1. Khái niệm về tranh chấp thương mại
Tranh chấp thương mại là một hiện tượng phổ biến và thường xuyên diễn ra ương hoạt động của nền kinh tế thị trường. Do tính chất thường xuyên cũng như hậu quả của nó gây ra cho các chủ thể tham gia tranh chấp nói riêng và cho cả nền kinh tế nói chung, pháp luật Việt Nam đã sớm có những quan tâm nhất định đến hoạt động này cũng như các phương thức giải quyết nó thể hiện thông qua các quy định cụ thể trong nhiều văn bản pháp luật.
Khái niệm tranh chấp thương mại lần đầu tiên được quy định trong Luật Thương mại năm 1997 (Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế nàm 1994 và Nghị định số 116/1994/NĐ-CP chủ yếu liệt kê các tranh chấp được gọi là các tranh chấp kinh tế như tranh chấp về hợp đồng kinh tế, tranh chấp giữa công ty với thành viên công ty, thành viên công ty với nhau hoặc tranh chấp liên quan đến mua bán cổ phiếu, trái phiếu…). Tại Điều 238 Luật Thương mại quy định: tranh chấp thương mại là tranh chấp phát sinh do việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng trong hoạt động thương mại. Theo đó, nội hàm hoạt động thương mại theo quy định của Luật Thương mại năm 1997 rất hẹp so với quan niệm quốc tế về thương mại. Hoạt động thương mại chỉ bao gồm ba nhóm: hoạt động mua bán hàng hoá; cung ứng dịch vụ thương mại và các hoạt động xúc tiến thương mại (Khoản 2 Điều 5 Luật Thương mại 2005) Tranh chấp thương mại và hoạt động thương mại theo quy định của Luật Thương mại năm 1997 đã loại bỏ rất nhiều tranh chấp mà xét về bản chất thì các tranh chấp đó có thể được coi là các tranh chấp thương mại, vì vậy đã dẫn đến các xung đột pháp luật trong hệ thống pháp luật, giữa pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế, trong đó có cả những Công ước quốc tế quan trọng mà Việt Nam đã là thành viên (Công ước New York 1958) gây không ít những trở ngại, rắc rối trong thực tiễn áp dụng và chính sách hội nhập.
2. Trọng tài thương mại quốc tế
Trọng tài thương mại quốc tế là phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ các quan hệ Tư pháp quốc tế, nhất là các quan hệ thương mại quốc tế mà pháp luật cho phép giải quyết được bằng trọng tài. Theo phương thức này, các bên nhất trí thỏa thuận với nhau là sẽ đưa vụ tranh chấp ra giải quyết tại một cơ quan trọng tài nhất định nào đó.
Trọng tài không có thẩm quyền đương nhiên mà chỉ được giải quyết tranh chấp khi các bên có quyền và nghĩa vụ liên quan thỏa thuận chỉ định. Khi các bên thiết lập một thỏa thuận trọng tài thì nghĩa là họ đã trao thẩm quyền giải quyết tranh chấp cho trọng tài và tòa án không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đó trừ khi thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc bị hủy bỏ bởi chính các bên. Như vậy, thẩm quyền của trọng tài được xác lập trên cơ sở thỏa thuận trọng tài.
Luật Mẫu UNCITRAL về Trọng tài thương mại quốc tế năm 1985 định nghĩa thỏa thuận trọng tài tại Khoản 1, Điều 7 như sau: “1. Thỏa thuận trọng tài” là thỏa thuận mà các bên đưa ra trọng tài mọi hoặc các tranh chấp nhất định phát sinh hoặc có thể phát sinh giữa các bên về quan hệ pháp lý xác định, dù là quan hệ hợp đồng hay không phải là quan hệ hợp đồng. Thoả thuận trọng tài có thể dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thoả thuận riêng”.
Từ quy định trên, có thể thấy thỏa thuận trọng tài là sự thống nhất ý chí của các bên về việc giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng bằng phương thức trọng tài. Thỏa thuận này có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp và có thể dưới hình thức một điều khoản trong hợp đồng hoặc một thỏa thuận trọng tài riêng biệt.
