1. Khái niệm công cụ thu nợ 

Công cụ thu nợ (COLLECTION ITEM) là thuật ngữ ngành ngân hàng để chỉ các chi phiếu, hối phiếu hay các công cụ chi trả có thể chuyển nhượng, được ghi có vào tài khoản khách hàng sau khi nhận được thanh toán sau cùng. Phí xử lý đặc biệt thông thường được tính cho việc xử lý công cụ thu nợ. Cũng được gọi là công cụ chi trả không bằng tiền mặt.

Nợ quá hạn hay trễ hạn được chuyển cho cơ quan thu nợ.

2. Cơ cấu thu nợ

Nợ thường là một lựa chọn hàng đầu để tăng vốn cho một tổ chức vì nó đi kèm với thời gian cụ thể để trả nợ. Do đó rủi ro thấp hơn và cho phép thanh toán lãi suất thấp hơn. 

Chứng khoán nợ là một loại công cụ nợ phức tạp hơn. Đặc trưng của một công cụ chứng khoán nợ là mục đích cơ cấu nợ để có được vốn từ nhiều người cho vay hoặc nhà đầu tư thông qua một thị trường có tổ chức. Các công cụ chứng khoán nợ là các công cụ nợ tiên tiến, phức tạp được cơ cấu để phát hành cho nhiều nhà đầu tư. 

Một số công cụ chứng khoán nợ phổ biến nhất bao gồm: hối phiếu, tín phiếu kho bạc và trái phiếu doanh nghiệp. Các tổ chức phát hành các công cụ chứng khoán nợ này bởi vì cơ cấu phát hành cho phép thu được vốn từ nhiều nhà đầu tư.

Dưới đây là giới thiệu về một số công cụ chứng khoán nợ phổ biến được các tổ chức sử dụng để gọi vốn:

3. Các loại công cụ thu nợ

3.1. Hối phiếu

Hối phiếu là mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do một người kí phát cho một người khác, yêu cầu người này ngay khi nhìn thấy hối phiếu hoặc vào một ngày có thể xác định trong tương lai phải trả một số tiền nhất định cho người đó hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác hoặc trả cho người cầm hối phiếu đó.

– Hối phiếu có 3 đặc điểm chính như sau:

Tính bắt buộc của hối phiếu: Hối phiếu là “tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện”. Người trả tiền hối phiếu phải trả theo đúng nội dung ghi trên tờ phiếu và không thể viện bất cứ lý do riêng nào của mình để từ chối trả tiền đối với người ký phát hối phiếu hay người thụ hưởng, trừ trường hợp hối phiếu được lập ra trái với các đạo luật chi phối nó.

Tính trừu tượng của hối phiếu: Trên hối phiếu không nêu nguyên nhân phát sinh việc lập hối phiếu, mà chỉ ghi số tiền phải trả và những nội dung liên quan đến việc trả tiền. Hiệu lực pháp lý của hối phiếu cũng không bị ràng buộc bởi bất cứ nguyên nhân gì sinh ra hối phiếu. Nói cách khác, nghĩa vụ trả tiền của hối phiếu là trừu tượng.

Tính lưu thông của hối phiếu: Hối phiếu có thể được chuyển nhượng một hay nhiều lần trong thời hạn của nó. Hối phiếu có tính chất này vì hối phiếu là lệnh đòi tiền của người này với người khác, trên hối phiếu có một giá trị tiền nhất định và hối phiếu có tính bắt buộc & tính trừu tượng.

– Chức năng của hối phiếu

+ Hối phiếu là phương tiện thanh toán: hối phiếu là phương tiện giúp người bán đòi tiền người mua và giúp người chuyển tiền trả nợ cho người bán;

+ Hối phiếu là phương tiện đảm bảo: hối phiếu là chứng từ có giá do đó nó có thể mua bán, cầm cố, thế chấp, v.v

+ Hối phiếu là phương tiện cung cấp tín dụng: Vì hối phiếu là một chứng từ có giá nên nó có thể là công cụ hữu hiệu trong việc cung ứng các khoản tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng.

