1. Khái niệm về dịch vụ hàng hải
Dịch vụ hàng hải là dịch vụ vận chuyển đường biển. Những công ty về dịch vụ hàng hải sẽ nhận những hợp đồng ủy quyền của các công ty hay các đại lý khác về việc vận chuyển hàng hóa hay các công việc giao nhận hàng hóa bằng đường biển.
Các công ty hàng hải cũng cho thuê thuyền, hay các phương tiện vận chuyển và bốc dỡ hàng hóa trên biển, cho thuê các nhà kho để lưu trữ hàng hóa gần biển khi chuẩn bị vận chuyển hàng hóa.
2. Trách nhiệm của người vận chuyển trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
Trách nhiệm của người vận chuyển trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển (bao gồm cả hợp đồng vận chuyển theo chứng từ – còn gọi là Hợp đồng thuê tàu chợ và Hợp đồng thuê tàu chuyến).
Bộ luật Hàng Hải Việt Nam năm 2005 có quy định: Trách nhiệm của người vận chuyển phát sinh từ khi người vận chuyển nhận hàng tại cảng nhận hàng, được duy trì trong suốt quá trình vận chuyển và chấm dứt khi kết thúc việc trả hàng tại cảng trả hàng. Cụ thể các trách nhiệm của người vận chuyển là:
– Người vận chuyển phải chịu trách nhiệm đối với toàn bộ quá trình vận chuyển mặc dù toàn bộ hoặc một phần của việc vận chuyển được giao cho người vận chuyển thực tế thực hiện. Đối với phần vận chuyển do người vận chuyển thực tế thực hiện, người vận chuyển phải chịu trách nhiệm về các hành vi của người vận chuyển thực tế và của người làm công, đại lý của người vận chuyển thực tế đảm nhiệm trong phạm vi công việc được giao.
– Người vận chuyển thực tế, người làm công hoặc đại lý của người vận chuyển thực tế có quyền hưởng các quyền liên quan đến trách nhiệm của người vận chuyển quy định tại Chương này trong thời gian hàng hoá thuộc sự kiểm soát của họ và trong thời gian những người này tham gia thực hiện bất kỳ hoạt động nào được quy định tại hợp đồng vận chuyển hàng hoá.
– Các thoả thuận đặc biệt mà theo đó người vận chuyển đảm nhận những nghĩa vụ không được quy định hoặc từ bỏ những quyền được hưởng quy định tại luật hàng hải chỉ có hiệu lực đối với người vận chuyển thực tế nếu được người vận chuyển thực tế đồng ý bằng văn bản. Dù người vận chuyển thực tế đồng ý hoặc không đồng ý thì người vận chuyển vẫn bị ràng buộc bởi nghĩa vụ phát sinh từ các thoả thuận đặc biệt đó.
– Trong trường hợp cả người vận chuyển và người vận chuyển thực tế cùng liên đới chịu trách nhiệm thì được xác định theo mức độ trách nhiệm của mỗi bên.
3. Trọng tài thương mại quốc tế
Trọng tài thương mại quốc tế là phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ các quan hệ Tư pháp quốc tế, nhất là các quan hệ thương mại quốc tế mà pháp luật cho phép giải quyết được bằng trọng tài. Theo phương thức này, các bên nhất trí thỏa thuận với nhau là sẽ đưa vụ tranh chấp ra giải quyết tại một cơ quan trọng tài nhất định nào đó.
Trọng tài không có thẩm quyền đương nhiên mà chỉ được giải quyết tranh chấp khi các bên có quyền và nghĩa vụ liên quan thỏa thuận chỉ định. Khi các bên thiết lập một thỏa thuận trọng tài thì nghĩa là họ đã trao thẩm quyền giải quyết tranh chấp cho trọng tài và tòa án không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đó trừ khi thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc bị hủy bỏ bởi chính các bên. Như vậy, thẩm quyền của trọng tài được xác lập trên cơ sở thỏa thuận trọng tài.
Luật Mẫu UNCITRAL về Trọng tài thương mại quốc tế năm 1985 định nghĩa thỏa thuận trọng tài tại Khoản 1, Điều 7 như sau: “1. Thỏa thuận trọng tài” là thỏa thuận mà các bên đưa ra trọng tài mọi hoặc các tranh chấp nhất định phát sinh hoặc có thể phát sinh giữa các bên về quan hệ pháp lý xác định, dù là quan hệ hợp đồng hay không phải là quan hệ hợp đồng. Thoả thuận trọng tài có thể dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thoả thuận riêng”.
