1. Phá hoại tài sản là gì?

  • Phá hoại tài sản là hành vi cố ý làm cho tài sản của người khác bị hư hại, giảm giá trị hoặc mất giá trị sử dụng hoặc khó có khả năng khôi phục lại. Hành vi này được thể hiện bằng nhiều phương thức khác nhau như: đập phá đồ đạc, đốt cháy đồ, cố tình để mặc tài sản của người khác bị hỏng..
  • Theo quy định tại Điều 105 Bộ luật dân sự 2015 thì tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.

 

2. Tại sao lại phá hoại tài sản của người khác? 

Có nhiều nguyên nhân dân đến tình trạng huỷ hoại tài sản của người khác, có thể xuất phát từ các nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan, hoặc cũng chỉ đơn giản là chính trong cá thể của những người thực hiện hành vi vi phạm hay nói cách khác cũng có thể là do bệnh lý

  • Do tâm lý trả thù, 
  • Do tâm lý bầy đàn, đám đông, bị lôi kéo
  • Do thích thể hiện bản ngã, thích thể hiện cái tôi
  • Do thiếu hụt về kinh tế, tâm lý bất cần, không sợ pháp luật, coi thường người khác
  • Do nhận thức hạn chế, thiếu hụt kỹ năng xã hội
  • Do là những đối tượng yếu thế dễ bị dụ dỗ như người bị nhiễm HIV, AIDS, ma tuý, mại dâm, người dưới 18 tuổi, những người là nạn nhân của những vụ bạo hành gia đình, bố mẹ li hôn, thiếu sự chăm sóc quản lý, dạy dỗ của người lớn…
  • Có nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng một khía cạnh nào đó thì nó còn có mối quan hệ liên quan đến bệnh lý tâm thần kinh, rối loạn khí sắc, những vấn đề về khó khăn trong kiểm soát hành vi, người phạm tội có thể huỷ hoại tài sản của người khác nhằm để giải toả cảm giác căng thẳng hình thành trong con người họ, không hẳn là một hành vi phạm tội , cũng không phải để trả thù hay để đạt được thứ gì đó cho bản thân dưới bất kỳ hình thức nào…

 

3. Đối tượng phá hoại tài sản của người khác thường như thế nào?

Đối tượng phá hoại tài sản

(Đối tượng thực hiện hành vi huỷ hoại tài sản – hình minh hoạ)

 

4. Phá hoại tài sản của người khác bị phạt tiền hay phạt tù?

4.1 Xử phạt vi phạm hành chính?

Căn cứ quy định tại Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự , an toàn xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội , phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ, phòng chống bạo lực gia đình  thì:

STT Tiêu chí Mức phạt
1 Mức phạt 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
2 Hành vi Huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cá nhân, tổ chức
3 Hình thức xử phạt bổ sung Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính tuỳ trường hợp. Trục xuất nếu người gây thiệt hại cho tài sản của người khác là người nước ngoài
4 Biện pháp khắc phục hậu quả

+ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được  do thực hiện hành vi vi phạm

+ Buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép

+ Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu

 

4.2 Hình phạt tù theo luật hình sự

Cơ sở pháp lý: căn cứ theo quy định tại Điều 178 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017, ta có thể phân tích các yếu tố cấu thành của tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản cụ thể như sau: 

STT Yếu tố cấu thành Nội dung
1 Chủ thể là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự
2 Khách thể Xâm phạm vào quyền sở hữu tài sản của người khác
3 Chủ quan lỗi cố ý
4 Khách quan

– Về hành vi: có một trong các hành vi sau đây: Có hành vi làm cho tài sản của người khác bị hư hỏng đến mức mất hẳn giá trị hoặc giá trị sử dụng hoặc bị tiêu huỷ hoàn toàn

– Dấu hiệu khác: có một trong các dấu hiệu sau đây giá trị tài sản bị thiệt hại phải từ 2 triệu đồng trở lên

Nếu thiệt hại dưới 2.000.000 đồng thì phải thuộc một trong các trường hợp sau: đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi mà còn vi phạm. Đã bị kết án về tội này chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ . Tài sản là di vật, cổ vật

 

5. Bồi thường thiệt hại 

Bên cạnh việc xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị khởi tố vụ án hình sự theo quy định tại Điều 178 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017 thì người thực hiện hành vi phạm tội còn phải thực hiện thủ tục bồi thường thiệt hại cho bị hại theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015, cụ thể:

  • Tài sản bị mất, bị huỷ hoại hoặc bị hư hỏng
  • Lợi ích gắn liên với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút
  • Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệu hại
  • Thiệt hại khác do luật quy định

 

6. Bị người khác phá hoại tài sản thì phải làm thế nào?

  • Kiên nhẫn sử dụng điện thoại thông minh để quay lại, chụp hình lại làm căn cứ chứng mình
  • Gọi ngay cho cơ quan công an nơi gần nhất
  • Gọi điện thoại cho người thân xung quanh để được giúp đỡ hỗ trợ
  • Bình tĩnh giải quyết vấn đề, vì có những truờng hợp người thực hiện hành vi phá hoại, làm hư hỏng tài sản của người khác có thể sẽ sẽ có sử dụng hung khí, vũ khí, hoặc có thể sẽ hoạt động có tổ chức, có bảo kê, người thực hiện hành vi sẽ có hành vi bất chấp
  • Thoả thuận mức độ bồi thường do bị tổn thất tài sản, bạn có thể tham khảo biên bản thoả thuận bồi thường thiệt hại tại đây
  • Trường hợp không thể thoả thuận được bạn có thể soạn hồ sơ khởi kiện hoặc đơn tố cáo đến cơ quan chức năng. 

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý, bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật qua tổng đài điện thoại, gọi ngay tới số : 1900.0191 để được giải đáp