1. Hợp đồng liên doanh là gì?
Hợp đồng liên doanh là một loại hợp đồng mà trong đó các bên tham gia ký kết hợp đồng sẽ thỏa thuận về việc hợp tác kinh doanh dưới hình thức là thành lập một công ty mới hoàn toàn do các bên đồng thời làm chủ sở hữu.
– Trường hợp có chủ thể tham gia hợp đồng liên doanh là nhà đầu tư từ nước ngoài thì cần phải có thêm giấy chứng nhận đăng ký đầu tư để hợp đồng liên doanh trên có thể có hiệu lực.
Đối với trường hợp các bên đang tham gia hợp đồng là những pháp nhân của Việt Nam thì công ty sẽ được thành lập theo đúng quy định của pháp luật hiện hành về doanh nghiệp tại Việt Nam.
– Hợp đồng liên doanh có hiệu lực khi được cấp giấy phép đầu tư, sau khi đáp ứng được toàn bộ các điều kiện và cung cấp đầy đủ những giấy tờ, tài liệu cần thiết để hoàn tất thủ tục đăng ký đầu tư tại Việt Nam.
– Ưu điểm của việc hình thành công ty liên doanh thông qua việc ký kết hợp đồng kinh doanh đó là:
Công ty liên doanh này sẽ tách ra khỏi doanh nghiệp của cả 2 bên liên doanh và hoạt động một cách độc lập, riêng biệt; qua đó đảm bảo được sự rõ ràng, minh bạch trong hạch toán cũng như dễ dàng cho việc kiểm soát trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.
Liên doanh quốc tế: Liên doanh quốc tế là một trong những phương thức chính để các công ty đa quốc gia tiếp cận thị trường nước ngoài. Bài báo nêu lên một số xung đột thường gặp trong liên doanh quốc tế và phân tích một số tranh chấp điển hình cũng như những giai đoạn của liên doanh có thể xảy ra tranh chấp. Tiếp theo đó, bài báo phân tích các phương thức giải quyết tranh chấp trong liên doanh quốc tế và đưa ra những ưu nhược điểm của các phương thức này; đề cập đến một số khía cạnh quan trọng của thỏa thuận chọn luật áp dụng cho hợp đồng liên doanh; nêu lên tầm quan trọng của việc có được một điều khoản giải quyết tranh chấp và chọn luật áp dụng đầy đủ, hiệu quả, phù hợp cho các hợp đồng liên doanh quốc tế.
2. Xung đột thường gặp trong các liên doanh quốc tế
Ngoài một số liên doanh hiệu quả, các liên doanh quốc tế thường không thành công như kế hoạch. Nhiều liên doanh quốc tế tồn tại khá ngắn ngủi trước khi bị giải thể và các bên liên doanh đưa nhau vào kiện tụng.
Một lý do chính của những thất bại này đơn giản là các đối tác không phù hợp với nhau. Họ có thể có những tầm nhìn, mục đích và vai trò khác nhau. Phía đối tác nước ngoài thường tự nhìn nhận mình như một bên liên doanh chiến lược, rất chủ động trong việc đưa ra những quyết định quan trọng, trong khi những đối tác địa phương lại không tự nguyện nhường quyền kiểm soát và quản lý, trông đợi bên kia là một nhà đầu tư thụ động.
Một số liên doanh giữa các nhà đầu tư nước ngoài và các nhà đầu tư Việt Nam cũng không tránh khỏi những thất bại trên. Một số bất đồng thường xảy ra trong các liên doanh quốc tế ở Việt Nam do sự khác biệt về môi trường làm việc, văn hóa, hệ thống kinh tế, trình độ phát triển, những mục tiêu và động lực của các bên liên doanh. Cụ thể hơn, đối tác nước ngoài thường quan tâm đến những khác biệt về văn hóa, vì những khác biệt này thường là nguồn gốc dẫn đến xung đột trong quản lý liên doanh. Một số xung đột cần có thời gian để giải quyết và sự rộng lượng của bên nước ngoài vì chỉ có bên này nhận ra được vấn đề. Những xung đột khác gây ra bởi tư tưởng chính trị lại thường không trầm trọng như nhiều người nghĩ vì các bên thường có nhận thức về chúng. Những xung đột này có thể được giải quyết dễ dàng dựa vào sự hợp tác gần gũi giữa các bên trong các hoạt động quản lý.