Hay Công ước châu Âu về Trọng tài thương mại quốc tế năm 1961 có đưa ra định nghĩa tương tự: “Thỏa thuận trọng tài là một điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc thỏa thuận trọng tài, hợp đồng hoặc thoả thuận trọng tài được ký kết giữa các bên, hoặc được trao đổi qua thư từ, điện tín, hoặc các hình thức liên lạc bằng điện toán khác, và trong mối quan hệ giữa các quốc gia mà pháp luật không yêu cầu rằng một thoả thuận trọng tài phải được lập thành văn bản, bất kỳ thỏa thuận trọng tài nào cũng phải được ký kết theo đúng hình thức mà luật các nước này quy định”
Căn cứ tại Khoản 2 điều 3 Luật trọng tài thương mại Việt Nam quy định như sau
“2. Thoả thuận trọng tài là thoả thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng Trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh.”
Đây là một định nghĩa tương đối đơn giản, khái quát, từ đây có thể hiểu đơn giản : thỏa thuận trọng tài là sự thỏa thuận của các bên về một phương thức giải quyết các tranh chấp, có thể có trước hoặc sau khi tranh chấp xảy ra.
3. Nguyên tắc áp dụng luật của trọng tài thương mại
3.1. Chứng minh nội dung pháp luật cần áp dụng
Khi các bên, hoặc trọng tài đã xác định được một nguồn luật để điều chỉnh nội dung của quan hệ tranh chấp thì vấn đề đặt ra là ai, các bên hay trọng tài, có nghĩa vụ chứng minh nội dung của nguồn luật đó? Nếu như trong tố tụng tòa án, nghĩa vụ chứng minh pháp luật nước ngoài đã được quy định khá rõ ràng tại Điều 481 BLTTDS năm 2015 thì không phải như vậy đối với tố tụng trọng tài. Luật Trọng tài thương mại năm 2010 không có quy định nào về vấn đề này. Thông thường, trong luật cũng như trong thực tiễn xét xử tại rất nhiều nước trên thế giới, khi các bên được quyền chọn và đã chọn luật áp dụng thì chính các bên có nghĩa vụ chứng minh nội dung của nguồn luật đó. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng sẽ là không hợp lý khi buộc các bên chứng minh nội dung của nguồn luật áp dụng được xác định bởi hội đồng trọng tài.
3.2. Không áp dụng pháp luật mà các bên lựa chọn
Chúng ta biết rằng trong tố tụng tòa án, tòa án của một quốc gia có thể không áp dụng nguồn luật mà các bên lựa chọn hoặc được dẫn chiếu bởi quy phạm xung đột khi hậu quả của việc áp dụng pháp luật đó trái với trật tự công (hay các nguyên tắc cơ bản) của nước mình. Ở Việt Nam, khả năng loại trừ áp dụng pháp luật nước ngoài này được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 670 BLDS năm 2015. Tuy nhiên, liệu trọng tài thương mại quốc tế có phải tính đến trật tự công hay không? Luật Trọng tài thương mại năm 2010 của Việt Nam không có quy định về vấn đề này.
Thực tế cho thấy trong đa số các trường hợp trọng tài sẽ áp dụng luật mà các bên lựa chọn. Tuy nhiên, về mặt lý thuyết, liệu trọng tài có thể (và có nên quy định cho phép trọng tài) không áp dụng pháp luật mà các bên đã lựa chọn mà áp dụng một nguồn luật, hoặc một vài quy định trong nguồn luật của quốc gia khác, vì lý do tôn trọng trật tự công của quốc gia này không? Câu hỏi đáng được đặt ra khi mà pháp luật của các quốc gia có liên quan đến tranh chấp (đặc biệt nước nơi hợp đồng được thực hiện và nước nơi phán quyết có thể sẽ phải được xin công nhận và thi hành) có những quy định mệnh lệnh áp dụng bắt buộc. Đúng là trọng tài không có một hệ thống luật nội dung để dựa vào, hoặc để tuân thủ, trừ các quy định về tố tụng, và như vậy không phải tuân thủ các quy phạm mệnh lệnh về nội dung không nằm trong nguồn luật mà các bên đã lựa chọn.
