1. Phân biệt chủng tộc là gì ?

Phân biệt chủng tộc là niềm tin rằng các nhóm người sở hữu những đặc điểm hành vi khác nhau tương ứng với ngoại hình và có thể được phân chia dựa trên sự vượt trội của chủng tộc này so với chủng tộc khác. Nó cũng có thể có nghĩa là định kiến, phân biệt đối xử hoặc đối kháng nhắm vào người khác vì họ thuộc chủng tộc hoặc sắc tộc khác. Các biến thể hiện đại của phân biệt chủng tộc thường dựa trên nhận thức xã hội về sự khác biệt sinh học giữa các dân tộc. Những quan điểm này có thể ở dạng hành động xã hội, thực tiễn hoặc tín ngưỡng hoặc hệ thống chính trị trong đó các chủng tộc khác nhau được xếp hạng là vượt trội hoặc kém hơn nhau, dựa trên những đặc điểm, khả năng hoặc phẩm chất được thừa nhận chung.

Trong điều kiện của hệ thống chính trị (ví dụ, phân biệt chủng tộc) có hỗ trợ sự biểu hiện của định kiến hay ác cảm trong hành động kỳ thị hoặc pháp luật, phân biệt chủng tộc ý thức hệ có thể bao gồm liên quan đến các khía cạnh xã hội như nativism, bài ngoại, phân biệt đối xử, phân chia chủng tộc, thứ bậc xếp hạng, và chủ nghĩa thượng đẳng.

Trong khi các khái niệm về chủng tộc và sắc tộc được coi là riêng biệt trong khoa học xã hội đương đại, hai thuật ngữ này có một lịch sử tương đương lâu dài trong cách sử dụng phổ biến và tài liệu khoa học xã hội cũ. “Dân tộc” thường được sử dụng theo nghĩa gần gũi với một “truyền thống” theo truyền thống: sự phân chia các nhóm người dựa trên phẩm chất được coi là thiết yếu hoặc bẩm sinh cho nhóm (ví dụ: tổ tiên chung hoặc hành vi chia sẻ). Do đó, phân biệt chủng tộc và phân biệt chủng tộc thường được sử dụng để mô tả phân biệt đối xử trên cơ sở sắc tộc hoặc văn hóa, không phụ thuộc vào việc những khác biệt này được mô tả là phân biệt chủng tộc. Theo một công ước của Liên Hợp Quốc về phân biệt chủng tộc, không có sự phân biệt giữa các thuật ngữ “phân biệt chủng tộc” và “sắc tộc”. Công ước Liên hợp quốc kết luận thêm rằng sự vượt trội dựa trên sự phân biệt chủng tộc là sai về mặt khoa học, đáng lên án về mặt đạo đức, bất công xã hội và nguy hiểm. Công ước cũng tuyên bố rằng không có sự biện minh nào cho sự phân biệt chủng tộc, ở bất cứ đâu, trên lý thuyết hoặc trong thực tế.

Với mục đích nhanh chóng loại trừ sự phân biệt chủng tộc dưới mọi hình thức, ngày 07.3.1966, Công ước quốc tế về việc loại trừ mọi hình thức phân biệt chủng tộc đã được kí kết. Công ước có hiệu lực ngày 4.1.1969.

 

2. Nguyên nhân của phân biệt chủng tộc

Đâu là nguyên nhân của não trạng ‘phân biệt chủng tộc’? Có một hiện tượng đáng chú ý là khi một nhóm người bị khinh miệt, chính họ lại có nguy cơ gia tăng lòng phân biệt chủng tộc đối với các nhóm thấp kém hơn, như một cách tự nâng mình lên để giải toả sự ẩn ức. Nhưng nhìn chung, có thể nói nguyên nhân chính yếu khiến người ta dễ khinh thường người khác hay dân tộc khác là vì họ cho rằng mình thông mình hơn, tài giỏi hơn, dân tộc mình tiến bộ hơn, văn minh hơn.

