Căn cứ vào Điều 1 Bộ luật Lao động năm 2019, phạm vi điều chỉnh của Bộ luật Lao động năm 2019 là quy định tiêu chuẩn lao động; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong quan hệ lao động và các quan hệ khác liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động; quản lý nhà nước về lao động.

Như vậy, so với quy định tại Bộ luật Lao động năm 2012 thì Bộ luật Lao động năm 2019 đã dùng thuật ngữ “tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở” để thay thế cho “tổ chức đại diện tập thể lao động”.

Đồng thời, tại khoản 3 Điều 3 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định rõ tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở là tổ chức được thành lập trên cơ sở tự nguyện của người lao động tại một đơn vị sử dụng lao động nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động thông qua thương lượng tập thể hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật về lao động. Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở bao gồm công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp.

Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến luật lao động, việc làm, bảo hiểm xã hội. Hãy gọi ngay: 1900.0191 để được Luật sư tư vấn pháp luật lao động trực tuyến qua tổng đài điện thoại.

Luật LVN Group (tổng hợp)