quản lý nhân viên của mình,

Thứ hai, là sự chểnh mảng đó là cố ý và dự đoán thấy trước được. Một số hãng tàu chở container còn quy định thêm nếu hàng đến nơi ngoài 60 ngày so với lịch trình công bố trong lịch chạy tàu (sailing schedule) thì mới coi là hàng đến chậm. Nhìn chung, việc khiếu nại đòi bồi thường tổn thất hàng đến chậm là một công việc gian nan tốn kém cả thời gian lẫn tiền bạc.

Trân trọng!

 

5. Cảng dỡ hàng và trả hàng

Bến cảng theo quy định của Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015 quy định, đây là khu vực bao gồm vùng đất và vùng nước thuộc một cảng biển, được xây dựng cầu cảng, kho, bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, vùng nước trước cầu cảng, luồng hàng hải và các công trình phụ trợ khác. Bến cảng có một hoặc nhiều cầu cảng.

– Cơ sở pháp lý: Điều 187 Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015

Theo Điều 187 của Bộ luật quy định về: “dỡ hàng và trả hàng” như sau:

” 1. Việc dỡ hàng do thuyền trưởng quyết định. Người vận chuyển có nghĩa vụ thực hiện chu đáo việc dỡ hàng.

2. Người thuê vận chuyển có quyền định đoạt hàng hóa cho đến khi hàng được trả cho người nhận hàng hợp pháp, nếu chưa giao quyền này cho người khác; có quyền yêu cầu dỡ hàng trước khi tàu biển bắt đầu chuyến đi, thay đổi người nhận hàng hoặc cảng trả hàng sau khi chuyến đi đã bắt đầu với điều kiện phải bồi thường mọi tổn thất và chi phí liên quan.

3. Các quyền quy định tại khoản 2 Điều này không được áp dụng, nếu việc thực hiện gây ra sự chậm trễ đáng kể cho việc bắt đầu chuyến đi, trừ trường hợp người vận chuyển đồng ý.”

Trong điều luật này, quy định về quyền và nghĩa vụ của người vận chuyển khi dỡ, trả hàng.

Theo đó, việc dỡ hàng sẽ do thuyền trưởng quyết định. Bởi vì Thuyền trưởng là người có quyền chỉ huy cao nhất ở trên tàu biển, chỉ huy tàu theo chế độ thủ trưởng. Mọi người có mặt trên tàu biển phải chấp hành mệnh lệnh của thuyền trưởng. Thuyền trưởng sẽ chịu sự chỉ đạo của chủ tàu hoặc người thuê tàu, người khai thác tàu; trường hợp cần thiết để bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, bảo vệ môi trường trong khi vận hành tàu, thuyền trưởng có thể tự mình quyết định nhưng sau đó phải báo cáo với chủ tàu hoặc người thuê tàu, người khai thác tàu.

Khi được thuyền trưởng quyết định, người vận chuyển hàng sẽ có nghĩa vụ thực hiện chu đáo việc dỡ hàng.

Người thuê vận chuyển sẽ có quyền định đoạt hàng hóa của mình cho đến khi hàng được trả cho người nhận hàng hợp pháp, nếu chưa giao quyền này cho người khác; có quyền yêu cầu dỡ hàng trước khi tàu biển bắt đầu chuyến đi, thay đổi người nhận hàng hoặc cảng trả hàng sau khi chuyến đi đã bắt đầu với điều kiện phải bồi thường mọi tổn thất và chi phí liên quan. Tuy nhiên người thuê vận chuyển sẽ mất quyền định đoạt này nếu rơi vào trường hợp thực hiện việc định đoạt sẽ gây ra sự chậm trễ đáng kể cho việc bắt đầu chuyến đi. Nếu trường hợp người vận chuyển vẫn đồng ý với sự định đoạt mà gây chậm trễ thì vận được chấp nhận. đồng ý.

Trân trọng!