Từ quy định trên, có thể thấy thỏa thuận trọng tài là sự thống nhất ý chí của các bên về việc giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng bằng phương thức trọng tài. Thỏa thuận này có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp và có thể dưới hình thức một điều khoản trong hợp đồng hoặc một thỏa thuận trọng tài riêng biệt.
Hay Công ước châu Âu về Trọng tài thương mại quốc tế năm 1961 có đưa ra định nghĩa tương tự: “Thỏa thuận trọng tài là một điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc thỏa thuận trọng tài, hợp đồng hoặc thoả thuận trọng tài được ký kết giữa các bên, hoặc được trao đổi qua thư từ, điện tín, hoặc các hình thức liên lạc bằng điện toán khác, và trong mối quan hệ giữa các quốc gia mà pháp luật không yêu cầu rằng một thoả thuận trọng tài phải được lập thành văn bản, bất kỳ thỏa thuận trọng tài nào cũng phải được ký kết theo đúng hình thức mà luật các nước này quy định”
Căn cứ tại Khoản 2 điều 3 Luật trọng tài thương mại Việt Nam quy định như sau
“2. Thoả thuận trọng tài là thoả thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng Trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh.”
Đây là một định nghĩa tương đối đơn giản, khái quát, từ đây có thể hiểu đơn giản : thỏa thuận trọng tài là sự thỏa thuận của các bên về một phương thức giải quyết các tranh chấp, có thể có trước hoặc sau khi tranh chấp xảy ra.
4. vụ việc tranh chấp
– Các bên:
+ Nguyên đơn: Chủ hàng Việt Nam
+ Bị đơn: Công ty vận tải Singapore
– Các vấn đề được đề cập:
+ Không giao hàng/ làm mất hàng
+ Điều khoản miễn trách nhiệm
+ Quyền khởi kiện trong tranh chấp liên quan đến hợp đồng vận chuyển hàng hoá bán theo điều kiện C&F
– Tóm tắt vụ việc:
Ngày 27 tháng 11 năm 1997, Nguyên đơn (một công ty Việt Nam) ký một hợp đồng mua bán với công ty Angiêri (Người mua) theo đó Nguyên đơn bán cho Người mua 10.000 MT gạo trắng hạt dài ± 5% theo điều kiện C&F một cảng Angiêri do Người mua lựa chọn. Điều 18 quy định trị giá mỗi lần giao hàng sẽ đóng góp vào việc trả khoản nợ mà Chính phủ Việt Nam nợ Chính phủ Angiêri theo một Thoả thuận chính phủ năm 1995 giữa hai nước này. Phương thức thanh toán quy định trong hợp đồng là Nguyên đơn trình cho ngân hàng của mình (ngân hàng Việt Nam) các chứng từ chứng minh quyền sở hữu đôì với hàng hoá, sau đó các chứng từ này được ngân hàng Việt Nam chụyển cho ngân hàng Angiêri, nếu Người mua không có phản đốì gì thì Nguyên đơn sẽ được ngân hàng Việt Nam thanh toán tiền hàng theo hợp đồng mua bán sau khi có “thoả thuận cuốỉ cùng” giữa ngân hàng Việt Nam và ngân hàng Angiêri.
Thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng mua bán nói trên, ngày 5 tháng 1 năm 1998 Nguyên đơn ký kết hợp đồng vận chuyển với Bị đơn (một công ty vận tải đường biển Singapore). Thực chất Bị đơn không có tàu mà phải ký một hợp đồng thuê tàu trước đó với một chủ sở hữu tàu. Theo các điều khoản của hợp đồng vận chuyển, Bị đơn phải xếp 10.000 MT gạo đóng bao tại một cầu cảng an toàn ở thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, để vận chuyển đến và dỡ hàng tại Oran, Angiêri.