Nhưng liệu thật sự có phải có những dân tộc thông minh thượng đẳng bên cạnh những dân tộc thấp kém trí tuệ? Có lẽ những bước phát triển của công nghệ đã khiến người ta loá mắt, và sự giải thích sai lầm trong quá khứ của thuyết tiến hoá và ngành di truyền học đã gây ra một tâm thức chung rằng những dân tộc nào còn sơ khai về khoa học và công nghệ chính là những dân tộc có gen di truyền kém cỏi hơn về trí tuệ. Nếu chúng ta nhìn lại lịch sử nhân loại ở tầm mức đủ xa và đủ rộng, đến cả trước thời gian xuất hiện chữ viết (cách nay tầm 5000 năm), chắc hẳn chúng ta sẽ có quan niệm khác. Như nhà nghiên cứu nổi tiếng Jared Diamond đã chỉ ra, không hề có bất cứ một bằng chứng nào cho thấy có sự khác biệt về khả năng trí tuệ ở tầm mức sinh học giữa các dân tộc trên thế giới. Nói cách khác, về cơ bản chẳng có dân tộc nào thông minh hơn dân tộc nào. Sự khác biệt về tiến bộ khoa học kỹ thuật không đến từ yếu tố di truyền chủng tộc, mà từ các điều kiện tự nhiên và diễn trình lịch sử, đúng như nhận xét xác đáng của Jared Diamond trong Súng, vi trùng và thép: “nguyên nhân nằm ở những ngẫu nhiên về địa lý và địa sinh học, cụ thể là sự khác biệt giữa hai lục địa [châu Âu và châu Phi] về diện tích, trục chính, chủng loại cây dại và thú hoang ở đó… Diễn trình lịch sử của mỗi dân tộc một khác, đấy là do những khác biệt giữa môi trường sống của các dân tộc, chứ không phải do những khác biệt sinh học giữa bản thân các dân tộc đó.”

Còn thế nào là văn minh, thế nào là tiến bộ? Tiêu chuẩn văn minh – tiến bộ lại do chính những người, những nước có sức mạnh về quân sự và khoa học kỹ thuật phát triển tự đặt ra. Vì vậy, thước đo căn bản của loại văn minh này chính là những bước tiến về khoa học công nghệ của một nhóm người, vốn kéo theo cấu trúc xã hội và hệ thống luật lệ để vận hành, cùng những gì tích hợp theo nó mà chúng ta có thể gọi chung là ‘văn hoá’. Chắc hẳn rằng cái hệ thống được xây đắp qua bao nhiêu thế kỷ đó có nhiều giá trị xứng đáng được gọi là văn minh. Nhưng liệu rằng những giá trị khác ngoài nó không được gọi là văn minh ư? Nói cho cùng, thước đo cho trí tuệ văn minh và khôn ngoan đích thật của con người phải thể hiện ở ‘chất lượng cuộc sống’, qua những yếu tố căn bản: hiểu biết và hài hoà với thiên nhiên, tương quan tốt lành với tha nhân, phát triển tính tự do và lòng thiện tâm (hay đời sống thiêng liêng nói chung). Xét trên nền tảng này, liệu chúng ta có gì hơn khi so sánh với những sắc dân sơ khai về mặt công nghệ, với những nhóm người có đời sống còn mang tính ‘săn bắt hái lượm’ và có cấu trúc xã hội kiểu bộ lạc? Liệu ta còn dám lớn tiếng tự khen mình là ‘văn minh’, khi nhìn lại sự lệ thuộc của mình vào cấu trúc xã hội hiện đại, vào những lối sống bị kiểm soát bởi công nghệ, những tội ác giết hại giữa con người với nhau, và một môi trường bị huỷ hoại?

 

3. Thực trạng kỳ thị chủng tộc đối với người gốc Á ở Mỹ trong đại dịch Covid

3.1 Tìm căn nguyên của kỳ thị chủng tộc với người gốc Á

Trong tuyên bố ngày 19-3, Tổng thống Biden nêu rõ: Đạo luật về tội ác thù hận đại dịch Covid-19 khi được thông qua sẽ giúp thúc đẩy phản ứng của chính phủ liên bang đối với sự gia tăng của tội phạm thù hận ngày càng trầm trọng khi đại dịch Covid-19 xảy ra; hỗ trợ chính quyền tiểu bang và địa phương cải thiện việc báo cáo tội phạm thù hận và bảo đảm rằng thông tin về tội ác thù hận dễ tiếp cận hơn đối với các cộng đồng người Mỹ gốc Á.

Lời kêu gọi của ông Biden diễn ra trong bối cảnh các vụ kỳ thị, hằn thù chủng tộc không ngừng gia tăng ở Mỹ thời gian qua, nhất là từ khi dịch Covid-19 bùng phát, cướp đi nhiều việc làm của người lao động. Số liệu Bộ Lao động Mỹ công bố ngày 18-3 cho thấy, một năm sau khi bùng phát đại dịch, số đơn mới xin trợ cấp thất nghiệp ở nước này vẫn cao, bất chấp chiến dịch tiêm vaccine đang được xúc tiến bên cạnh một loạt gói cứu trợ mới nhằm kích thích kinh tế. Cụ thể, có 770.000 đơn xin trợ cấp thất nghiệp mới trong tuần kết thúc vào ngày 13-3, tăng 45.000 đơn so với tuần trước đó. Đây cũng là tuần thứ 52 tăng liên tiếp, cao hơn mức đỉnh ghi nhận được trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu những năm 2008-2010. Nhiều người Mỹ da trắng đã đổ vấy cho người nhập cư cướp đi việc làm của họ, từ đó dẫn tới tâm lý bài người nhập cư gia tăng trong thời gian gần đây.