– Ý nghĩa của hối phiếu

Hối phiếu là cách thanh toán được sử dụng phổ biến trong xuất nhập khẩu và thường gắn với các hình thức thanh toán quốc tế như L/C hay ủy thác thu.

Ngoài ra thì hối phiếu còn được sử dụng như một công cụ lưu thông tín dụng khi hối phiếu được chiết khấu tại ngân hàng hay khi nó được lưu thông từ người này sang người khác. Trong thời gian còn hiệu lực thì hối phiếu như một loại hàng hóa mua bán trên thị trường tiền tệ.

3.2. Tín phiếu kho bạc

Tín phiếu kho bạc là công cụ vay nợ ngắn hạn của của chính phủ do kho bác phát hành để bù đắp những khoản thiếu hụt tạm thời của ngân sách nhà nước. Tín phiếu kho bạc được nhà nước sử dụng như một công cụ điều hành chính sách tiền tệ thông qua thị trường mở. Tín phiếu kho bạc được phát hành theo 2 phương thức là phương thức đấu thầu và phương thức bắt buộc.

Tín phiếu kho bạc có những đặc điểm như sau:

Tín phiếu kho bạc là loại có tính lỏng và an toàn nhất trong tất cả các công cụ trên thị trường tiền tệ, do vậy, chúng được ưa chuộng và mua bán nhiều nhất trên thị trường. Sở dĩ tín phiếu kho bạc là loại công cụ an toàn nhất trong tất trong tất cả các loại công cụ ở thị trường tiền tệ vì được sự bảo đảm chi trả của Chính phủ.

– Lãi suất phát hành

+ Đối với tín phiếu Kho bạc phát hành theo phương thức đấu thầu, lãi suất phát hành do Kho bạc Nhà nước quyết định trong khung lãi suất do Bộ Tài chính qui định.

+ Đối với tín phiếu Kho bạc phát hành trực tiếp cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, lãi suất phát hành là lãi suất thỏa thuận giữa Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo qui định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định 95/2018/NĐ-CP.

– Đối tượng sở hữu

Tín phiếu kho bạc là công cụ được nắm giữ chủ yếu bởi các ngân hàng thương mại, ngoài ra cũng có một lượng nhỏ các hộ gia đình, các công ty và các trung gian tài chính khác nắm giữ tín phiếu kho bạc.

– Chức năng

Các ngân hàng thương mại nắm giữ tín phiếu kho bạc ngoài mục đích đầu tư nguồn vốn đang bị đóng băng để hưởng lợi tức còn sử dụng tín phiếu kho bạc như là khoản tiền dự trữ cấp hai.

Ngoài ra, Ngân hàng trung ương có thể sử dụng công cụ tín phiếu kho bạc để thực hiện nghiệp vụ thị trường mở nhằm điều chỉnh lượng tiền cung ứng ra lưu thông và kiểm soát thị trường tiền tệ.

– Mục đích sử dụng tín phiếu kho bạc

Ngân hàng nhà nước phát hành các loại tín phiếu với mục đích thu về một khoản tiền, giảm đi mức độ lưu thông tối đa trên thị trường. Hơn thế, sử dụng loại giấy chứng nhận này để điều tiết sự luân chuyển của tiền tệ và thắt chặt các chính sách. Chống tình trạng đồng tiền bị mất giá do lạm phát xảy ra.

Để nới lỏng các chính sách cũng như cung cấp tiền với số lượng tăng thì Ngân hàng nhà nước sẽ mua lại các tín phiếu trên. Biện pháp này giúp các tổ chức, doanh nghiệp nâng cao hoạt động phát triển kinh tế. Trường hợp này được Nhà nước áp dụng khi tình trạng lạm phát không còn xảy ra.

