Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Dân sự của Công ty luật LVN Group
>> Luật sư tư vấn pháp luật Dân sự, gọi: 1900.0191
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
1. Khái niệm về hợp đồng
Hợp đồng là hình thức pháp lý thích hợp nhất thể hiện bản chất của các quan hệ tài sản. Quan hệ kinh tế và quan hệ dân sự có chung hình thức pháp lý là hợp đồng. Hợp đồng dù thể hiện dưới hình thức nào, bởi ngôn ngữ nào cũng phản ánh bản chất là sự thỏa thuận sự thống nhất ý chí của các bên nhằm làm phát sinh, thay đổi và chấm dứt các quyền và nghĩa vụ pháp lý.
1.1 Hợp đồng dân sự
Theo quy định tại Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015 thì khái niệm hợp đồng được quy định cụ thể như sau: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”
Theo đó, Hợp đồng dân sự có các dấu hiệu sau:
– Hợp đồng dân sự được hình thành từ hành vi của nhiều bên chủ thể;
– Tại hợp đồng dân sự các bên tham gia hợp đồng cùng hướng cùng hướng tới một mục đích, theo đó mỗi bên lại nhằm đạt được mục đích khác nhau;
– Hợp đồng dân sự là sự thống nhất ý chí của các chủ thể về những vấn đề nhất định;
– Nội dung hợp đồng dân sự là sự thể hiện ý chí của các bên tham gia hợp đồng từ đó xác định quyền và nghĩa vụ của các bên với nhau.
1.2 Hợp đồng kinh tế
Khái niệm hợp đồng kinh tế không còn ghi nhận trong các văn bản pháp luật hiện hành và trên thực tế khái niệm này không còn được sử dụng để chỉ các quan hệ hợp đồng trong lĩnh vực thương mại (trước đây gọi là lĩnh vực kinh tế). Nhưng điều đó không có nghĩa là hợp đồng trong lĩnh vực thương mại không còn tồn tại. Bởi lẽ, khi còn các hoạt động trong lĩnh vực thương mại được coi như một loại hành vi dân sự đặc thù thì vẫn có những quy định riêng điều chỉnh các hợp đồng với tư cách là hình thức pháp lý của hợp đồng thương mại. Các hợp đồng này được gọi chung là hợp đồng thương mại hay hợp đồng trong lĩnh vực thương mại.
Hiện nay, hợp đồng trong lĩnh vực kinh tế (thương mại) là hợp đồng dân sự đặc thù. Hợp đồng dân sự và hợp đồng trong lĩnh vực kinh tế (thương mại) có mối quan hệ biện chứng với nhau. Đây là mối quan hệ giữu cái chung và cái riêng, trong đó hợp đồng dân sự là cái chung và hợp đồng kinh tế (thương mại) là cái riêng. Với tư cách là cái chung và cái riêng, hợp đồng dân sự và hợp đồng trong lĩnh vực kinh tế (trong lĩnh vực thương mại) đều tồn tại khách quan và độc lạp tương đối với nhau; những thuộc tính vốn có của hợp đồng dân sự được biểu hiện cụ thể trong lĩnh vực kinh tế (thương mại) cũng có những đặc thù riêng của nó.
2. Phân biệt hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh tế
Khi chuẩn bị soạn thảo, ký kểt hợp đồng làm thế nào để phân biệt hợp đồng nào là hợp đồng dân sự và hợp đồng nào là hợp đồng kinh tế (hợp đồng thương mại). Đây là vấn đề không đơn giản và để phân biệt được 2 loại hợp đồng này cần căn cứ vào 2 đặc điểm cơ bản sau đây:
– Thứ nhất là: Chủ thể của hợp đồng: Việc các chủ thể xác lập quan hệ trong một họp đồng có thể giúp phân biệt đâu là họp đồng dân sự và đâu là hợp đồng kinh tế.
– Thứ hai là: Mục đích lợi nhuận: Căn cứ vào mục đích của việc ký kết họp đồng có hay không có lợi nhuận (hay mục đích lợi nhuận) có thể giúp phân biệt được hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh tế.
2.1 Hợp đồng dân sự là hợp đồng có đặc điểm
– Chủ thể: Mọi cá nhân, tổ chức.
+ Cá nhân: có năng lực hành vi dân sự và năng lực pháp luật dân sự.
Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự. Năng lực pháp luật dân sự bao gồm: Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản; Quyền sở hữu, quyền thừa kế và quyền khác đối với tài sản; Quyền tham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó.