4. Vụ việc tranh chấp
– Các bên:
+ Nguyên đơn: Nhà sản xuất Mỹ
+ Bị đơn: Chủ sở hữu bằng sáng chế Italia
– Các vấn đề được đề cập:
+ Luật áp dụng cho nội dung hợp đồng
+ Thông lệ thương mại quốc tế (Lex mercatoria)
+ Điều 13 Quy tắc của ICC
+ Luật của quốc gia có mối liên hệ mật thiết nhất vói hợp đồng
+ Công ước Rôme 1980
+ Áp dụng phối hợp các quy tắc luật xung đột
– Tóm tắt vụ việc:
Bị đơn, người sỏ hữu bằng sáng chế và Nguyên đơn, nhà sản xuất Mỹ, đã ký một hợp đồng cho phép Nguyên đơn độc quyền sản xuất và bán các thiết bị ở Mỹ và Canada dựa trên các bằng sáng chế và công nghệ của Bị đơn. Tranh chấp phát sinh khi Nguyên đơn tuyên bố Hợp đồng bị vi phạm và khỏi kiện Bị đơn đòi bồi thường những thiệt hại phát sinh. Bị đơn không thừa nhận việc vi phạm hợp đồng với lý do là Nguyên đơn không trả tiền mua quyền sử dụng sáng chế. Bị đơn cũng kiện lại đòi bồi thường thiệt hại.
Các bên đã đưa tranh chấp ra trọng tài ICC. Văn bản xác định thẩm quyền của trọng tài quy định uỷ ban trọng tài sẽ xác định luật áp dụng cho hợp đồng. Bị đơn yêu cầu áp dụng lex mercatoria, kể cả các nguyên tắc pháp lý chung và nguyên tắc công bằng ; trong khi đó, Nguyên đơn yêu cầu áp dụng luật của Mỹ và đặc biệt là luật bang Massachusetts, đồng thời dẫn chiếu lex mercatoria nếu cần thiết. Do các bên không thoả thuận được với nhau, Uỷ ban trọng tài đã phải giải quyết vấn đề này bằng một phán quyết từng phần.
Trong phán quyết từng phần dưới đây, uỷ ban trọng tài đã quyết định áp dụng luật của Mỹ và luật bang Massachusett bởi đó là luật của nơi có mối liên hệ mật thiết nhất với hợp đồng.
5. Phán quyết của trọng tài:
Mục IX Văn bản xác định thẩm quyền của trọng tài quy định uỷ ban trọng tài sẽ quyết định luật áp dụng cho vụ tranh chấp bằng một phán quyết từng phần, giông như Điều 32 Quy ưóc trọng tài liên vùng Thụy Sỹ. Trong khi đó, đoạn 3 Điều 13 Quy tắc ICC quy định nếu các bên không chỉ ra được luật áp dụng thì Uỷ ban trọng tài sẽ xác định luật áp dụng bằng các quy tắc luật xung đột, và đoạn 5 Điều 13 quy định trong mọi trường hợp, uỷ ban trọng tài phải xem xét cả các điều khoản hợp đồng và những tập quán thương mại liên quan.
Quy tắc ICC không buộc uỷ ban trọng tài phải chọn quy tắc luật của nơi tiến hành tô’ tụng trọng tài, trong vụ này là các quy tắc luật xung đột của Thụy Sỹ.
Theo thông lệ xét xử trọng tài hiện nay của ICC, để xác định luật áp dụng cho vụ tranh chấp, ưỷ ban trọng tài ICC có thể sử dụng phương pháp áp dụng tổng hợp các quy tắc luật xung đột của tất cả các quốc gia có liên quan đến tranh chấp.