Có thể thấy, tín phiếu đã trở thành công cụ quản lý và vận hành các dòng tiền tệ trong phạm vi cả nước. Đây trở thành phương pháp không thể thiếu của các Ngân hàng khi thực hiện chức năng của mình. Bài viết đã cung cấp đến bạn tín phiếu là gì và các phương thức phát hành loại giấy tờ này. Hy vọng bạn sẽ có thêm kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

3.3. Trái phiếu doanh nghiệp

Trái phiếu doanh nghiệp là một loại chứng khoán nợ mà một thực thể có thể sử dụng để huy động vốn từ công chúng. Các quĩ tương hỗ thường là các nhà đầu tư trái phiếu doanh nghiệp chủ yếu nhất. Song, các cá nhân vẫn có cơ hội đầu tư trái phiếu doanh nghiệp thông qua các kênh môi giới. Thị trường thứ cấp của trái phiếu doanh nghiệp cũng rất tích cực khi có sự tham gia của cả các nhà đầu tư tổ chức và nhà đầu tư cá nhân. Các công ty cơ cấu trái phiếu doanh nghiệp với các kì hạn khác nhau. Kì hạn của trái phiếu doanh nghiệp là một yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất mà trái phiếu đưa ra.

– Thứ nhất, trái phiếu doanh nghiệp cũng mang tất cả cả các đặc điểm cơ bản của trái phiếu nói chung.

+ Một là, trái phiếu doanh nghiệp là công cụ nợ, mà doanh nghiệp đi vay theo phương thức có hoàn trả cả gốc lẫn lãi. Người cho vay là các nhà đầu tư sẽ không chịu bất cứ trách nhiệm nào về kết quả hoạt động sử dụng vốn của doanh nghiệp. Trong mọi trường hợp, doanh nghiệp phải có trách nhiệm hoàn trả cho nhà đầu tư theo cam kết đã được xác định trong hợp đồng.

+ Hai là, trái phiếu doanh nghiệp có tính sinh lời. Điều này có nghĩa, khi đầu tư vào trái phiếu, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ thu lại được một khoản lợi tức kỳ vọng trong tương lai.

+ Ba làm trái phiếu doanh nghiệp có tính rủi ro. Khi nền kinh tế có những biến động về lạm phát, lãi suất, tỷ giá,… thì sẽ có những ảnh hưởng không nhỏ đến việc đầu tư vào trái phiếu của doanh nghiệp.

+ Bốn là, trái phiếu doanh nghiệp có tính thanh khoản. Trái phiếu doanh nghiệp có khả năng chuyển đổi thành tiền mặt. Mỗi loại trái phiếu doanh nghiệp có khả năng thanh khoản khác nhau.

Trái phiếu doanh nghiệp theo quy định của pháp luật

– Thứ hai, trái phiếu doanh nghiệp có những đặc điểm riêng biệt, khác với trái phiếu Chính phủ hay các loại trái phiếu do các chủ thể khác phát hành như sau:

+ Người nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp được trả lãi định kỳ và trả gốc khi đáo hạn, song không được tham dự vào các quyết định của công ty.

+ Khi công ty giải thể hoặc thanh lý, trái phiếu doanh nghiệp được ưu tiên thanh toán trước cổ phiếu.

+ Trái phiếu doanh nghiệp có những điều kiện cụ thể kèm theo, hoặc nhiều hình thức đảm bảo cho khoản vay.

4. Thu nhập từ công cụ nợ trong giao dịch mua bán lại, giao dịch vay và cho vay

Thu nhập từ công cụ nợ trong giao dịch mua bán lại, giao dịch vay và cho vay được quy định tại Điều 22 Thông tư 30/2019/TT-BTC hướng dẫn đăng ký, lưu ký, niêm yết, giao dịch và thanh toán giao dịch công cụ nợ của Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh do ngân hàng chính sách phát hành và trái phiếu chính quyền địa phương do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, (có hiệu lực 15/07/2019), theo đó:

“1. Quyền hưởng lãi danh nghĩa và các thu nhập liên quan (nếu có) từ công cụ nợ thuộc về bên bán (trong giao dịch mua bán lại) hoặc bên cho vay (trong giao dịch vay và cho vay).