Năng lực hành vi dân sự của cá nhân: là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. Thông thường, người từ đủ 18 tuổi là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ một số trường hợp: Người mất năng lực hành vi dân sự; Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi.
Như vậy, đối với các hợp đồng thông thường thì người từ đủ 18 tuổi trở lên có thể tham gia giao kết hợp đồng.
Tuy nhiên tùy từng loại hợp đồng mà cho phép người dưới 18 tuổi có thể tự mình tham gia giao kết; một số loại hợp đồng thì người trên 18 tuổi những cũng không đủ điều kiện tham gia giao kết. Người dưới 18 tuổi tham gia giao kết hợp đồng thường phải có người đại diện hợp pháp hoặc người giám hộ đồng ý hoặc thực hiện trên sự đồng ý của người dưới 18 tuổi.
Cụ thể, Bộ luật Dân sự 2015 có quy định tại Điều 20, Điều 21:
Điều 20. Người thành niên
1. Người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên.
2. Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại các điều 22, 23 và 24 của Bộ luật này.
Điều 21. Người chưa thành niên
1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.
2. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.
3. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
4. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.”
+ Tổ chức: bao gồm tổ chức có tư cách pháp nhân và tổ chức khác không có tư cách pháp nhân theo quy định của Bộ luật dân sự 2015.
Theo đó tại quy định Điều 74 và Điều 101 Bộ luật dân sự 2015 quy định cụ thể như sau:
“Điều 74. Pháp nhân
1. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;
c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
2. Mọi cá nhân, pháp nhân đều có quyền thành lập pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.”
“Điều 101. Chủ thể trong quan hệ dân sự có sự tham gia của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân
1. Trường hợp hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân tham gia quan hệ dân sự thì các thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân là chủ thể tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Khi có sự thay đổi người đại diện thì phải thông báo cho bên tham gia quan hệ dân sự biết.
Trường hợp thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân tham gia quan hệ dân sự không được các thành viên khác ủy quyền làm người đại diện thì thành viên đó là chủ thể của quan hệ dân sự do mình xác lập, thực hiện.
2. Việc xác định chủ thể của quan hệ dân sự có sự tham gia của hộ gia đình sử dụng đất được thực hiện theo quy định của Luật đất đai.”
– Mục đích giao dịch: một hoặc cả hai bên không có mục đích lợi nhuận (ví dụ: Cá nhân ông Nguyễn Văn A mua xe gắn máy từ cửa hàng Honda để làm phương tiện đi lại cho chính mình).
2.2 Hợp đồng kinh tế (hợp đồng thương mại) là hợp đồng có đặc điểm
– Chủ thể: Cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh. Hợp đồng trong lĩnh vực thương mại chủ yếu được thiết lập giữa các chủ thể là thương nhân. Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp và các nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên, có đăng ký kinh doanh. Thương nhân là chủ thể hợp đồng trong lĩnh vực thương mại có thể là thương nhân Việt Nam hoặc có thể là thương nhân nước ngoài (trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế). Ngoài chủ thể là thương nhân, các tổ chức, cá nhân không phải là thương nhân cũng có thể là chủ thẻ hợp đồng trong lĩnh vực thương mại trong những trường hợp cụ thể mà pháp luật quy định.
– Mục đích giao dịch: Có mục đích lợi nhuận (ví dụ: Công ty Cổ phần ABC mua nguyên liệu của cá nhân ông Nguyễn Văn A kinh doanh nguyên liệu về để sản xuất và cả Công ty Cổ phần ABC, cá nhân Nguyễn Văn A đều có mục đích lợi nhuận khi Kí hợp đồng giao dịch này).
– Hình thức: Hợp đồng trong lĩnh vực thương mại có thể được thiết lập bằng hình thức lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể của các bên giao kết. Tuy nhiên do tính chất phức tạp trong hoạt động thương mại và những yêu cầu chặt chẽ trong nội dung hợp đồng mà pháp luật quy định nhiều hợp đồng thương mại cụ thể phải được ký kết dưới hình thức văn bản hoặc bằng hình thức pháp lý khác có giá trị tương đương văn bản.
– Đối tượng hợp đồng: Hợp đồng trong lĩnh vực thương mại có đối tượng là hàng hóa hoặc dịch vụ (công việc). Bên cạnh đó trong lĩnh vực thương mại có một số hợp đồng có đối tượng chưa được biết đến trong hợp đồng dân sự truyền thống, đó là các hợp đồng có tính chất tổ chức như hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC), hợp đồng đầu tư theo hình thức đối tác công tư (hợp đồng PPP)…Đối tượng của các loại hợp đồng này không phải là hàng hóa, dịch vụ mà là một hoạt động mang tính tổ chức để hình thành nên các doanh nghiệp hoặc để thực hiện hoạt động thương mại.