Hợp đồng vận chuyển quy định Bị đơn chỉ phải chịu trách nhiệm đối vổi các mất mát hoặc thiệt hại đốì với hàng hoá nếu các mất mát hoặc thiệt hại này do chủ tàu hoặc người quản lý không thực hiện sự mẫn cán hợp lý để tàu đủ khả năng đi biển và bảo đảm tàu được trang bị đầy đủ, có đủ nhân lực và được cung cấp đầy đủ nguyên vật liệu hoặc do hành vĩ hoặc lỗi của chủ tàu hoặc ngưồi quản lý của chủ tàu. Bị đơn không chịu trách nhiệm đối với các mất mát hoặc thiệt hại phát sinh từ bất kỳ nguyên nhân bất kỳ nào khác kể cả do lỗi của Thuyền trưỏng hoặc đoàn thuỷ thủ và một số người khác do Bị đơn (chủ tàu) thuê lên tàu hoặc trên bờ mà thông thường chủ tàu phải chịu trách nhiệm cho những hành động của họ hoặc do tình trạng không đủ khả năng đi biển của tàu khi bốc hàng hoặc khi bắt đầu hành trình hoặc tại bất kỳ thời điểm nào. Điều 18 Hợp đồng vận chuyển quy định “Sau khi hoàn thành việc xếp hàng tàu đi thẳng tới Angiêri với tốc độ có tính kinh tế và an toàn mà không được phép đổi hướng…”. Điều 22 hợp đồng này quy định
“700% cước vận chuyển phải được thanh toán trong vòng 5 ngày làm việc của ngân hàng trừ đi tiền hoa hồng vận chuyển kể từ khi Thuyền trưởng phát hành vận đơn”.
Hợp đồng quy định mọi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng vận chuyển sẽ được đưa ra Trọng tài Hồng Kông giải quyết theo luật Anh.
Tàu vào cảng thành phố Hồ Chí Minh ngày 12 tháng 1 năm 1998, hoàn thành việc xếp hàng và rời cảng ngày 20 tháng 1 năm 1998. Vận đơn dạng congenbill do Thuyền trưỏng phát hành và ký ngày 20 tháng 1 năm 1998 xác nhận tàu đã xếp 10.024 MT gạo Việt Nam loại trắng, hạt dài. Nguyên đơn đã thanh toán đủ 360.864 USD cước vào giữa tháng 1 năm 1998 trước thời hạn quy định tại hợp đồng vận chuyển.
Thông thường vổi chặng đường từ thành phố Hồ Chí Minh đến Angiêri tàu phải đi mất khoảng từ 3 đến 4 tuần. Nhưng hai tháng sau tàu vẫn chưa đến Angiêri, Nguyên đơn đã tiến hành điều tra xem tàu đang ở đâu. Theo các thông tin mà Nguyên đơn nhận được, tàu đã không thể quá cảnh qua Kênh Suez do Bị đơn không và/hoặc không đủ khả năng trả các lệ phí quy định tại Kênh Suez do có tranh chấp phát sinh từ hợp đồng thuê tàu giữa Bị đơn và chủ sở hữu tàu. Sau một thời gian bặt tin, ngày 16 tháng 7 năm 1998 tàu đến Gibralta, bị bắt giữ ở đây theo yêu cầu của ngân hàng nhận cầm cố của chủ tàu và bị bán với giá 1.400.000 USD. Số hàng hoá trên tàu đã bị dỡ xuống trước khi tàu đến Gibralta nhưng các chi tiết về việc dỡ và bán hàng không xác định được.
Căn cứ vào điều khoản trọng tài trong hợp đồng vận chuyển, Nguyên đơn khởi kiện đòi Bị đơn bồi thường 3.200.000 USD là trị giá số hàng theo Điều 4 Hợp đồng mua bán. Nguyên đơn đòi Bị đơn hoàn trả 288.820,80 USD là một phần tiền cưốc vận chuyển. Ngoài ra Nguyên đơn còn đòi Bị đơn phải chịu trách nhiệm cho mọi khiếu kiện hoặc bản án mà một bên thứ ba tiến hành chống lại Nguyên đơn phát sinh từ hoặc có liên quan đến sự mất mát/không giao hàng. Nguyên đơn cũng đòi bồi thường tiền lãi và các chi phí khác.
5. Phán quyết của trọng tài:
5.1. Về tư cách khởi kiện của Nguyên đơn:
Trên cơ sở các chứng cứ do Nguyên đơn cung cấp, Nguyên đơn là Người bán trong hợp đồng mua bán vổi Người mua Angiêri và là người thuê tàu trong hợp đồng vận chuyển. Việc thanh toán cho số gạo theo hợp đồng mua bán sẽ được thực hiện sau khi hàng được giao cho người mua và trị giá của lô hàng sẽ được dùng vào việc trả nợ của Chính phủ Việt Nam cho Chính phủ Angiêri. Do đó, Uỷ ban trọng tài quyết định rằng Nguyên đơn vẫn là người giữ vận đơn gốc và là chủ sỗ hữu của số hàng hoá tại thời điểm số hàng này bị mất. Vì vây Nguyên đơn có quyền kiện đòi thiệt hại do mất hàng hoá.