2. Trong trường hợp bên mua (hoặc bên vay) nhận được lãi danh nghĩa tại (các) thời điểm nằm trong thời hạn giao dịch, bên mua (hoặc bên vay) có trách nhiệm trả lại bên bán (hoặc bên cho vay) số lãi danh nghĩa đã nhận được. Nếu việc hoàn trả lãi danh nghĩa phát sinh thực hiện bên ngoài hệ thống giao dịch, thời điểm hoàn trả lãi danh nghĩa sẽ do hai bên tự thống nhất nhưng không được muộn hơn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày thực thanh toán lãi trái phiếu. Nếu việc hoàn trả lãi danh nghĩa phát sinh thực hiện qua hệ thống giao dịch, thời điểm hoàn trả là khi giao dịch kết thúc và tại thời điểm bắt đầu thực hiện giao dịch, hai bên tự thỏa thuận với nhau về lãi suất (nếu có) tính trên phần lãi danh nghĩa phát sinh.”

5. Thu hồi nợ bằng pháp lý

–  Thu hồi nợ: là việc chủ nợ yêu cầu khách nợ thanh toán các khoản tiền, tài sản khác đến hạn hoặc quá hạn theo hợp đồng/thỏa thuận giữa chủ nợ và khách nợ; hoặc theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp khởi kiện ra Tòa án và đã có bản án hoặc quyết định.

–  Ý nghĩa của việc thu hồi nợ: Đảm bảo sự lành mạnh và an toàn về tài chính của doanh nghiệp, giúp vận hành bộ máy hoạt động hiệu quả và tránh rủi ro trong hoạt động kinh doanh.

Thu hồi nợ bằng pháp lý: là hình thức thu hồi các khoản nợ bằng việc thực hiện theo các quy định của pháp luật. Căn cứ vào các điều khoản của hợp đồng hoặc thỏa thuận khác đã ký kết giữa các bên để buộc khách nợ thực hiện nghĩa vụ trả nợ.

Cách thu hồi nợ bằng phương pháp pháp lý bao gồm: Khởi kiện hoặc Tố giác thông qua thủ tục tố tụng tại Tòa án hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng để buộc khách nợ phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ.

Ưu điểm:

–  Đây là giải pháp được áp dụng hiệu quả, đảm bảo đúng quy định pháp luật, giúp thu hồi được các khoản nợ khó đòi, giải quyết các khoản nợ phức tạp.

–  Người phụ trách thu hồi nợ bằng pháp lý thường là các Luật sư hoặc Chuyên viên có đủ kiến thức về pháp lý.

Họ vận dụng kiến thức và kinh nghiệm pháp luật để thực hiện các công việc thu hồi nợ như: xác minh tài sản; xem xét tính pháp lý của hồ sơ;… cũng như có khả năng vận động các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phối hợp trong hoạt động thu hồi nợ.

–  Đây là biện pháp sẽ được áp dụng khi nỗ lực thương lượng, thuyết phục không thành, khách nợ cố tình lẩn tránh hoặc có kế hoạch thanh toán nhưng thanh toán chậm và kéo dài.

Đối với các trường hợp khách nợ cố tình tẩu tán tài sản thì phương pháp thu hồi nợ bằng pháp lý là phương pháp tối ưu, đem lại nhiều hiệu quả nhất.

–  Thu hồi nợ bằng pháp lý còn được dùng để gây áp lực lên khách nợ bằng việc yêu cầu cơ quan chức năng áp dụng biện pháp hạn chế một số quyền dân sự của khách nợ, tác động đến tâm lý để thu hồi nợ nhanh chóng.

(Ví dụ: cấm xuất cảnh đối với khách nợ,…).

Do đó, thu hồi nợ bằng pháp lý là một giải pháp nên được ưu tiên áp dụng để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho doanh nghiệp.