3. Những tranh chấp thường phát sinh trong hợp đồng liên doanh
Thứ nhất, tranh chấp về nghĩa vụ góp vốn trong liên doanh. Khi một bên hoặc nhiều bên đến thời hạn nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ về góp vốn quy định trong hợp đồng dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế của bên kia. Tranh chấp loại này có thể liên quan đến việc phạt do chậm góp vốn trong liên doanh.
Thứ hai, tranh chấp do một bên vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng liên doanh gây thiệt hại cho bên kia.
Thứ ba, tranh chấp liên quan đến vấn đề chia sẻ lợi nhuận.
Thứ tư, tranh chấp trong việc thanh lý, giải thể liên doanh. Tranh chấp loại này thường liên quan đến việc phân chia tài sản khi thanh lý giải thể công ty liên doanh.
4. Vụ việc tranh chấp
– Các bên:
+ Nguyên đơn: Một công ty Trung Quốc
+ Bị đơn: Một công ty Pháp
– Các vấn đề được đề cập:
+ Thành lập một phòng ban trong Liên doanh
+ Hành động của Chủ tịch Hội đồng quản trị mà không có sự nhất trí của toàn bộ thành viên Hội đồng quản trị
+ Thiệt hại
– Tóm tắt vụ việc:
Ngày 16 tháng 5 năm 1992, Nguyên đơn, Bị đơn và hai bên khác ký hợp đồng Liên doanh thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn Thượng Hải chuyên sản xuất quần áo. Văn bản chấp thuận thành lập Liên doanh được ban hành ngày 21 tháng 5 năm 1992 và giấy phép kinh doanh được cấp ngày 2 tháng 6 năm 1992. Ngày 25 tháng 8 năm 1992, Liên doanh bắt đầu hoạt động.
Ngày 15 tháng 10 năm 1992, Chủ tịch Hội đồng quản trị của Liên doanh, một thành viên Hội đồng quản trị do BỊ đơn chỉ định và một số người khác đến Phòng kinh doanh của Liên doanh lấy đỉ giắc cắm điện thoại và tuyên bố Liên doanh ngừng hoạt động để tiến hành một số điều chỉnh. Họ cũng niêm phong két an toàn và ba ngăn kéo bên trái bàn làm việc của nhân viên phụ trách tài chính, giữ chìa khoá ô tô của Liên doanh và bằng lái xe của người lái xe. Sáng ngày 16 tháng 10 năm 1992, Chủ tịch Hội đồng quản trị cử đại diện đến ngân hàng để đóng tài khoản của Liên doanh nhưng đã bị ngân hàng từ chối. Ngày hôm sau, tài khoản của Liên doanh ỏ Chi nhánh Thượng Hải – Ngân hàng Đầu tư Trung Quốc đã bị đóng. Vì vậy, mọi hoạt động của Liên doanh bị ngừng lại.
Nguyên đơn kiện Bị đơn vi phạm hợp đồng và gây thiệt hại 960.000 Nhân dân tệ cho Liên doanh. Theo Điều 43 của Hợp đồng Liên doanh, bất kỳ bên nào cản trở việc thực hiện các điều khoản hợp đồng và các phụ lục kèm theo sẽ bị coi là vi phạm hợp đồng. Điều 54 của Điều lệ Liên doanh quy định Nguyên đơn được hưởng lợi nhuận từ hoạt động của liên doanh theo tỷ lệ đóng góp vào vôn điều lệ của Liên doanh, tức 15% lãi thu được của Liên doanh. Vì vậy, hành vi của Bị đơn gây thiệt hại cho Nguyên đơn 144.000 Nhân dân tệ. Nguyên đơn đã kiện BỊ đơn ra Vàn phòng Thượng Hải của Ủy ban trọng tài thương mại và kinh tế quốc tế Trung Quốc (CIETAC) theo Điều 46 của Hợp đồng Liên doanh yêu cầu:
BỊ đơn phải bồi thường cho Nguyên đơn 144.000 Nhân dân tệ.
Phí trọng tài do Bị đơn chịu.
Bị đơn phải trả 3.700 Nhân dân tệ chi phí pháp lý.