5.2. Về trách nhiệm đối với thiệt hại:
Các kết quả điều tra do Nguyên đơn cung cấp cho thấy số hàng hoá chưa từng được chỏ đến Angiêri và giao cho Người mua.
Theo Điều 13 Hợp đồng vận chuyển, BỊ đơn có nghĩa vụ đưa tàu đến thành phố Hồ Chí Minh, xếp hàng theo các điều kiện ghi trong hợp đồng vận chuyển và giao số’ hàng đó đến Oral, Angiêri. Điều 18 Hợp đồng quy định Bị đơn có nghĩa vụ cho tàu đi thẳng tới Angiêri không chậm trễ hay đổi hướng. Mặc dù không có chi tiết chính xác về việc hàng hoá trên tàu bị mất như thế nào nhưng có thể kết luận là Bị đơn đã vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng vận chuyển, mà cụ thể là vi phạm Điều 13 và Điều 18 do đã không đi đến Angiêri và giao hàng tại đây.
Đồng thòi, uỷ ban trọng tài đã yêu cầu Nguyên đơn giải trình theo Điều 2 Hợp đồng vận chuyển (quy định về trách nhiệm của bên vận chuyển). Nguyên đơn đã trả lời bằng bản fax ngày 16 tháng 11 năm 1999 cho rằng Bị đơn hoàn toàn không nhắc gì đến Điều 2 Hợp đồng vận chuyển trong giải trình của mình. Bản sao của bản fax này cũng đã được chuyển đến Bị đơn. Theo Điều 2, BỊ đơn có thể được miễn trách nếu chứng minh được rằng việc mất hàng hoá không xuất phát từ sự thiếu mẫn cán hợp lý để làm cho tàu có đủ khả năng đi biển và bảo đảm tàu có trang thiết bị đầy đủ, có đủ nhân lực và được cung cấp đủ nguyên nhiên liệu hoặc xuất phát từ hành vi hoặc lỗi cá nhân của BỊ đơn. uỷ ban trọng tài chấp nhận lập luận của Nguyên đơn cho rằng Điều 2 “chủ yếu là một điều khoản miễn trách, nghĩa vụ chứng minh về quyền hưởng miễn trách thuộc về Bị đơn. Để được miễn trách BỊ đơn phải chứng minh là việc mất mát hoặc thiệt hại của hàng hoá không phải do lỗi thiếu mẫn cán cần thiết của Bị đơn…”. Thực tế Bị đơn đã không trình bất kỳ chứng cứ nào về hoàn cảnh mất hàng. Do đó, uỷ ban trọng tài kết luận BỊ đơn không được quyền miễn trách theo Điều 2 Hợp đồng vận chuyển và phải chịu trách nhiệm trước Nguyên đơn do không chuyển và giao hàng theo các điều khoản của Hợp đồng vận chuyển.
5.3. Về thiệt hại:
Nguyên đơn đã lập luận trên cơ sở Hợp đồng vận chuyển rằng:
“Biện pháp thông thường để tính thiệt hại do không giao hàng là trị giá của hàng hoá tại thời điểm và địa điểm mà đáng lẽ hàng phải được giao, trừ đi các chi phí mà đáng lẽ Nguyên đơn đã phải 4 năm 1998 chứ không phải là từ ngày 1 tháng 3 năm 1998 như Nguyên đơn yêu cầu. uỷ ban trọng tài cho rằng lãi suất 10% mà Nguyên đơn yêu cầu là cao nên chỉ chấp nhận lãi suất 9,5% trên số tiền hàng, uỷ ban trọng tài bác yêu cầu về tiền lãi trên các chi phí.
5.6. Các chi phí:
Vì khiếu kiện chính của Nguyên đơn đã được chấp nhận nên Nguyên đơn có quyền được bồi hoàn các chi phí bao gồm phí trọng tài và các chi phí cho Luật sư của LVN Group mà Nguyên đơn đã bỏ ra để theo đuổi vụ kiện náy.