Bên cạnh đó, sự hỗn loạn, sợ hãi và lo lắng của người dân trước đại dịch cũng tạo ra mảnh đất màu mỡ để các nhóm cực hữu, kỳ thị sắc tộc thúc đẩy các xu hướng mang tính bạo lực và cực đoan. Cùng với những “thuyết âm mưu” chống lại người châu Á trên mạng xã hội, những hành động cực đoan như: Phỉ báng, đánh đập, tấn công người châu Á, tẩy chay doanh nghiệp châu Á… cũng lây lan chẳng kém virus SARS-CoV-2 tại Mỹ và nhiều nước phương Tây. Những nội dung kỳ thị, thù hận chủng tộc trên lan truyền, kéo theo những hậu quả nghiêm trọng. Cuối tháng 1-2021, một cụ ông người gốc Thái Lan, 84 tuổi đã bị đẩy ngã dẫn đến tử vong tại San Francisco (bang California), trong khi một cụ ông 91 tuổi khác cũng bị xô ngã dã man tại một khu Chinatown (khu phố người Hoa) ở Oakland. Mới đây nhất, ngày 16-3 vừa qua, các vụ xả súng tại 3 cửa hiệu spa ở thành phố Atlanta, miền Đông Nam nước Mỹ, cướp đi sinh mạng của 8 người, trong đó có 6 phụ nữ gốc Á. Nghi phạm là Robert Aaron Long, 21 tuổi, sống tại Woodstock đã bị cơ quan chức năng bắt giữ và bị buộc tội giết người, cũng như một số tội hành hung khác.

 

3.2 Tình trạng phân biệt chủng tộc đối với người gốc Á diễn ra vô cùng phức tạp

Theo NBC News, kể từ đầu năm 2020, người Mỹ gốc Á trở thành nạn nhân của các vụ tấn công phân biệt chủng tộc, xâm hại và lăng mạ liên quan đến căn bệnh vốn cướp đi sinh mạng của 2,63 triệu người trên toàn cầu, trong đó có hơn 500.000 người tại Mỹ.

Stop Asian American and Pacific Islander (AAPI), một tổ chức tổng hợp hàng đầu về các vụ việc chống lại người Mỹ gốc Á khi diễn ra đại dịch Covid-19, mới đây công bố báo cáo cho biết, từ ngày 19-3-2020 đến 28-2-2021, trung tâm này đã nhận được báo cáo tổng cộng 3.795 vụ kỳ thị đối với người châu Á trên toàn nước Mỹ. Các hình thức kỳ thị bao gồm: Lăng nhục, né tránh, tấn công thân thể, quấy rối trực tuyến tới các vi phạm quyền công dân.

Theo báo cáo trên, quấy rối bằng lời nói (68,1%), né tránh (20,5%) và hành hung thân thể (11,1%) chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số các vụ kỳ thị và phân biệt chủng tộc. Phụ nữ là nạn nhân của các vụ kỳ thị nhiều hơn gấp 2,3 lần so với nam giới. Báo cáo nêu rõ, các doanh nghiệp là nơi diễn ra chủ yếu các vụ phân biệt đối xử (35,4%), tiếp theo là đường phố công cộng (25,3%) và công viên (9,8%). Kỳ thị trực tuyến chiếm 10,8% tổng số vụ. “Số vụ kỳ thị được báo cáo cho trung tâm chỉ chiếm một phần nhỏ so với số thực sự xảy ra. Tuy nhiên, nó cũng cho thấy người Mỹ gốc Á dễ bị phân biệt đối xử như thế nào và các kiểu kỳ thị mà họ phải đối mặt”, báo cáo kết luận.

Trong một tuyên bố, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres từng kêu gọi cộng đồng quốc tế nỗ lực toàn diện để chặn đứng “cơn sóng thần thù hận và bài ngoại” do Covid-19 gây ra. “Có hai điều mọi người cần nhớ mỗi sáng thức dậy: Rửa tay và đừng trở thành kẻ phân biệt chủng tộc”, thông điệp mà nhà lãnh đạo hàng đầu Liên hợp quốc đưa ra như lời cảnh báo rằng, tư tưởng kỳ thị, cực đoan và thù hận chủng tộc có thể còn nguy hiểm hơn cả virus SARS-CoV-2.

Luật Minh KHuê (tổng hợp & phân tích từ các nguồn trên internet)