Trong vụ này, các quốc gia liên quan đến tranh chấp là:
Thụy Sỹ, nơi tiến hành thủ tục tô’ tụng trọng tài
Hoa Kỳ nói chung và bang Massachusetts nói riêng, nước Nguyên đơn mang quốc tịch
Italia, nước Bị đơn mang quốc tịch.
Nếu Quy tắc luật xung đột của Mỹ được dùng để xác định luật áp dụng thì phải xem xét một số nhân tô’ sau khi xác định nơi có mô’i liên hệ mật thiết nhất với hợp đồng:
– Nơi ký kết hợp đồng
– Nơi đàm phán hợp đồng
– Nơi thực hiện hợp đồng
– Nơi có đối tượng chính của hợp đồng
– Nơi cư trú cố định, nơi cư trú thường xuyên, quốc tịch và nơi tiến hành hoạt động kinh doanh của các bên.
Theo Quy tắc luật xung đột của Italia, luật áp dụng là luật của nơi ký kết hợp đồng. Tuy nhiên, Italia đã phê chuẩn và thi hành Công ước EEC ngày 19 tháng 6 năm 1980 về luật áp dụng cho các nghĩa vụ hợp đồng. Công ước này công nhận nguyên tắc về luật của “nơi có môi hên hệ mật thiết nhất với hợp đồng”. Điều 4(2) Công ưóc EEC quy định nơi có “mốì Hên hệ mật thiết nhất” là nước cư trú thưòng xuyên của bên phải thực hiện “nghĩa vụ chính của hợp đồng”. Tuy nhiên, Điều 4(5) Công ước EEC quy đính Điều 4(2) không áp dụng khi xét trên mọi khía cạnh, hợp đồng có môì Hên hệ mật thiết nhất với một nước khác, không phải nơi cư trú thường xuyên của bên phải thực hiện nghĩa vụ chính của hợp đồng.
Quy tắc luật xung đột của Thụy Sỹ cũng thừa nhận việc áp dụng luật của nơi mối liên hệ mật thiết nhất với hợp đồng. Toà án Liên bang Thụy Sỹ đã cho rằng luật áp dụng là luật của nơi cư trú cố’ định hoặc nơi cư trú thường xuyên của người phải thực hiện nghĩa vụ chính của hợp đồng và trong hợp đồng này, về nguyên tắc thì nghĩa vụ chính là nghĩa vụ của bên phải thanh toán tiền mua quyền sử dụng sáng chế.
Mặc dù người phải thực hiện nghĩa vụ chính của Hợp đồng cư trú ỗ Italia, Hợp đồng lại có môì liên hệ mật thiết nhất với Mỹ, đặc biệt với bang Massachusetts vì Mỹ là nơi thực hiện và địa điểm của đôì tượng thực hiện chính của hợp đồng (vì việc sử dụng sáng chế được tiến hành ỏ Mỹ là chủ yếu).
Uỷ ban trọng tài cho rằng theo Quy tắc luật xung đột của Mỹ thì luật áp dụng cho vụ tranh chấp sẽ là luật Mỹ nói chung và luật bang Massachusetts nói riêng.
Trên cơ sỏ Công ước EEC và theo Quy tắc luật xung đột của Italia thì kết quả xác định luật áp dụng cũng tương tự .
Như vậy, trong vụ này, xét từ mọi khía cạnh thì thấy giải pháp chọn luật Mỹ và luật bang Massachusetts là đúng đắn nhất.
Mặt khác, Điều 13(5) Quy tắc ICC buộc Uỷ ban trọng tài phải xem xét cả các tập quán thương mại liên quan. Nguồn của lex mercatoria cũng là các tập quán thương mại và về cơ bản, lex mercatoria thường được áp dụng trong thương mại quốc tế.
Vì vậy, uỷ ban trọng tài quyết định như sau:
– Luật của Mỹ nói chung và luật bang Massachusetts nói riêng là luật áp dụng cho vụ tranh chấp và nếu cần thiết sẽ áp dụng cả lex mercatoria.
– Các chi phí, kể cả phí liên quan tới phán quyết tạm thòi này sẽ được xác định trong phán quyết cuối cùng.