3. Hợp đồng mẫu (hợp đồng dân sự giữa cá nhân với cá nhân)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VỆT NAM
Đôc lâp – Tư do – Hanh phúc
HỢP ĐỒNG TẶNG CHO QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
Chúng tôi gồm có:
Bên tặng cho (sau đây gọi là bên A):
- Họ tên chồng:………………………………………………….. Sinh năm:……………………………….
- CMND số :……………………… cấp ngày………………….. tại.. CA.TP.HCM
- Thường trú:……………………………………………………………………………………………………..
- Họ tên vợ:……………………………………………………….. Sinh năm:……………………………….
- CMND số:………………………. cấp ngày………………….. tại.. CA.TP.HCM
- Thường trú:……………………………………………………………………………………………………….
Bên được tặng cho (sau đây gọi là bên B):
- Họ tên chồng:………………………………………………….. Sinh năm:……………………………….
- CMND số :……………………… cấp ngày………………….. tại.. CA.TP.HCM
- Thường trú:……………………………………………………………………………………………………..
- Họ tên vợ:……………………………………………………….. Sinh năm:……………………………….
- CMND số:………………………. cấp ngày………………….. tại.. CA.TP.HCM
- Thường trú:……………………………………………………………………………………………………….
Hai bên đồng ý thực hiện việc tặng cho quyền sử dụng đất theo các thoả thuận sau đây:
ĐIỀU 1: QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẶNG CHO
Quyền sử dụng đất của bên A đối với thửa đất theo……………………………………………………………………………………………………………………………..
cụ thể như sau:
– Thửa đất số:……………………………………..
– Tờ bản đồ số:……………………………………
– Địa chỉ thửa đất:……………………………………………………………………..
– Diện tích:……………………… m2 (bằng chữ:………………………………… )
– Hình thức sử dụng:
+ Sử dụng riêng:…………………………… m2
+ Sử dụng chung:………………………….. m2
– Mục đích sử dụng:…………………………….
– Thời hạn sử dụng:……………………………..
– Nguồn gốc sử dụng:…………………………..
Những hạn chế về quyền sử dụng đất (nếu có):……………………………………..
Giá trị quyền sử dụng đất là ………………. |
……… đồng Việt Nam) |
ĐIỀU 2: VỆC GIAO VÀ ĐÀNG KÝ QUYỀN sử DỤNG ĐẤT
1. Bên A có nghĩa vụ giao thửa đất nêu tại Điều 1 của Hợp đồng này cùng giấy tờ về quyền sử dụng đất cho bên B vào thời điểm………………………………….
2. Bên B có nghĩa vụ đăng ký quyền sử dụng đất tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
ĐIỀU 3: TRÁCH NHIỆM NỘP THUẾ, LỆ PHÍ
Thuế, lệ phí liên quan đến việc tặng cho quyền sử dụng đất theo Hợp đồng này do bên…………… chịu trách nhiệm nộp.
ĐIỀU 4: PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG
Trong quá trình thực hiện Hợp đồng này, nếu phát sinh tranh chấp, các bên cùng nhau thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau; trong trường họp không giải quyêt được thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu toà án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
ĐIỀU 5: CAM ĐOAN CỦA CÁC BÊN
Bên A và bên B chịu trách nhiệm trước pháp luật về những lời cam đoan sau đây:
- Bên A cam đoan:
- Những thông tin về nhân thân, về thửa đất đã ghi trong Hợp đồng này là đúng sự thật;
- Thửa đất thuộc trường hợp được tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật;
- Tại thời điểm giao kết Hợp đồng này:
- Thửa đất không có tranh chấp;
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
- Việc giao kết Hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, không bị ép buộc;
- Thực hiện đúng và đầy đủ các thoả thuận đã ghi trong Hợp đồng này.
- Bên B cam đoan:
- Những thông tin về nhân thân đã ghi trong Hợp đồng này là đúng sự thật;
- Đã xem xét kỹ, biết rõ về thửa đất nêu tại Điều 1 của Hợp đồng này và các giấy tờ về quyền sử dụng đất;
- Việc giao kết Hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, không bị ép buộc;
- Thực hiện đúng và đầy đủ các thoả thuận đã ghi trong Hợp đồng này.
ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Hai bên đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của mình và hậu quà pháp lý của việc giao kết Hợp đồng này.
Đại diện Bên A |
Đại diện Bên B |
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự – Công ty luật LVN Group