Bị đơn lập luận rằng Phòng kinh doanh của Liên doanh thực tế đã được Tổng giám đốc và một thành viên Hội đồng quản trị thành lập một cách bất hợp pháp. Tổng giám đốc và thành viên Hội đồng quản trị đó đều do Nguyên đơn chỉ định. Việc thành lập Phòng kinh doanh không chỉ vi phạm Hợp đồng Liên doanh, Điều lệ Liên doanh mà còn vi phạm các bộ luật và quy định thương mại và công nghiệp của Trung Quốc. Hơn nữa, hành động của Chủ tịch Hội đồng quản trị Liên doanh (do chính Nguyên đơn chỉ định) vào ngày 15 tháng 10 năm 1992 và những ngày sau đó không phải chỉ là hành động đơn phương của Bị đơn. Hành động này được tiến hành theo quyết định chung của năm thành viên Hội đồng quản trị trên cơ sỏ yêu cầu khẩn cấp của hơn 1/3 số thành viên Hội đồng quản trị. Những hành vi này của họ gây tổn thất cho Liên doanh nhưng đã được thực hiện và được Hội đồng quản trị phê chuẩn sau đó bằng quyết định ngày 21 tháng 10 năm 1992.
5. Phán quyết của trọng tài:
Phòng kinh doanh của Liên doanh là một bộ phận nội tại chứ không phải là một chi nhánh của Liên doanh. Theo Quy định về quản lý thương mại và công nghiệp và ý kiến của sở thương mại và công nghiệp Thượng Hải, không cần thẩm tra, phê chuẩn và cũng không cần đăng ký với sở thương mại và công nghiệp địa phương khi thành lập một phòng ban của Liên doanh.
Hành động của Chủ tịch Hội đồng quản trị do Nguyên đơn chỉ định vào ngày 15 tháng 10 năm 1992 và những ngày sau đó không được toàn bộ hội đồng quản trị thông qua, mà chỉ được sự đồng ý của một số thành viên hội đồng quản trị. Sau đó, hành động này đã được thông qua bằng một nghị quyết của Hội đồng quản trị vào ngày 21 tháng 10 năm 1992 nhưng chỉ có một vài thành viên Hội đồng quản trị tham dự cuộc họp. Vì hành động đã không được toàn bộ thành viên Hội đồng quản trị thông qua nên nó hoàn toàn trái với các điều khoản trong Hợp đồng Liên doanh và Điều lệ Liên doanh.
Trong thời gian từ 28 tháng 8 năm 1992 (khi Liên doanh bắt đầu hoạt động) cho đến ngày bắt đầu tố tụng trọng tài, Liên doanh chưa chính thức sản xuất hay ký kết hợp đồng với bất kỳ khách hàng nào. Vì vậy, yêu cầu của Nguyên đơn đòi bồi thường 144.000 Nhân dân tệ không có đủ chứng cứ và đã bị uỷ ban trọng tài bác.
Xét thấy cả Nguyên đơn và Bị đơn đều không yêu cầu huỷ Hợp đồng Liên doanh, Uỷ ban trọng tài đề nghị cả Nguyên đơn và Bị đơn và hai bên kia tuân thủ các điều khoản của Hợp đồng Liên doanh và Điều lệ Liên doanh, Luật Liên doanh với nước ngoài của Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, Quy định về việc thi hành Luật Liên doanh vổi nước ngoài của Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, tất cả các vấn đề của Liên doanh phải được xem xét và quyết định bởi Hội đồng quản trị Liên doanh. Nếu tranh chấp phát sinh thì phải báo cáo cho cơ quan chính phủ có liên quan hoặc tốt nhất nên giải quyết thông qua tư vấn hay hoà giải của bên thứ ba.
Phí trọng tài sẽ do cả Nguyên đơn và Bị đơn trả. Nguyên đơn trả 35% phí trọng tài và phần còn lại do Bị đơn trả.
Các loại chi phí pháp lý của Nguyên đơn sẽ do Nguyên đơn tự trả.
– Phán quyết:
+ Bác khiếu kiện của Nguyên đơn đòi Bị đơn bồi thường 144.000 Nhân dân tệ.
+ Phí trọng tài do cả Nguyên đơn và Bị đơn trả. Nguyên đơn trả 35% phí trọng tài và phần còn lại do Bị đơn trả.
Bác khiếu kiện của Nguyên đơn đòi Bị đơn thanh toán về phí pháp lý.
Phán quyết này có giá trị chung thẩm.